OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử


Nhằm mục đích cung cấp thêm tài liệu học tập cho các em học sinh lớp 6. Hoc247 biên soạn và giới thiệu đến các em tài liệu học tập Lịch sử và Địa lí 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm vững ý nghĩa và nội dung của bài học. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô cùng tham khảo.

 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tư liệu hiện vật

-Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,… của những người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

-Ví dụ: Trống đồng Ngọc Lũ, Con rồng thời Lý, cột cờ Hà Nội, máy bay Mĩ bị ta bắn rơi,…

1.2. Tư liệu chữ viết

- Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư

1.3. Tư liệu truyền miệng

- Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác. 

1.4. Tư liệu gốc

-Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

- Ví dụ: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Quốc sử quán triều Nguyễn,…

*Giá trị của các nguồn tư liệu:

Dựa vào các nguồn tư liệu, mỗi nhà sử học thường chỉ có thể làm sáng tỏ được một phần lịch sử theo quan điểm của mình, vì vậy, chúng ta có thể bắt gặp nhiều cách lí giải khác nhau về cùng một sự việc trong quá khứ. Khi nào chính em tự mình lí giải sự việc đó dựa trên những chứng cứ khoa học có được là em đã sắp trở thành “nhà sử học” rồi đấy.

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

Các nhà sử học làm việc tương tự như những thám tử. Muốn dựng lại lịch sử, họ phải đi tìm các bằng chứng, tức là các tư liệu lịch sử. Hình ảnh dưới đây là một dạng tư liệu lịch sử. Quan sát hình ảnh, em nhận thấy những hoa văn trên mặt trống đồng miêu tả những gì? Qua đó, em có thể biết được gì về đời sống của người Việt cổ?

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình ảnh, nhận xét các đặc điểm của hoa văn trên mặt trống đồng có hình thù gì đặc trưng?

Lời giải chi tiết:

- Quan sát hình ảnh trống đồng, ta thấy những hoa văn miêu tả trên mặt trống, nổi bật ở giữa là Mặt trời với 14 cánh, xung quanh là hình ảnh con người đang giã gạo, đua thuyền và hình ảnh nhà ở, những dụng cụ lao động và sinh hoạt của người Việt cổ.

- Từ hình ảnh quan sát được trên mặt trống đồng cho thấy rằng, người Việt cổ là những người có cuộc sống tinh thần và vật chất vô cùng phong phú và đa dạng.

2.2. Tư liệu hiện vật

Thế nào là tư liệu hiện vật? Từ hình 2 và 3, em hãy kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết?

Hướng dẫn giải:

Xem lại kiến thức về tư liệu hiện vật, kết hợp với quan sát hình ảnh

Lời giải chi tiết:

-Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,… của những người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

-Ví dụ: Trống đồng Ngọc Lũ, Con rồng thời Lý, cột cờ Hà Nội, máy bay Mĩ bị ta bắn rơi,…

2.3. Tư liệu chữ viết

Đoạn tư liệu trên từ Di chúc Hồ Chí Minh cho em biết thông tin gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin đoạn tư liệu, phân tích xác định nội dung thông tin.

Lời giải chi tiết:

-Đoạn tư liệu trên thể hiện dự đoán của chủ tịch Hồ Chí Minh về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước nhất định thắng lợi và mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh là muốn đi từ Bắc đến Nam để thăm và chúc mừng đồng bào.

Câu 2

Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (hình 4) được coi là tư liệu chữ viết?

Hình 4. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội)

Hướng dẫn giải:

Xem lại kiến thức tư liệu hiện vật, kết hợp quan sát hình ảnh.

Lời giải chi tiết:

Bia Tiến sĩ ở Văn miếu được coi là tư liệu chữ viết bởi vì trên mặt các tấm bia sẽ ghi tên tuổi của các tiến sĩ, quê quán, năm sinh, năm đỗ tiến sĩ là một trong những tư liệu hiện vật thể hiện sự quan tâm và chú trọng vào việc đầu tư phát triển giáo dục và coi trọng nhân tài của Việt Nam từ thời xa xưa.

2.4. Tư liệu truyền miệng

Câu 1

Thế nào là tư liệu truyền miệng?

Hướng dẫn giải:

Xem lại kiến thức về tư liệu truyền miệng

Lời giải chi tiết:

- Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Câu 2

Hình 5 giúp em liên tưởng đến truyền thuyết nào trong dân gian

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình ảnh, liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Hình 5 là bức tranh miêu tả về truyền thuyết Thánh Gióng.

2.5. Tư liệu gốc

Em hiểu thế nào về tư liệu gốc? Nêu ví dụ cụ thể?

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức tư liệu gốc, liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

-Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

- Ví dụ: Tuyên ngôn độc lập (1945), Chiếu dời đô(1010), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Địa bạ triều Nguyễn, v.v...

ADMICRO

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản: Tư liệu hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc...
+ Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu trên.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 13 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 13 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 13 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 4 phần Luyện tập và vận dụng trang 13 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1.1 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.2 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.3 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.4 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 8 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 9 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 9 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 9 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 9 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF