OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X


Lịch sử và Địa lí 6 Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X SGK Chân trời sáng tạo là tài liệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ giới thiệu đến các em học sinh lớp 6, qua nội dung tài liệu giúp các em có thể khái quát, nắm rõ được các cuộc khởi nghĩa lịch sử, ý nghĩa và kết quả của các cuộc khởi nghĩa mang lại. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích được nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương

1.1.1. Họ Khúc xây dựng nền tự chủ

- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Nhân cơ hội đó, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng ở Hải Dương ngày nay đã đánh chiếm thành Đại La và tự xưng là Tiết độ sứ.

- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên thay. Trong 10 năm (907-917), chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, đặt nền móng cho chính quyền tự chủ của một nhà nước độc lập với phương Bắc.

1.1.2. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ

- Diễn biến:

+ Mùa thu năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc.

+ Dương Đình Nghệ xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh tại làng Ràng (Thiệu Dương, Thanh Hóa)

+ Năm 931, ông đem quân ra tấn công thành Đại La

+ Quân Nam Hán xin viện binh nhưng viện binh không kịp đến thì đội quân của Dương Đình Nghệ chiếm được Đại La, chủ động đón đánh quân tiếp viện do Trình Bảo cầm đầu

+ Quân Nam Hán đại bại, chủ tướng bị chém đầu.

- Kết quả:

+ Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

1.2. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- Tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền:

+ Điểm mạnh của kẻ thù: mạnh khi ở chiến thuyền, ta không phòng bị được trước.

+ Điểm yếu của kẻ thù: dễ thụ động, hoang mang, hoảng loạn, rối lòng quân khi gặp hiện tượng nào đó bị bất ngờ.

+ Thời điểm: Cuối năm 938, Lưu Hoàng Tháo đem thuyền chiến lăm le tiến vào bờ cõ nước ta

+ Địa điểm: Trên sông Bạch Đằng.

- Cách đánh:

+ Ngô Quyền sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trước của biển.

+ Khi quân giặc tiến vào, Ngô Quyền sẽ cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu cửa sông, nhử quân giặc vào bãi cọc ngầm.

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn, ta đem thuyền nhỏ ra đánh khiến quân giặc hoảng loạn nhảy xuống sông, Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc:

+ Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài.

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương

Câu 1

Việc nhà Đường công nhân chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện điều gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong bài học

Hướng dẫn giải:

Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện:

+ Nhà Đường phải buộc thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình.

+ Chế độ đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa.

Câu 2

Hãy cho biết những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để xây dựng nền tự chủ cho dân tộc.

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục Họ khúc xây dựng nền tự chủ, phân tích rút ra những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để xây dựng nền tự chủ cho dân tộc.

Hướng dẫn giải:

- Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để xây dựng nền tự chủ cho dân tộc:

+ Chủ trương:" Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui".

+ Tổ chức lại các đơn vị hành chính.

+ Bãi bỏ chính sách bốc lột của quan lại đô hộ.

+ Chiêu mộ thêm binh lính.

+ Chỉnh lại mức thuế, đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế.

=>Đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền tự chủ của một nhà nước độc lập với phương Bắc.

Câu 3

Dựa vào lược đồ 19.2 kết hợp với thông tin trong bài học, em hãy trình bày những điểm chính về diễn biến và kết quả chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong bài học

Hướng dẫn giải:

Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện:

+ Nhà Đường phải buộc thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình.

+ Chế độ đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa.

2.2. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 93

Dựa vào thông tin và các tư liệu bên dưới, em hãy:

- Tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền (nhận định điểm mạnh, điểm yếu của kẻ thù; địa điểm đón đánh; dự kiến về thời gian và cách đánh,…)

-Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong bài học tiến hành phân tích các ý chính lập sơ đồ tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền.

Hướng dẫn giải:

Tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền:

+ Điểm mạnh của kẻ thù: chiến thuyền to, hiện đại. Quân đông, được trang bị tinh nhuệ.

+ Điểm yếu của kẻ thù: dễ thụ động, hoang mang, hoảng loạn, rối lòng quân khi gặp hiện tượng nào đó bị bất ngờ

+ Thời điểm: Cuối năm 938, Lưu Hoàng Tháo đem thuyền chiến lăm le tiến vào bờ cõ nước ta

+ Địa điểm: Trên sông Bạch Đằng.

Cách đánh:

+ Ngô Quyền sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trước của biển

+ Khi quân giặc tiến vào, Ngô Quyền sẽ cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu cửa sông, nhử quân giặc vào bãi cọc ngầm

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn, ta đem thuyền nhỏ ra đánh khiến quân giặc hoảng loạn nhảy xuống sông, Lưu Hoằng Tháo tử trận.

Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc:

- Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài.

ADMICRO

 Luyện tập

Học xong bài này các em có thể:

+Trình bày được những nét chính về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương.
+ Mô tả được những nét chính của trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền
+ Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 99 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 99 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 59 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 59 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 60 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 61 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 61 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6 trang 62 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF