OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới


Tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học tập bám sát nắm vững kiến thức chương trình bộ môn. Mời các em cùng quý thầy cô cùng tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự đa dạng của thế giới sinh vật.

- Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện qua sự phân bố của thực vật, động vật và vi sinh vật. Trong khí quyển các sinh vật như phấn hoa, bào tử, hạt cây, vi khuẩn,... tập trung ở tầng thấp của khí quyển, dưới đại dương sinh vật phân bố đến độ sâu gần 11 000 m. Trong lớp vỏ lục địa người ta tìm thấy những vi sinh vật sống dưới tầng đáy của lớp vỏ phong hóa.

1.1.1. Thực vật

- Khí hậu có vai trò chủ yếu trong sự hình thành các thảm thực vật.

+ Ở vùng khí hậu ôn đới lạng (thuộc đới ôn hòa) điều kiện nhiệt - ấm thuận lợi cho rừng là kim phát triển.

+ Vùng chí tuyến (thuộc đới nóng) là các hoang mạc và bán hoang mạc do khí hậu khô nóng quanh năm.

+ Từ vùng cực về xích đạo có các thảm thực vật đặc trưng như đài nguyên, rừng là kim, thảo nguyên, hoang mạc, xavan, rừng nhiệt đới...

+ Theo thống kê hiện nay có gần 300 000 loài thực vật đã được xác định trên thế giới.

1.1.2. Động vật

- Động vật có khả năng di chuyển để thích nghi với môi trường nên sự phân bố của động vật ít phụ thuộc vào khí hậu. Nhờ sự thích nghi cao với môi trường sống, động vật phân bố khắp các môi trường từ lục địa ở độ cao hơn 8000 m đến độ sâu khoảng 11000 m  ở đáy đại dương.

- Theo thống kê, hiện nay có khoảng 1,5 triệu loài động vật đã được biến đến trên thế giới.

1.2. Các đới thiên nhiên trên thế giới

- Khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành các đới thiên nhiên. Trên Trái Đất cps cáo đới thiên nhiên như đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh.

1.3. Rừng nhiệt đới

- Rừng nhiệt đới là kiểu hệ chuyển tiếp từ Xa-van cây bụi sang rừng rậm nhiệt đới ẩm (hay rừng mưa nhiệt đới) Rừng nhiệt đới được chia thành nhiều tầng khác nhau với thảm thực vật được cấu tạo thành một chiều thẳng đứng từ mặt đất đến tán rừng. Mỗi tầng bao gồm các loài động, thực vật khác nhau, thích nghi với điều kiện sống ở riêng tầng đó. Rừng nhiệt đới có nhiều loại như rừng nhiệt đới gió mùa, rừng mưa nhiệt đới, rừng xen cây rụng lá...

- Rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trên 18oC, tổng lượng mưa trong năm từ 1000 - 2000 mm/năm. Rừng thừng có 3 - 4 tầng cây. Các loài cây đặc trưng của rừng nhiệt đới là họ Vang, họ Đậu chiếm đa số thành phần loài.

- Rừng mưa nhiệt đới phân bố ở nơi có khí hậu đặc trưng nóng, ẩm, lượng mưa trung bình năm cao (trên 2000 mm). Rừng thường có 4 -5 tầng cây, xuất hiện xung quanh đường Xích đạo...

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Sự đa dạng của thế giới sinh vật

Dựa vào hình 20.3 em hãy xác định trên bản đồ các đới thiên nhiên trên thế giới.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 20.2

Hướng dẫn giải:

Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện qua sự phân bố của thực vật và động vật trên Trái Đất.

- Lục địa : Có rất nhiều loài động vật khác nhau ở trên đất liền. Các loài này có kích thước, chủng loại và số lượng khác nhau. Một số loài như : Hổ, báo, cáo, gấu, chuột, chim, ếch, rắn, mèo, .... 

- Đại dường : Biển và đại dương có rất nhiều loài sinh vật quý hiếm. Chủng tộc chính ở đại dương là các loài cá. Tuy nhiên vẫn còn nhiều loài động vật khác như : San hô, thủy tức, tôm, cua, sò,...

2.2. Các đới thiên nhiên trên thế giới

Dựa vào hình 20.3 em hãy xác định trên bản đồ các đới thiên nhiên trên thế giới.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 20.2

Hướng dẫn giải:

2.3. Rừng nhiệt đới

Dựa vào hình 20.4, em hãy nhận xét về các tầng cây của rừng mưa nhiệt đới.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 20.4

Hướng dẫn giải:

- Rừng mưa nhiệt đới được chia làm các tầng khác nhau, hay còn gọi là lớp, với thảm thực vật được cấu tạo thành một mô hình chiều dọc thẳng đứng từ mặt đất đến tán rừng: tầng cỏ quyết, tầng cây bụi, tầng cây gỗ cao trung bình từ 10-20m, tầng cây gỗ cao từ 30-40m. tầng cây vượt tán có độ cao từ 40m trở lên Mỗi tầng ba gồm các loài động, thực vật khác nhau thích nghi với điều kiện sống ở riêng tầng đó. 

ADMICRO

Luyện tập

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được các yêu cầu sau:

+ Nêu được ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và ở đại dương.
+ Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới.
+ Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 185 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 185 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 185 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 65 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 65 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 66 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 67 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 68 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF