OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Hỏi đáp Sự phát triển các hình thái tiền tệ

Banner-Video
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Danh sách hỏi đáp (3 câu):

Banner-Video
  • 1) Thị trường có bốn chủ thể cung cấp cùng một loại sản phẩm với số lượng tương đương nhau. A làm ra một hàng hóa mất 1 giờ, B mất 2 giờ, C mất 3 giờ, D mất 4 giờ. Hỏi thời gian lao động cần thiết để làm ra một sản phẩm?

     

    2) Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa B là 6 giờ, thời gian sản xuất hàng hóa A là 3 giờ. Hỏi A và B sẽ trao đổi trên thị trường theo tỷ lệ nào?

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Việc chuyển từ loại tiền có giá trị thực sang tiền quy ước được xem là 1 bước phát triển vì
    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  •  
     
  • CÂU HỎI TRẮC NHIỆM
    1. Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW phải can thiệp bán ra nội tệ và mua vào ngoại tệ khi:
    a/ Nội tệ được định giá cao, tức tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng.
    b/ Nội tệ được định giá cao, tức tỷ giá cao hơn tỷ giá cân bằng.
    c/ Nội tệ được định giá thấp, tức tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng.
    d/ Nội tệ được định giá thấp, tức tỷ giá cao hơn tỷ giá cân bằng.
    2. Trong chế độ tỷ giá cố định, khi nội tệ được định giá thấp, NHTW phải:
    a/ Mua vào nội tệ và bán ra ngoại tệ.
    b/ Bán ra nội tệ và mua vào ngoại tệ.
    3. Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW phải can thiệp mua vào nội tệ và bán ra ngoại tệ khi:
    a/ Nội tệ được định giá cao, tức tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng.
    b/ Nội tệ được định giá cao, tức tỷ giá cao hơn tỷ giá cân bằng.
    c/ Nội tệ được định giá thấp, tức tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng.
    d/ Nội tệ được định giá thấp, tức tỷ giá cao hơn tỷ giá cân bằng.
    4. Trong chế độ tỷ giá cố định, khi nội tệ được định giá cao, NHTW phải:
    a/ Mua vào nội tệ và bán ra ngoại tệ.
    b/ Bán ra nội tệ và mua vào ngoại tệ.
    5. Trong chế độ tỷ giá cố định, khi NHTW phải can thiệp mua vào nội tệ và bán ra ngoại tệ, dẫn đến:
    a/ Tăng cung ứng tiền và lãi suất tăng.
    b/ Giảm cung ứng tiền và lãi suất tăng.
    c/ Tăng cung ứng tiền và lãi suất giảm.
    d/ Giảm cung ứng tiền và lãi suất giảm.
    6. Trong chế độ tỷ giá cố định, khi nội tệ được định giá cao, NHTW phải can thiệp trên FOREX:
    a/ Mua vào nội tệ, dẫn đến cung tiền giảm.
    b/ Bán ra nội tệ, dẫn đến cung tiền giảm.
    c/ Mua vào nội tệ, dẫn đến cung tiền tăng.
    d/ Bán ra nội tệ, dẫn đến cung tiền tăng.
    7. Trong chế độ tỷ giá cố định, khi nội tệ được định giá thấp, NHTW phải can thiệp trên FOREX:
    a/ Mua vào nội tệ, dẫn đến cung tiền giảm.
    b/ Bán ra nội tệ, dẫn đến cung tiền giảm.
    c/ Mua vào nội tệ, dẫn đến cung tiền tăng.
    d/ Bán ra nội tệ, dẫn đến cung tiền tăng.
    8. Trong chế độ tỷ giá cố định, khi tỷ giá thấp hơn mức cân bằng, để:
    a/ Nội tệ khỏi mất giá thì dự trữ ngoại hối phải tăng.
    b/ Nội tệ khỏi mất giá thì dự trữ ngoại hối phải giảm.
    c/ Nội tệ khỏi lên giá thì dự trữ ngoại hối phải tăng.
    d/ Nội tệ khỏi lên giá thì dự trữ ngoại hối phải giảm.
    9. Trong chế độ tỷ giá cố định, để nội tệ không bị giảm giá thì NHTW phải can thiệp khi:
    a/ Nội tệ được định giá thấp, dẫn đến dự trữ ngoại hối tăng.
    b/ Nội tệ được định giá cao, dẫn đến dự trữ ngoại hối tăng.
    c/ Nội tệ được định giá thấp, dẫn đến dự trữ ngoại hối giảm.
    d/ Nội tệ được định giá cao, dẫn đến dự trữ ngoại hối giảm.
    10. Trong chế độ tỷ giá cố định, khi tỷ giá cao hơn mức cân bằng, để:
    a/ Nội tệ khỏi mất giá thì dự trữ ngoại hối phải tăng.
    b/ Nội tệ khỏi mất giá thì dự trữ ngoại hối phải giảm.
    c/ Nội tệ khỏi lên giá thì dự trữ ngoại hối phải tăng.
    d/ Nội tệ khỏi lên giá thì dự trữ ngoại hối phải giảm.
    11. Trong chế độ tỷ giá cố định, để nội tệ không bị lên giá thì NHTW phải can thiệp khi:
    a/ Nội tệ được định giá thấp, dẫn đến dự trữ ngoại hối tăng.
    b/ Nội tệ được định giá cao, dẫn đến dự trữ ngoại hối tăng.
    c/ Nội tệ được định giá thấp, dẫn đến dự trữ ngoại hối giảm.
    d/ Nội tệ được định giá cao, dẫn đến dự trữ ngoại hối giảm.
    12. Trong chế độ tỷ giá cố định, nếu một quốc gia bị cạn kiệt dự trữ ngoại hối, thì nội tệ sẽ:
    a/ Bị lạm phát.
    b/ Bị thiểu phát.
    c/ Lên giá.
    d/ Giảm giá.
    13. Trong chế độ tỷ giá cố định, khi dự trữ ngoại hối của một quốc gia bị khánh kiệt do nỗ lực can thiệp nhằm duy trì đồng nội tệ:
    a/ Không bị lên giá, thì phải phá giá nội tệ.
    b/ Không bị lên giá, thì phải nâng giá nội tệ.
    c/ Không bị giảm giá, thì phải phá giá nội tệ.
    d/ Không bị giảm giá, thì phải nâng giá nội tệ.
    14. Trong chế độ tỷ giá cố định, khi NHTW không muốn can thiệp tăng thêm dự trữ ngoại hối nhằm duy trì đồng nội tệ:
    a/ Không bị lên giá, thì phải phá giá nội tệ.
    b/ Không bị lên giá, thì phải nâng giá nội tệ.
    c/ Không bị giảm giá, thì phải phá giá nội tệ.
    d/ Không bị giảm giá, thì phải nâng giá nội tệ.
    15. Trong chế độ tỷ giá cố định, quốc gia chịu thâm hụt cán cân thanh toán thường xuyên phải:
    a/ Tăng dự trữ ngoại hối và chịu áp lực phá giá nội tệ.
    b/ Tăng dự trữ ngoại hối và chịu áp lực nâng giá nội tệ.
    c/ Giảm dự trữ ngoại hối và chịu áp lực phá giá nội tệ.
    d/ Giảm dự trữ ngoại hối và chịu áp lực nâng giá nội tệ.
    16. Trong chế độ tỷ giá cố định, quốc gia có thặng dư cán cân thanh toán thường xuyên phải:
    a/ Tăng dự trữ ngoại hối và chịu áp lực phá giá nội tệ.
    b/ Tăng dự trữ ngoại hối và chịu áp lực nâng giá nội tệ.
    c/ Giảm dự trữ ngoại hối và chịu áp lực phá giá nội tệ.
    d/ Giảm dự trữ ngoại hối và chịu áp lực nâng giá nội tệ.
    17. Dự trữ ngoại hối:
    a/ Tăng khi BOP thâm hụt.
    b/ Tăng khi BOP thặng dư.
    c/ Giảm khi BOP thâm hụt.
    d/ Giảm khi BOP thặng dư.
    18. Quốc gia có BP thặng dư không muốn đồng tiền của mình lên giá bởi vì:
    a/ Làm giảm sự giàu có của quốc gia.
    b/ Làm tăng lạm phát nội tệ.
    c/ Làm tổn thương các doanh nghiệp nội địa do hàng ngoại trở nên rẻ hơn.
    d/ Làm tổn thương người tiêu dùng nội địa do hàng ngoại trở nên đắt hơn.
    19. Trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết ngày nay, quốc gia có thâm hụt BP thường không sẵn sàng để nội tệ giảm giá vì có thể kích thích lạm phát và:
    a/ Làm cho hàng nội trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng nội.
    b/ Làm cho hàng nội trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng ngoại.
    c/ Làm cho hàng ngoại trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng nội.
    d/ Làm cho hàng ngoại trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng ngoại.
    20. Quốc gia có thặng dư BOP thường không muốn nội tệ:
    a/ Lên giá vì làm cho hàng hóa XK trở nên đắt hơn.
    b/ Lên giá vì làm cho hàng hóa XK trở nên rẻ hơn.
    c/ Giảm giá vì làm cho hàng hóa XK trở nên đắt hơn.
    b/ Giảm giá vì làm cho hàng hóa XK trở nên rẻ hơn.
    21. Quốc gia có thâm hụt BOP thường không muốn nội tệ:
    a/ Lên giá vì làm cho hàng hóa NK trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng nội.
    b/ Lên giá vì làm cho hàng hóa NK trở nên rẻ hơn đối với người tiêu dùng nội.
    c/ Giảm giá vì làm cho hàng hóa NK trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng nội.
    d/ Giảm giá vì làm cho hàng hóa NK trở nên rẻ hơn đối với người tiêu dùng nội.
    22. Hàng hóa XK trở nên đắt hơn ở nước ngoài và hàng hóa NK trở nên rẻ hơn ở trong nước đối với quốc gia:
    a/ Có thặng dư BOP và nội tệ giảm giá.
    b/ Có thặng dư BOP và nội tệ lên giá.
    c/ Có thâm hụt BOP và nội tệ giảm giá.
    d/ Có thâm hụt BOP và nội tệ lên giá.

    23. Quốc gia có thặng dư BOP thường không muốn nội tệ lên giá bởi vì:
    a/ Làm cho hàng hóa XK trở nên đắt hơn ở nước ngoài và hàng hóa NK trở nên rẻ hơn ở trong nước.
    b/ Làm cho hàng hóa XK trở nên đắt hơn ở nước ngoài và hàng hóa NK trở nên đắt hơn ở trong nước.
    c/ Làm cho hàng hóa XK trở nên rẻ hơn ở nước ngoài và hàng hóa NK trở nên rẻ hơn ở trong nước.
    d/ Làm cho hàng hóa XK trở nên rẻ hơn ở nước ngoài và hàng hóa NK trở nên đắt hơn ở trong nước.
    24. Hàng hóa NK trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng nội và kích thích lạm phát đối với quốc gia:
    a/ Có thặng dư BOP và nội tệ giảm giá.
    b/ Có thặng dư BOP và nội tệ lên giá.
    c/ Có thâm hụt BOP và nội tệ giảm giá.
    d/ Có thâm hụt BOP và nội tệ lên giá.
    25. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1997, tài khoản vãng lai của Thái Lan bị thâm hụt nghiêm trọng cùng với hệ thống tài chính nước này bị suy yếu, nên các nhà đầu cơ đã kỳ vọng chính phủ Thái Lan sẽ:
    a/ Áp đặt kiểm soát vốn.
    b/ Nâng giá đồng baht.
    c/ Phá giá đồng baht.
    d/ Mua vét USD trên thị trường.
    26. Trong chế độ tỷ giá cố định, nếu nội tệ bị định giá quá cao khiến cho các nhà đầu cơ vào cuộc:
    a/ Hãy nêu quy trình đầu cơ.
    b/ Ngoài giải pháp phá giá nội tệ, chính phủ có thể áp dụng những biện pháp nào khác để đối phó với đầu cơ. Hãy nêu ưu nhược điểm của từng chính sách.
    27. Trong những năm đầu 1970 đã xảy ra:
    a/ BOP của Mỹ thặng dư do USD được định giá cao và DEM định giá thấp.
    b/ BOP của Mỹ thặng dư do USD được định giá thấp và DEM định giá cao.
    c/ BOP của Mỹ thâm hụt do USD được định giá thấp và DEM định giá cao.
    d/ BOP của Mỹ thâm hụt do USD được định giá cao và DEM định giá thấp.
    28. Trong những năm 1970, đối phó với hiện tượng USD được định giá quá cao nhằm duy trì tỷ giá cố định và tăng dự trữ quốc tế, NHTW Đức đã thực hiện:
    a/ Mua USD, bán GBP.
    b/ Mua USD, bán DEM.
    c/ Mua DEM, bán GBP.
    d/ Mua DEM, bán USD.
    29. NHTW Đức tăng dự trữ quốc tế vào những năm đầu 1970 bởi vì đã:
    a/ Bán USD để ngăn cho DEM không bị giảm giá.
    b/ Bán DEM để ngăn cho DEM không bị giảm giá.
    c/ Bán DEM để ngăn cho DEM không bị lên giá.
    d/ Bán USD để ngăn cho DEM không bị lên giá.
    30. Từ khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ thì mối quan tâm đến:
    a/ BOP tăng lên, còn tỷ giá thì giảm xuống.
    b/ BOP tăng lên, và tỷ giá cũng tăng lên.
    c/ BOP giảm xuống, còn tỷ giá thì tăng lên.
    d/ BOP giảm xuống, và tỷ giá cũng giảm xuống.
    31. Để nội tệ không bị mất giá, NHTW phải áp dụng chính sách tiền tệ:
    a/ Thắt chặt để lãi suất nội tệ giảm.
    b/ Mở rộng để lãi suất nội tệ giảm.
    c/ Mở rộng để lãi suất nội tệ tăng.
    d/ Thắt chặt để lãi suất nội tệ tăng.
    32. Để nội tệ không bị lên giá, NHTW phải áp dụng chính sách tiền tệ:
    a/ Thắt chặt để lãi suất nội tệ giảm.
    b/ Mở rộng để lãi suất nội tệ giảm.
    c/ Mở rộng để lãi suất nội tệ tăng.
    d/ Thắt chặt để lãi suất nội tệ tăng.
    33. Khi NHTW không muốn nội tệ lên giá, thì phải bán nội tệ dẫn đến:
    a/ Dự trữ quốc tế giảm, tiền cơ sở tăng và gây áp lực lạm phát.
    b/ Dự trữ quốc tế giảm, tiền cơ sở giảm và gây áp lực lạm phát.
    c/ Dự trữ quốc tế tăng, tiền cơ sở tăng và gây áp lực lạm phát.
    d/ Dự trữ quốc tế tăng, tiền cơ sở giảm và gây áp lực lạm phát.
    34. Khi NHTW không muốn nội tệ giảm giá, thì phải mua nội tệ dẫn đến:
    a/ Dự trữ quốc tế giảm, tiền cơ sở tăng và gây áp lực tăng thất nghiệp.
    b/ Dự trữ quốc tế giảm, tiền cơ sở giảm và gây áp lực tăng thất nghiệp.
    c/ Dự trữ quốc tế tăng, tiền cơ sở tăng và gây áp lực tăng thất nghiệp.
    d/ Dự trữ quốc tế tăng, tiền cơ sở giảm và gây áp lực tăng thất nghiệp.
    35. Để nội tệ không lên giá và dẫn đến lạm phát khi NHTW tiến hành:
    a/ Mua nội tệ dẫn đến tăng dự trữ quốc tế và tăng tiền cơ sở.
    b/ Mua nội tệ dẫn đến giảm dự trữ quốc tế và giảm tiền cơ sở.
    c/ Bán nội tệ dẫn đến tăng dự trữ quốc tế và tăng tiền cơ sở.
    d/ Bán nội tệ dẫn đến giảm dự trữ quốc tế và giảm tiền cơ sở.
    36. Để nội tệ không lên giá và dẫn đến lạm phát khi NHTW tiến hành:
    a/ Mua ngoại tệ dẫn đến tăng dự trữ quốc tế và tăng tiền cơ sở.
    b/ Mua ngoại tệ dẫn đến giảm dự trữ quốc tế và giảm tiền cơ sở.
    c/ Bán ngoại tệ dẫn đến tăng dự trữ quốc tế và tăng tiền cơ sở.
    d/ Bán ngoại tệ dẫn đến giảm dự trữ quốc tế và giảm tiền cơ sở.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF