OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản


Thế nào là chủ nghĩa tư bản hiện đại? Những mặt thuận lợi cũng như khó khăn của chủ nghĩa tư bản hiện đại là gì? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được trình bày trong bài học dưới đây. HỌC247 hi vọng các em sẽ có thêm những kiến thức thú vị sau bài học này. Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học Bài 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức.

 

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

- Sau Cách mạng tư sản ở Anh và Pháp, chủ nghĩa tư bản đã lan rộng và được xác lập ở châu Âu. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu.

Sơ đồ sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

 

- Gần cuối thế kỉ 18, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu tại Anh và sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,... đã có những tác động lớn đến kinh tế và xã hội, thay đổi bộ mặt của các nước và khẳng định sự thành công của chủ nghĩa tư bản.

- Nửa sau thế kỉ thứ 19, các cuộc cách mạng tư sản khác tiếp tục diễn ra và đạt được thành công, bao gồm cuộc đấu tranh thống nhất Italia và Đức. Nhờ đó, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Lễ đăng quang Hoàng đế nước Đức thống nhất (1 - 1871) tại Pháp

1.2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

a. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa

- Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản dẫn tới việc tăng cường chính sách xâm lược và mở rộng thuộc địa.

- Cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, các nước tư bản chuyển qua giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường và thu lợi nhuận, điển hình như việc các nước đế quốc thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.

- Nước Anh được mệnh danh là "đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn" với diện tích lớn và dân số đáng kể trên toàn thế giới.

 

b. Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Trong nửa đầu thế kỉ XIX, các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ La-tinh đã phát triển phong trào đấu tranh giành độc lập và thành lập các quốc gia tư sản.

Lược đồ thuộc địa của các nước tư bản châu Âu ở khu vực Mỹ La-tinh và năm các thuộc địa giành được độc lập

- Ở châu Á, cuộc Duy tân Minh Trị đã đưa Nhật Bản từ một quốc gia phong kiến trở thành quốc gia tư bản chủ nghĩa. Cuộc cải cách này bao gồm nhiều lĩnh vực và đã giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Một con phố ở Nhật Bản cuối thế kỷ 19

- Ở Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ triều đại Mãn Thanh và chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế. Mặc dù cuộc cách mạng này không thực sự triệt tiêu giai cấp phong kiến, nhưng đã mở đường cho phát triển chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
- Trong thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới, cùng lúc đó thì các nước đế quốc cũng đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

Lược đồ các đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ 20

 

c. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

- Thời kỳ xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kỳ từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.

+ Việc sử dụng nguồn năng lượng mới và các thành tựu khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Quá trình cạnh tranh gắt gao đã dẫn đến sự phá sản của các xí nghiệp nhỏ và việc hình thành các tổ chức độc quyền.

- Các tổ chức độc quyền, như các-ten, xanh-đi-ca và tơ-rớt, đã chiếm ưu thế trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để tạo lợi nhuận cao.

- Các tổ chức độc quyền đã chi phối sự phát triển của nền kinh tế và chiếm một phần lớn các ngành công nghiệp và sản phẩm toàn cầu.

Tranh biếm họa về một công ty độc quyền dầu mỏ ở Mỹ (1904)

1.3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

a. Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại sử dụng cách mạng khoa học - công nghệ và lực lượng lao động lớn để phát triển sản xuất, đồng thời thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

 

b. Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Tiềm năng

- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, khoa học – công nghệ, quản lý và khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển.

- Chủ nghĩa tư bản tận dụng cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, khiến các nước tư bản phát triển trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới, với mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Thách thức

Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với những khó khăn và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội.

- Đầu tiên, các cuộc khủng hoảng kinh t­­­­­ế và tài chính toàn cầu vẫn tiếp diễn và gây ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm lạm phát và ô nhiễm môi trường.

- Thứ hai, vấn đề bất an và tệ nạn xã hội như tội phạm, bạo lực và phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại và làm gia tăng sự lo ngại của người dân.

- Thứ ba, chênh lệch giàu nghèo ngày càng sâu sắc và tạo ra tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Một phong trào như "99 chống lại 1" đã xuất hiện để phản đối sự tập trung tài sản ở tầng lớp giàu có. Các vấn đề này không chỉ tồn tại ở Mỹ mà còn lan rộng sang các nước tư bản chủ nghĩa khác.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em có suy nghĩ gì về phong trào “Chiếm lấy phố Uôn”?

 

Hướng dẫn giải:

“Chiếm lấy phố Uôn” hay còn gọi là phong trào “99 chống lại 1” là một phong trào xuất hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011. Tên của phong trào này nói lên rằng: 1% dân số Mỹ giàu có sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 99% dân số. 

Phố Uôn được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng và tiềm lực tài chính hùng hậu của giới tư bản Mỹ, đó là lý do mà người biểu tình chọn nơi đây để biểu thị thái độ phản kháng của mình. Từ đây, phong trào đấu tranh đang lan ra khắp nước Mỹ, thậm chí vươn sang bên kia bờ Đại Tây Dương. Nói cách khác, những cuộc biểu tình mà chúng ta đang thấy phản ánh sự bất bình đẳng xã hội và sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc trong lòng nước Mỹ.

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học này, các em sẽ rút ra được những điểm quan trọng như sau:

- Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

- Trình bày được quá trình hình thành mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

- Nêu được khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại, tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và hạn chế của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Vận dụng được những hiểu biết về lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Như vậy là các em đã xem qua bài giảng Bài 1 chương trình Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức. Để củng cố kiến thức bài học mời các em tham gia bài tập trắc nghiệm Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức Chủ đề 1 Bài 2.

  • Câu 1:

    Cuộc cách mạng tư sản nào đã đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu?

    • A. Nội chiến ở Anh (thế kỉ XVII).
    • B. Đại cách mạng Pháp (thế kỉ XVIII).
    • C. Đấu tranh thống nhất nước Đức (thế kỉ XIX).
    • D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII).
  • Câu 2:

    Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản?

    • A. Giúp Nhật Bản được tránh nguy cơ xâm lược từ các nước thực dân phương Tây.
    • B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa tới sự xác lập của chế độ cộng hòa.
    • C. Thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ theo hướng tư bản chủ nghĩa.
    • D. Đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.
  • Câu 3:

    Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?

    • A. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công.
    • B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
    • C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
    • D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Kết nối tri thức Chủ đề 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi mục 1 trang 13 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi mục 2a trang 14 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 2b trang 16 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 2b trang 16 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 2c trang 16 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 2c trang 16 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi mục 3a trang 17 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi mục 3b trang 18 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập trang 18 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 1 trang 18 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 2 trang 18 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 2 Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch Sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

NONE
OFF