OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 11: La Mã cổ đại


Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 11: La Mã cổ đại SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ với nội dung kiến thức lí thuyết và bài tập minh họa chi tiết dễ hiểu giúp các em học sinh ôn tập rèn luyện nắm vững kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em học sinh. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Điều kiện tự nhiên

- Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-ly-a.

- Người La Mã cổ đại ban đầu ở vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng sông Pô và sông Ti-brơ thuận lợi cho việc trồng trọt.

- Miền Nam và đảo Xi-xin (Sicily) có những đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi.

- Trong lòng đất chứa nhiều đồng, chì, sắt nên các ngành thủ công nghiệp cũng rất phát triển.

- Bán đảo I-ta-ly có hàng nghìn km đường bờ biển, lại nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải, rất thuận lợi cho giao thương và các hoạt động hàng hải.

- Từ đây, người La Mã vừa có thể buôn bán khắp các vùng xung quanh Địa Trung Hải vừa dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới và quản lí hiệu quả cả đế chế rộng lớn.

1.2. Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại

- Từ một thành bang nhỏ bé ở miền trung bán đảo I-ta-ly, La Mã đã dần mở rộng lãnh thổ và trở thành một đế chế rộng lớn.

- Vào đầu thế kỉ II, lãnh thổ đế chế La Mã bao gồm toàn bộ các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, các vùng đất ven biển Đại Tây Dương và quần đảo Anh.

- Đầu thế kỉ VI TCN, La Mã thiết lập hình thức nhà nước cộng hòa không có vua, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ phải được bầu ra. Tuy nhiên, thực chất quyền lực nằm trong tay 300 thành viên của Viện Nguyên Lão, thuộc các gia đình giàu có ở La Mã.

- Từ năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. Cơ cấu nhà nước vẫn duy trì như thời cộng hòa nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực. Viện Nguyên Lão chỉ còn là hình thức. Nhà nước đế chế thực chất là nền dân chủ khoác áo cộng hòa.

1.3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Chữ viết: Hệ thống chữ cái La-tinh ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người Hy Lạp. Nó bao gồm 26 chữ cái, là nền tảng cho hơn 200 ngôn ngữ hiện nay. Người La Mã còn tạo ra hệ thống chữ số với 7 chữ cái cơ bản.

- Luật pháp: Hệ thống luật La Mã được coi là tiến bộ nhất thời cổ đại và trở thành nền tảng cho việc xây dựng luật pháp ở nước Âu – Mĩ sau này.

- Kiến trúc điêu khắc: xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga như Khải hoàn môn. Họ còn xây dựng được hệ thống cầu cống, đường xá,…

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nền văn minh La Mã?

Phương pháp giải:

Nghiên cứu kĩ thông tin mục điều kiện tự nhiên rút ra câu trả lời

Hướng dẫn giải:

- Người La Mã cổ đại ban đầu ở vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng sông Pô và sông Ti-brơ thuận lợi cho việc trồng trọt.

- Miền Nam và đảo Xi-xin (Sicily) có những đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi.

- Trong lòng đất chứa nhiều đồng, chì, sắt nên các ngành thủ công nghiệp cũng rất phát triển.

- Bán đảo I-ta-ly có hàng nghìn km đường bờ biển, lại nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải, rất thuận lợi cho giao thương và các hoạt động hàng hải.

2.2. Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại

Câu 1

Quan sát lược đồ 11.2, em hãy xác định địa bàn ban đầu của La Mã cổ đại và phạm vi lãnh thổ của La Mã thời đế chế.

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh

Hướng dẫn giải:

- Địa bàn ban đầu của La Mã cổ đại là một thành bang nhỏ ở miền Trung bán đảo Italia.

- Vào đầu thế kỉ II, lãnh thổ của đế chế La Mã bao gồm toàn bộ các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, các vùng đất ven bờ Đại Tây Dương và quần đảo Anh.

Câu 2

Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước đế chế ở La Mã cổ đại.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin phân tích nội dung câu hỏi để trả lời.

Hướng dẫn giải:

* Cơ cấu và tổ chức hoạt động của nhà nước đế chế ở La Mã cổ đại:

- Trước năm 27 TCN

+ Thiết lập nhà nước cộng hòa không có vua, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ phải được bầu ra.

+ Tuy nhiên, thực chất quyền lực nằm trong tay 300 thành viên của Viện Nguyên lão, thuộc các gia đình giàu có nhất của giới chủ nô La Mã.

- Từ năm 27 TCN về sau:

Từ năm 27 TCN, dưới thời Ốc-ta-vi-rút, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước Đế chế. Cơ cấu nhà nước vẫn duy trì như thời Cộng hòa, nhưng hoàng đế thâu tóm cả quyền lực. Viện nguyên lão chỉ còn là hình thức, không còn quyền hành trong thời kì đế chế.

2.3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Câu 1

- Hãy trình bày một thành tựu của người La Mã mà em ấn tượng nhất và lí giải sự lựa chọn đó.

Phương pháp giải:

quan sát hình ảnh, liên hệ thực tế.

Hướng dẫn giải:

-Thành tựu mà em thấy ấn tượng nhất của người La Mã đó là hệ thống chữ La-tinh, ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người Hy Lạp. Nó bao gồm 26 chữ cái và là nền tảng cho 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

Câu 2

Dựa vào bang 11.5, em hãy sử dụng chữ số La Mã để thực hiện phép tính sau đây: 350+270. Em có nhận xét gì về việc dùng chữ số La Mã để tính toán.

Kí tự

Giá trị

I

1 (một)

V

5 (năm)

X

10 (mười)

L

50 (năm mươi)

C

100 (một trăm)

D

500 (năm trăm)

M

1000 (một ngàn)

 

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng

Hướng dẫn giải:

- Phép tính 350+ 270 được viết như sau:

   CCCL + CCLXX = DCXX

Như vậy, việc dùng chữ La Mã để tính toán sẽ rắc rối hơn đối với những phép tính lớn hơn, chính vì thế chữ số thường vẫn được sử dụng phổ biến và thông dụng đối với tất cả các quốc gia.

ADMICRO

 Luyện tập

Sau bài học này, các em học sinh cần nắm được các yêu cầu sau:
+ Nêu và nhận xét được tác động về điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh La Mã
+ Trình bày được tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.
+ Nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của La Mã

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 36 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 36 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 36 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 36 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 37 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6 trang 37 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 11: La Mã cổ đại

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF