OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tranh biện về một vấn đề trong đời sống - Ngữ văn 11 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Tranh biện về một vấn đề trong đời sống thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Mong rằng với hệ thống nội dung bài giảng rõ ràng, mạch lạc sẽ giúp các em hình thành kiến thức và kĩ năng tranh biện về một vấn đề cụ thể trong đời sống. Mời các em cùng tham khảo! Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

- Nêu được rõ ràng quan điểm (tán thành hay phản đối) về vấn đề tranh biện.

Đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để khẳng định quan điểm của mình và phản bác lại quan điểm của phía đối lập.

Thể hiện được sự tương tác tích cực trong nhóm để phát triển ý tưởng và luận điểm; biết lắng nghe và tôn trọng người tranh biện với mình.

Sử dụng giọng nói, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

1.2. Cách làm

1.2.1. Chuẩn bị tranh biện

* Lựa chọn đề tài

- Để cuộc tranh biện có ý nghĩa, gây được hứng thú, cần chọn vấn đề mang tính thời sự, thiết thực với đời sống và có những quan điểm tiếp cận trái chiều, đáp ứng được sự quan tâm, chờ đợi của người tham gia.

- Vấn đề tranh biện thường được phát biểu dưới hình thức một ý kiến, một nhận định; những người tham gia sẽ thể hiện quan điểm tán thành hay phản đối.

- Ví dụ:

+ Trí thông minh nhân tạo có thể quyết định tương lai của thế giới.

Du học sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt hơn.

Mạng xã hội là kênh giao tiếp tự do cho tất cả mọi người.

Cần phát triển hệ thống siêu thị để thay thế chợ truyền thống ở các thành phố lớn.

 

* Lập đội tham gia tranh biện

- Mỗi cuộc tranh biện thường có sự tham gia của hai đội, thể hiện quan điểm trái ngược nhau: một đội tán thành ý kiến, nhận định được nêu ra và một đội phản đối; mỗi đội có thể có 2 – 3 thành viên.

- Ngoài ra, cần có người điều hành và khán giả theo dõi, đánh giá, bình chọn.

 

* Nghiên cứu vấn đề đã lựa chọn và chuẩn bị ý kiến tranh biện

Mục đích của tranh biện là bảo vệ quan điểm của mình và bác bỏ quan điểm của phía đối lập. Để làm được điều đó, người tham gia tranh biện cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ vấn đề để nhận ra nguyên nhân xuất hiện những quan điểm khác biệt, đối lập.

- Dự kiến những lí lẽ có thể bị phản bác, suy đoán những lí lẽ mà phía đối lập có thể sử dụng để bảo vệ quan điểm của họ.

- Hình dung được rõ ràng nhiệm vụ của các đội trong tranh biện: trình bày thuyết phục các lí lẽ, bằng chứng của đội mình và trả lời những câu hỏi chất vấn; phản biện một cách sắc bén các lí lẽ, bằng chứng của phía đối lập, chú ý chất vấn xoay quanh những điểm cốt lõi.

 

* Tìm hiểu quy tắc tranh biện

Việc tranh biện phải được thực hiện trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Một số quy tắc cần tuân thủ:

- Bám sát vấn đề tranh biện;

- Thực hiện yêu cầu của người điều hành;

- Đảm bảo thời gian quy định cho mỗi lượt phát biểu;

- Không ngắt lời phía đối lập; không chỉ trích cá nhân, không sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, không nguỵ tạo bằng chứng...

1.2.2. Thực hành tranh biện

- Người điều hành nêu vấn đề, giới thiệu thành phần tham gia, nêu rõ mục đích, quy tắc tranh biện.

- Các đội tham gia tranh biện theo tiến trình như sau:

Tiến trình tranh biện

- Người điều hành tóm tắt các luận điểm chính về vấn đề tranh biện của phía tán thành và phía phản đối; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, bình chọn của khán giả về các nhóm tranh biện; nêu ý nghĩa của cuộc tranh biện; cảm ơn các nhóm tham gia tranh biện và khán giả theo dõi, đánh giá, bình chọn.

- Lưu ý: Khi trình bày ý kiến của mình, các bên tham gia tranh biện cần kết hợp ngôn ngữ với cử chỉ, điệu bộ để cuộc tranh biện thực sự sinh động, hấp dẫn.

1.2.3. Trao đổi, đánh giá

Có thể dựa vào các nội dung chính được gợi ý ở bảng sau để trao đổi, đánh giá về chất lượng của cuộc tranh biện và rút ra những kinh nghiệm cần thiết:

Trao đổi, đánh giá về chất lượng của cuộc tranh biện

ADMICRO

Bài tập minh họa

Viết bài tranh biện về đề tài: Trào lưu thịnh hành trong giới trẻ ngày nay.

