Hướng dẫn giải bài tập SGK Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) giúp các em nắm vững và củng cố kiến thức đã học.
-
Bài tập 1 trang 54 SGK Lịch sử 6
Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi?
-
Bài tập 2 trang 54 SGK Lịch sử 6
Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ thứ VI là gì?
-
Bài tập 3 trang 54 SGK Lịch sử 6
Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ thế kỉ I - thế kỉ VI
-
Bài tập 1.1 trang 55 SBT Lịch Sử 6
Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cách tổ chức bộ máy cai trị nước ta của phong kiến phương Bắc có điểm khác so với thời kì trước khởi nghĩa là :
A. đứng đầu các châu, quận là quan lại người Hán.
B. ở các huyện, Lạc tướng vẫn cai trị dân như cũ.
C. nhà Hán đưa người Hán sang cai trị trực tiếp các huyện.
D. ở các làng, xã vẫn sử dụng hệ thống chức sắc, chức việc người Việt.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 1.2 trang 55 SBT Lịch Sử 6
Nhà Hán giữ độc quyền về sắt, kiểm soát gắt gao việc chế tạo đồ sắt ở Giao Châu là vì:
A. Nghề buôn bán, rèn sắt đem lại nhiều lợi nhuận cho chính quyền đô hô.
B. Sắt là một mặt hàng quý hiếm thời bấy giờ.
C. nhằm ngăn chặn ý thức phản kháng của người Việt, hạn chế sự phát triển kinh tế ở Giao Châu.
D. tất cả các nguyên nhân trên.
-
Bài tập 1.3 trang 56 SBT Lịch Sử 6
Mặc dù bị cấm đoán, kiểm soát gắt gao nhưng nghề rèn sắt ở nước ta vẫn phát triển là do
A. yêu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành độc lập.
B. hệ thống chính quyền đô hộ quá lỏng lẻo, không có thực quyền.
C. các quan cai trị người Hán ngày càng bị Việt hoá, quyền lợi gắn bó với nhân dân
D. tất cả các lí do trên.
-
Bài tập 1.4 trang 56 SBT Lịch Sử 6
Có một loại vải nổi tiếng của người Giao Châu được gọi là "vải Giao Chỉ", đó là
A. vải lụa tơ tằm.
B. vải tơ chuối.
C. vải bông.
D. vải tơ tre.
-
Bài tập 1.5 trang 56 SBT Lịch Sử 6
Thời kì này, có nhiều thương nhân nước ngoài đến nước ta buôn bán, đó là
A. thương nhân Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ,...
B. thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản
C. thương nhân Ân Độ và các nước châu Âu.
D. thương nhân Mã Lai, Ấn Độ.
-
Bài tập 2 trang 56 SBT Lịch Sử 6
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước mỗi câu sau.
1. Đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành ba nước Nguỵ - Thục - Ngô (Tam quốc). Nhà Nguỵ đô hộ châu Giao và giữ nguyên tổ chức như cũ.
2. Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn cho người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện.
3. Thế lực phong kiến phương Bắc tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo phong tục, tập quán của người Hán.
4. Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đật các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
5. Do chính sách hạn chế của nhà Hán nên nền kinh tế Giao Châu không phát triển được.
-
Bài tập 3 trang 57 SBT Lịch Sử 6
Hãy nối các mốc thời gian ở cột I với nội dung ở cột II cho phù hợp?
Cột I:
1. Thế kỉ I (từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng)
2. Từ thế kỉ I
3. Thế kỉ III
4. Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI
Cột II:
a) Nhân dân vùng biển đã biết dùng lưới sắt để khai thác san hô
b) người ta đã tìm được nhiéu đổ săt nhu riu, mai, cuốc, kiếm, giáo, nồi gang, chân đèn,...
c) nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện
d) ở Giao châu, việc cày bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến
-
Bài tập 4 trang 57 SBT Lịch Sử 6
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta như thế nào ? có điểm gì khác trước ?
-
Bài tập 5 trang 57 SBT Lịch Sử 6
Những biểu hiện mới trong nông nghiệp ở Giao Châu thời kì từ thế kỉ I đến thế kỷ VI là gì?
-
Bài tập 6 trang 57 SBT Lịch Sử 6
Những biểu hiện mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp ở Giao Châu thời kì từ thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI là gì ?