OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Banner-Video
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

  • Câu 1:

    Cuộc cách mạng tư sản nào đã đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu?

    • A. Nội chiến ở Anh (thế kỉ XVII).
    • B. Đại cách mạng Pháp (thế kỉ XVIII).
    • C. Đấu tranh thống nhất nước Đức (thế kỉ XIX).
    • D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII).
  • Câu 2:

    Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản?

    • A. Giúp Nhật Bản được tránh nguy cơ xâm lược từ các nước thực dân phương Tây.
    • B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa tới sự xác lập của chế độ cộng hòa.
    • C. Thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ theo hướng tư bản chủ nghĩa.
    • D. Đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.
  •  
     
  • Câu 3:

    Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?

    • A. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công.
    • B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
    • C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
    • D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.
  • Câu 4:

    Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền vào thời gian nào?

    • A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.
    • B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
    • C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
    • D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.
  • ADMICRO
  • Câu 5:

    Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

    • A. Là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa.
    • B. Tạo cơ sở cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
    • C. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.
    • D. Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,…
  • Câu 6:

    Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc?

    • A. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.
    • B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.
    • C. Lực lượng lao động có những chuyển biến về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
    • D. Có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

    • A. Có khả năng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế ở các nước tư bản.
    • B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.
    • C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản.
    • D. Chỉ hình thành các liên kết ngang giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.
  • Câu 8:

    Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

    • A. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.
    • B. Xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
    • C. Có sức sản xuất cao dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
    • D. Các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
    • A. Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu.
    • B. Các thiết chế dân chủ vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn.
    • C. Phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống.
    • D. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn yếu kém.
    • A. Gia tăng tình trạng chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.
    • B. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.
    • C. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.
    • D. Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.
NONE
OFF