 

Lời giải chi tiết

Chào cô và các bạn, hôm nay em mang đến một nội dung thảo luận khá thú vị, đó là trào lưu của giới trẻ trong xã hội hiện nay.

Sự phát triển vượt bậc của xã hội đã tạo ra nhiều loại hình thức giải trí khác nhau, thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ khiến chúng trở lên quan tâm, thích thú và học theo. Đó là điều mà em muốn nói đến trong bài thuyết minh của mình: trào lưu thịnh hành trong giới trẻ ngày nay và ảnh hưởng của nó.

Trước hết, ta cùng tìm hiểu trào lưu là gì? Trào lưu là những làn sóng, những hiện tượng xã hội nổi lên, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người trong xã hội. Nó có thể là những trào lưu về mạng xã hội, thời trang, ăn uống, dạo chơi… được nhiều người biết đến và làm theo, đặc biệt là giới trẻ. Họ thích các trào lưu, đam mê nó mà bỏ bê đi nhiều thứ khác xung quanh từ học tập, làm việc, gia đình… để chạy theo trào lưu.

Do quá đắm chìm vào mạng xã hội, nhiều bạn trẻ dần bị quấn theo những trào lưu trong đó. Có thể kể đến hiện nay như tik tok – một nền tảng đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ hiện nay. Họ đam mê những trend nhảy nhót, ăn uống, biến hình thành các nhân vật… trên đó và bắt chước theo. Họ mong chờ những video của mình được nhiều người biết đến, thả tim, like, comment… mà quên ăn, quên ngủ. Thậm chí nhiều người bỏ rất nhiều tiền ra để mua like, mua lượt tương tác với mong muốn thỏa mãn sự nổi tiếng ảo của mình. Hay việc đăng tải những bài viết, câu nói với nội dung không rõ ràng nhằm mục đích câu like, thu hút sự chú ý của mọi người… Đó đều là thực trạng của tình trạng chạy đua theo trào lưu hiện nay của giới trẻ. Họ vì để thỏa mãn bản thân mà sẵn sàng hạ gục, phỉ báng người khác một cách không thương tiếc, bởi vậy nó đã kéo theo nhiều hậu quả đáng tiếc.

Vậy nguyên nhân nào cho thực trạng này? Thường thì nó xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của bản thân các bạn trẻ khi họ quá muốn thể hiện và khoe khoang bản thân mình một cách thái quá. Hay có những người họ muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến và tung hô, vì vậy họ chạy theo các trào lưu một cách mù quáng và thiếu sáng suốt. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa chúng ta có thể kể đến là do thiếu sự quan tâm từ gia đình, người thân. Họ không nhận ra sự thay đổi trong tâm sinh lý của con họ và rồi những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Hiện tượng này luôn mang đến những hậu quả nặng nề và đánh thẳng vào giới trẻ. Chúng tiêu tốn thời gian, tiền bạc vào những thứ vô nghĩa, bỏ bê việc học hành dẫn đến đạt kết quả xấu. Hơn nữa, hậu quả nặng nề của những trào lưu này chính là có thể hình thành nên những suy nghĩ, hành động tiêu cực trong các bạn trẻ khi họ không thỏa mãn được nhu cầu của mình và trở lên nhạy cảm với cuộc sống xung quanh.

Bởi vậy, mỗi bạn trẻ cần phải tỉnh táo, sáng suốt trong quá trình sử dụng mạng xã hội. Cần đặt ra những giới hạn cho bản thân như thời gian xem, những cái được phép xem… nhằm đưa bản thân vào một khuôn khổ nhất định để không bị quá xa đà. Đồng thời, giới trẻ cũng cần phải tự tạo cho mình một lối sống lành mạnh, tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các hoạt động có đóng góp trực tiếp cho cộng đồng, xã hội để bản thân được cảm thấy thoải mái và thư thái hơn.

Làm được những điều đó không chỉ giúp bạn thỏa mãn được đam mê của chính bản thân mình mà còn xây dựng một đời sống tinh thần vững chắc, lành mạnh và tỉnh táo trước những cám dỗ của xã hội.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày của em về hiện tượng này, rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn để bài tranh luận của em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn ạ.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Tranh biện về một vấn đề trong đời sống, các em cần:

- Vận dụng các kỹ năng tìm hiểu về một vấn đề trong đời sống.

- Nắm được cách tranh biện về một vấn đề cụ thể.

Soạn bài Tranh biện về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Tranh biện về một vấn đề trong đời sống sẽ giúp các em hiểu và hình thành kĩ năng tranh biện về một vấn đề cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài chi tiết Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

Hỏi đáp bài Tranh biện về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF