OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nữ phóng viên đầu tiên - Trần Nhật Vy - Ngữ văn 11 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên cho chúng ta thấy được một gương mặt xa lạ nhưng lại đóng góp rất nhiều cho nghệ thuật. Dòng thời gian đã bỏ qua công lao của Manh Manh nữ sĩ, nhưng chúng ta có thể biết đến bà qua tác phẩm của nhà báo Trần Nhật Vy. Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Nữ phóng viên đầu tiên - Trần Nhật Vy thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 dưới đây để tìm hiểu cụ thể hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Chúc các em học tốt!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trần Nhật Vy

a. Cuộc đời:

- Tác giả là Trần Nhật Vy, một nhà báo đầy tài năng.

- Tên thật của ông là Nguyễn Hữu Vang, sinh năm 1956 tại Đồng Tháp. 

- Ông là một nhà báo chuyên tìm hiểu về những nét văn hoá và lịch sử của Sài Gòn xưa cũ.

b. Sự nghiệp sáng tác

- Trần Nhật Vy là tác giả của nhiều bài báo và ký sự nổi tiếng.

- Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm về văn hoá của Sài Gòn như Từ Bến Nghé Tới Sài Gòn, Sài Gòn chốn chốn rong chơi, Văn chương Sài Gòn 1881-1924,...

1.1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên là một bài báo được viết dưới dạng ký sự. Tác phẩm được đăng tải trên Báo Tuổi Trẻ vào ngày 18/06/2015 bởi nhà báo Trần Nhật Vy. 

b. Bố cục văn bản:

- Phần 1 (Nói "Nữ phóng viên....cổ vũ cho nữ quyền): Tiểu sử của Manh Manh.

- Phần 2 (Bà Kiêm xuất hiện...phê bình, ghi chép): Những đóng góp của Nguyễn Thị Kiêm cho phong trào phụ nữ mới.

- Phần 3 (Còn lại): Ca ngợi của tác giả về nữ sĩ.

c. Tóm tắt tác phẩm

Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên kể về một người phụ nữ mới, một người phụ nữ mở đầu cho phong trào nữ quyền. Bà chính là Manh Manh nữ sĩ, một nhà báo nữ chân chính và ủng hộ nữ quyền. Trong hội Tao Đàn, bà là người mạnh mẽ ủng hộ cho nữ quyền và thơ mới, là người đại diện cho hết thảy những người phụ nữ trong xã hội mới. Những lời nói và ý kiến của bà được cả báo chí và người đọc đón nhận. Bà chính là người có đóng góp to lớn cho phong trào thơ mới. 

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Tiểu sử của Manh Manh

Manh Manh nữ sĩ

* Hoạt động chính của nhân vật:

- Bà tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh 1914, mất 2005

- Bà học Trường Trung học nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo.

- Bà làm phóng viên thường với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM.

- Bài thơ Tình già của bà được đăng báo và bà trở lên nổi tiếng.

- Bà ủng hộ phong trào Thơ mới, tham gia diễn thuyết và dần trở lên nổi tiếng.

 

* Lời nói, hành động

- Thể hiện tư tưởng dân chủ với những quan điểm mới về bình đẳng giới.

- Những tư tưởng đó dần được khai thông, nhiều phụ nữ An Nam đã đi ngược lại với những lễ giáo cũ trong xã hội, họ cũng đi học, đi làm, đi chơi, tự do như đàn ông.

=> Khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ với đàn ông trong xã hội.

 

* Ngoại hình nhân vật

- Một người thấp lùn;

- Dáng vẻ núc ních;

- Mặt má miếng bầu

- Môi nhọn như mỏ chim,

- Đôi mắt sáng ngời, thông minh…

=> Chân dung của bà được tái hiện một cách khách quan, đầy đủ. Bởi qua đó, ta nhận thấy bà là một người phụ nữ không xinh đẹp, dáng dấp cũng không tính là cao ráo mà như nhà báo Ngọa Long nhận xét bà là “phụ nữ trời bắt xấu”. Vẻ đẹp của bà không đến từ ngoại hình, mà nó đến từ tính cách, nhận thức, tư tưởng tiến bộ của bà về chủ nghĩa nữ quyền, về quyền bình đẳng vốn có mà phụ nữ nên có.

1.2.2. Những đóng góp của Nguyễn Thị Kiêm cho phong trào phụ nữ mới

- Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. 

+ Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... 

+ Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….

- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên khắc họa chân dung người nữ phóng viên, một nhà báo tài giỏi và có tầm ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ. Bà là người mở đường cho nữ quyền và thơ mới, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thông tin được trình bày rất rõ ràng, cụ thể.

- Ngôn từ mạch lạc, phổ thông dễ hiểu.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn về phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

 

Lời giải chi tiết:

Từ đầu thế kỉ XX, sự du nhập của hệ tư tưởng phương Tây ngày càng mạnh mẽ, trong đó là tư tưởng về nữ quyền. Bởi vậy, sự trỗi dậy của phụ nữ tiến bộ thời kì này là rất lớn. Khi họ nhận ra bản thân mình có thể làm được nhiều điều to lớn như đàn ông, mọi người xung quanh, họ đã tập trung để đòi quyền lợi cho mình. Đó là quyền lợi chính đáng và hợp pháp của phụ nữ mà bấy lâu nay vẫn bị bỏ qua. Họ khao khát được đi làm, được tự do cống hiến cho xã hội, sống đúng với bản chất và quyền lợi của mình, được hưởng đãi ngộ và những chính sách cần thiết. Để làm được điều đó, họ viết báo, làm thơ, biểu tình… để đòi quyền lợi cho chính mình. Trong đó phải kể đến là Manh Manh thi sĩ, người luôn đi đầu và có đóng góp to lớn cho phong trào nữ quyền này.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Nữ phóng viên đầu tiên - Trần Nhật Vy, các em cần:

- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả đạt được.

- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ, quan điểm của người viết.

- Thể hiện được thái độ, đánh giá đối với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.

Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên - Trần Nhật Vy Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên không chỉ là một kí sự về người phụ nữ hiện đại và tài năng. Bà có nhiều đóng góp cho tư tưởng và văn học Việt Nam. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn Nữ phóng viên đầu tiên - Trần Nhật Vy.

Hỏi đáp bài Nữ phóng viên đầu tiên - Trần Nhật Vy Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Nữ phóng viên đầu tiên - Trần Nhật Vy

Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên - Trần Nhật Vy cho ta thấy được vẻ đẹp của sự tài hoa của người con gái hiện đại, cũng là sự tiếc nuối của tác giả về một người phụ nữ giỏi giang. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF