OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ


HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh lớp 6 tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, được HOC247 biên soạn và tổng hợp với phần tóm tắt lí thuyết và bài tập minh họa chi tiết cụ thể. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ

a. Kí hiệu bản đồ.

- Là các dấu hiệu quy ước thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Kí hiệu bản đồ rất đa dạng.

- Ba loại kí hiệu thường dùng: đường, điểm và diện tích.

b. Bảng chú giải

- Dùng để giải thích các kí hiệu.

- Thường được bố trí ở phía dưới hoặc khu vực trống trên bản đồ.

1.2. Đọc một số bản đồ thông dụng

Cách đọc bản đồ

- Đọc tên các bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ thể hiện.

- Biết tỉ lệ bản đồ thể hiện có thể đo tính khoảng cách giữa các đối tượng.

- Đọc kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ.

- Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.

- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.

1.3. Tìm đường đi trên bản đồ

- Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.

- Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đich.

- Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế.

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ

Câu 1

Hãy kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu điểm, đường, diện tích.

Hướng dẫn giải:

Nghiên cứu thông tin trong SGK, kể tên các đối tượng địa lí.

Lời giải chi tiết:

- Kí hiệu điểm: các điểm dân cư, các bãi tắm, cửa khẩu…

- Kí hiệu đường: đường hàng không, đường di chuyển của bão, dường di chuyển của gió mùa…

- Kí hiệu diện tích: đất feralit, bãi tôm, bãi cá….

Câu 2

Quan sát hai bảng chú giải ở hình 2, hãy:

- Cho biết bảng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên.
- Kể ít nhất ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính và ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản dồ tự nhiên.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 2, phân tích nội dung câu hỏi để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Hình 2 bên phải là của bản đồ hành chính; Hình 2 bên trái là của bản đồ tự nhiên.

- 3 đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính là: Thủ đô, thành phố, thị xã.

- 3 đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên là: phân tầng độ cao, phân tầng độ sâu, sông ngòi.

2.2. Đọc một số bản đồ thông dụng

a.Cách đọc bản đồ (SGK)
b.Đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính
- Quan sát bản đồ Tự nhiên thế giới trang 96 – 97, em hãy:
+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
+ Nêu tỉ lệ bản đồ.
+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện cho những đối tượng địa lí nào.
+ Kể tên ít nhất một dãy núi, đồng bằng, dòng sông lớn ở châu Mỹ.
- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam trang 110, em hãy:
+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
+ Nêu tỉ lệ bản đồ.
+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.
+ Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí của: Thủ đô, các thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh/thành phố nơi em sinh sống.

Hướng dẫn giải:

Quan sát bản đồ Tự nhiên thế giới trang 96 – 97 và bản đồ hành chính Việt Nam trang 110.

Lời giải chi tiết:

Bản đồ Tự nhiên thế giới trang 96 – 97:

- Nội dung: Bản đồ Tự nhiên thế giới. Lãnh thổ được thể hiện là toàn thế giới.

- Tỉ lệ bản đồ 1: 110 000 000

- Các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí: đầm lầy, hoang mạc, sa mạc, thềm băng, sông băng, sông hồ thác, núi lửa, san hô, độ cao đỉnh núi, độ sâu đại dương, phân tầng địa hình.

- Dãy núi ở Châu Mỹ: dãy Rooc-ky, dãy An đét. Đồng bằng A-ma-dôn, sông Mi-xi-xi-pi, sông A-ma-dôn...

Bản đồ hành chính Việt Nam trang 110:

- Nội dung: Bản đồ hành chính Việt Nam. Lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ là lãnh thổ Việt Nam.

- Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000

- Thủ đô: Hà Nội, các thành phố trực thuộc Trung ương: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM.

- Các kí hiệu trong bản đồ thể hiện những đối tượng địa lí: Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, tên tỉnh, ranh giới tỉnh, biên giới quốc gia, các tỉnh được đánh số trên bản đồ và các chữ cái viết tắt trên bản đồ.

2.3. Tìm đường đi trên bản đồ

1. Tìm trên bản đồ hình 3 các địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng.
2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng.

Hình 3. Một phần bản đồ du lịch thành phố Đà Lạt

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 3 Một phần bản đồ du lịch thành phố Đà Lạt, kết hợp kiến thức bản thân xác định các địa điểm.

Lời giải chi tiết:

1.

- Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt: nằm trên đường Yersin, cạnh hồ Hồ Xuân Hương và SVĐ trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.

- Ga Đà Lạt: Nằm giữa hai đường Nguyễn Trãi và Phạm Hồng Thái.

- Bảo tàng Lâm Đồng: Nằm cạnh đường Hùng Vương và Khe Sanh.

2.

- Đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt: đi đường Yersin ra đường Nguyễn Trãi. Trên trục đường Yersin - Nguyễn Trãi - Quang Trung, điểm ga Đà Lạt nằm ở phía tay phải.

- Đường đi từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng: Từ Ga Đà Lạt, ra đường Nguyễn Trãi. Giữa ngã tư Nguyễn Trãi - Yersin, rẽ vào đường Phạm Hồng Thái. Rẽ phải ở ngã ba đầu tiên, sau đó tiếp tục đi thẳng ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Hùng Vương.

ADMICRO

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Đọc được các kí hiệu và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
+ Biết đọc được bản đồ, xác định được vị trị của đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Biết tìm đường đi trên bản đồ.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 12 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 12 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 13 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 13 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 13 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 14 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF