OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả


Nhằm mục đích cung cấp thêm tài liệu cho các em học sinh học tập và rèn luyện HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh và quý thầy cô tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ với lí thuyết và bài tập minh họa bám sát chương trình SGK. Mời các em và quý thầy cô cùng tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuyển động tự quay quanh trục

- Hướng chuyển động: Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
- Trục quay của Trái Đất: ngiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Thời gian tự quay một vòng quanh trục: 24 giờ.

1.2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

1.2.1. Sự luân phiên ngày đêm

- Nguyên nhân: Do Trái Đất dạng hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Do đó, nửa được chiếu sáng sẽ là ban ngày, nửa bị che khuất nằm trong bóng tối là ban đêm.
- Biểu hiện: Nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
1.2.2. Giờ trên Trái Đất

- Người ta chia Trái Đất thành 24 múi giờ (khu vực giờ).
 - Mỗi khu vực có một giờ riêng, đó là giờ khu vực.
 - Khu vực giờ có đường kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ số 0. Giờ tính theo giờ gốc là giờ GMT.
 - Kinh tuyến 1800 là đường đổi ngày quốc tế.
 - Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
1.2.3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể di chuyển trên bề mặt trái đất
- Do sự vận đông tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
- Biểu hiện: Nhìn xuôi theo hướng chuyển động:
+ Ở nửa cầu Bắc vật bị lệch bên phải chiều chuyển động.
+ Ở nửa cầu Nam, vật bị lệch bên Trái theo chiều chuyển động.

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Chuyển động tự quay quanh trục

Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định:

 + Cực Bắc, cực Nam và trục của Trái Đất.

+ Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Cho biết thời gian Trái Đất quay một vòng quanh trục.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 6.1 và đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

- Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo.

- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất: từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).

- Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm).

2.2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

1. Dựa vào hình 6.2, hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết vị trí điểm A có phải luôn là ban ngày, vị trí điểm B có phải luôn là ban đêm không? Tại sao?

- Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất.

2. Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 6.4, em hãy cho biết:

- Bề mặt Trái Đất được chia làm bao nhiêu múi giờ?

- Việt Nam thuộc múi giờ thứ mấy?

- Múi giờ nước ta muộn hơn hay chậm hơn so với giờ GMT?

- Múi giờ của các thành phố: Hà Nội, Oa-sinh-tơn (Washington), Mát-xcơ-va (Moscow) và Tô-ky-ô (Tokyo).

3. Quan sát hình 6.5 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết:

+ Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động theo hướng từ A đến B và từ C đến D bị lệch về phía bên trái hay bên phải so với hướng ban đầu?

+ Ở bán cầu Nam, vật chuyển động theo hướng từ E đến F và từ O đến P bị lệch về phía bên trái hay bên phải so với hướng ban đầu?

+ Rút ra kết luận về hướng lệch của các vật thể chuyển động ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam theo chiều kinh tuyến.

Phương pháp giải:

1. Dựa vào hình 6.2, 6.3 và đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

2. Quan sát hình 6.4 và đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

3. Quan sát hình 6.5 và đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

1. Sự luân phiên ngày đêm

- Điểm A không phải luôn là ban ngày và điểm B không phải luôn là ban đêm. Vì: Trái đất hình cầu và tự quay quanh trục nên mọi nơi trên Trái Đất đều đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.

- Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất:

+ Do Trái Đất hình cầu nên chỉ có 1 nửa được Mặt Trời chiếu sáng. Nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng là ban đêm.

+ Do Trái Đất luôn vận động tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối => Sự luân phiên ngày đêm.

2. Giờ trên Trái Đất

- Bề mặt Trái Đất được chia làm 24 múi giờ.

- Việt Nam thuộc múi giờ thứ 7.

- Múi giờ nước ta sớm hơn so với giờ GMT.

- Múi giờ của thành phố:

+ Hà Nội: 7.

+ Oa-sinh-tơn (Washington): -5.

+ Mát-xcơ-va (Moscow): 3.

+ Tô-ky-ô (Tokyo): 9.

3. Sự lệch hướng chuyển động

- Ở bán cầu Bắc, vật chuyển đổng theo hướng từ A đến B và từ C đến D bị lệch về phía bên phải so với hướng ban đầu.

- Ở bán cầu Nam, vật chuyển động theo hướng từ E đến F và từ O đến P bị lệch về phía bên trái so với hướng ban đầu.

- Theo chiều kinh tuyến, vật thể chuyển động sẽ bị lệch về bên phải ở bán cấu Bắc và lệch về bên trái ở bán cầu Nam so với hướng chuyển động ban đầu.

ADMICRO

Luyện tập

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được các yêu cầu sau:+ Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
+ Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.
+ Nhận biết được giờ địa phương, giờ khu vực.
+ So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
+ Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 131 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 131 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 131 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 21 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 21 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 21 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 22 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 22 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6 trang 22 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 7 trang 23 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8 trang 23 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9 trang 24 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF