OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945


Đến với Bài 7 Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945 thuộc chương trình Chân trời sáng tạo, các em học sinh lớp 11 sẽ có cơ hội tìm hiểu về các cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của người Việt và quá trình nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. HOC247 mới các em tham khảo nội dung chi tiết bài học dưới đây. Chúc các em học vui!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

a) Vị trí địa chiến lược của Việt Nam

- Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng trên đất liền và biển, nằm trên các trục giao thông quốc tế ở Đông Nam Á và Nam Á, từ Đông Bắc Á đến Ấn Độ Dương.
- Vị trí địa chiến lược này khiến Việt Nam trở thành địa bàn cạnh tranh và ảnh hưởng của các cường quốc trong và ngoài khu vực. Qua nhiều thời kỳ lịch sử, Việt Nam đã phải đối mặt với cuộc mở rộng từ phía Bắc xuống Nam và từ biển vào lục địa, cùng với việc tham gia nhiều cuộc chiến để bảo vệ Tổ quốc.

 

b) Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Vai trò: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống các cuộc chiến tranh của các nước lớn với những đạo quân xâm lược khổng lồ có vai trò đặc biệt trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử đã viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, mưu trí, sáng tạo của con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc, để lại nhiều kinh nghiệm và bài học lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

1.2. Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu

a) Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- Hoàn cảnh:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán.

+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta.

+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng

- Diễn biến chính:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm.

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn, Lưu Hoằng Tháo tử trận.

Lược đồ trận Bạch Đằng năm 938

- Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

Tượng Ngô Quyền tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

 

b) Kháng chiến chống quân xâm lược Tống

► Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 980 - đầu năm 981, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.

+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.

- Diễn biến chính:

+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.

+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.

Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981

- Kết quả: Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy. Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

 

► Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075 - 1077

- Hoàn cảnh:

+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn như ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phí bắc. Do đó, vua Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài, giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.

+ Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt.

- Chủ trương và hành động của nhà Lý:

+ Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc.

+ Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt:

+ Tháng 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.

+ Từ tháng 1 đến tháng 3/1077, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông, tấn công phòng tuyến Như Nguyệt nhưng thất bại.

+ Cuối tháng 3/1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông, bất ngờ đánh vào các doanh trại của quân Tống, khiến quân Tống thua to "mười phần chết đến năm, sáu".

+ Trước tình thế quân Tống đang hoang mang, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, chủ động kết thúc chiến tranh.

Lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Kết quả: Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nối lại bang giao hai nước.

 

c) Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Thế kỉ XIII, quân Mông - Nguyên đã ba lần xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1287 - 1288 và đều thất bại.

► Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1257 Mông Cổ cho quân áp sát vào biên giới Đại Việt. Ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng.

+ Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cho cả nước tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.

- Diễn biến:

+ Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt.

+ Ngày 17/1/1258, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) sau đó cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng

+ Trước thế mạnh của giặc Mông Cổ, nhà Trần quyết định rút khỏi Thăng Long, thực hiện kế sách "vườn không nhà trống". Quân Mông Cổ chỉ chiếm được Thăng Long trống rỗng nên lâm vào tình thế khó khăn

+ Ngày 28/1/1258, quân Trần tổ chức tấn công lớn ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua trận, phải rút chạy về nước.

Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258

- Kết quả: Thắng lợi.

 

► Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285

Hoàn cảnh:

+ Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Năm 1279 sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Nhà Nguyên tập trung lực lượng, ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

+ Năm 1282, Vua Trần tập trung hội nghị Bình Than. Năm 1285, triệu tập hội nghị Diên Hồng bàn kế đánh giặc. Trần Hưng Đạo được cử làm Quốc công tiết chế - Tổng chỉ huy lực lượng kháng chiến. Để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu binh lính, Hưng Đạo Vương viết Hịch Tướng Sĩ.

Diễn biến chính:

+ Tháng 1/1285, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân từ phía bắc, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ phía nam (Chăm-pa) tấn công Đại Việt.

+ Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Vạn Kiếp. Quân dân Nhà Trần thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” rút từ Thiên Long (Chí Linh, Hải Dương) về Thăng Long, sau đó tiếp tục lui về Thiên Trường (Nam Định).

+ Tháng 5/1285 quân Trần phản công, đánh bại quân địch ở Tây Kết (Thăng Long), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Thăng Long). Tiến về giải phóng kinh đô.

+ Toa Đô tử trận, Thoát Hoan chui ống đồng bắt quân lính khiêng chạy về nước...

Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285

- Kết quả: Cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

 

► Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288

- Hoàn cảnh:

+ Sau hai lần thất bại, vua Nguyên lại cử Thoát Hoan kép quân xâm lược Đại Việt một lần nữa.

+ Đoán được dã tâm và ý đồ xâm lược của nhà Nguyên, quân dân nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.

- Diễn biến:

Sơ đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288

Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288

- Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi

 

d) Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm năm 1785

- Hoàn cảnh: Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu. Lợi dụng cơ hội đó, cuối tháng 7/1784, vua Xiêm phái 5 vạn quân kéo vào Gia Định, chiếm đóng gần hết miền Tây Nam Bộ.

- Diễn biến chính:

+ Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang).

+ Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi đồng loạt tấn công.

Kết quả: Gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước. Quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

 

e) Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)

- Hoàn cảnh: Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.

- Diễn biến chính:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ Đêm 30 Tết Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.

+ Mùng 3 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội).

+ Rạng sáng mùng 5 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).

Lược đồ trận Ngọc Hồi – Đống Đa trong kháng chiến chống quân Thanh năm 1789

- Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

 

g) Nguyên nhân thắng lợi

► Nguyên nhân chủ quan

- Các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa, chống kẻ thù xâm lược. Vì thế đã huy động được sức mạnh toàn dân, hình thành thế trận "cả nước đánh giặc, toàn dân là lính".

- Truyền thống yêu nước và ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân Đại Việt là nhân tố quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Có sự lãnh đạo của vua và các tướng lĩnh quân sự mưu lược, tài giỏi, biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo truyền thống và nghệ thuật quân sự vào thực tiễn các cuộc kháng chiến.

 

► Nguyên nhân khách quan

- Những cuộc chiến tranh của các thế lực phong kiến vào Đại Việt là những cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa nên tất yếu dẫn đến thất bại.

- Các đội quân xâm lược thiếu sự chuẩn bị về hậu cần nên nhanh chóng rơi vào thế bất lợi.

1.3. Một số cuộc kháng chiến không thành công

a) Kháng chiến chống quân Triệu

- Nam Việt nhiều lần đem quân xâm lược Âu Lạc nhưng đều bị thất bại do An Dương Vương có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.

- Biết không thể chinh phục Âu Lạc bằng vũ lực, Triệu Đà dùng kế giảng hoà, đưa con là Trọng Thuỷ sang ở rể trong triều đình Âu Lạc. An Dương Vương mất cảnh giác, xa rời những người cương trực, tài giỏi, nội bộ Âu Lạc bất hoà.

- Năm 179 TCN, Triệu Đà bất ngờ tấn công đánh thẳng vào thành Cổ Loa, cuộc chiến đấu của An Dương Vương nhanh chóng thất bại. Âu Lạc rơi vào ách thống trị của Nam Việt.

 

b) Kháng chiến chống quân Minh

- Hoàn cảnh: Tháng 1/1406, lấy cớ “phù Trần, diệt Hồ”, hơn 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy tiến quân vào xâm lược Đại Ngu.

- Diễn biến chính:

+ Khi quân Minh tiến quân vào nước ta, nhà Hồ tổ chức chặn đánh giặc ở biên giới nhưng không thành, phải rút lui về bờ nam sông Hồng, sau đó tiếp tục rút về thành Đa Bang và Đông Đô để cố thủ.

+ Tháng 1/1407, quân Minh chiếm được thành Đa Bang, nhà Hồ buộc phải rút chạy về thành Tây Đô (Thanh Hóa).

+ Tháng 3/1407, quân Minh tấn công Tây Đô, nhà Hồ rút quân về Nghệ An.

+ Tháng 6/1407, Hồ Quý Ly và các con bị bắt.

Kết quả: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.

 

c) Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX

- Năm 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.

- Triều Nguyễn tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, do sai lầm trong đường lối kháng chiến và không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân nên nhà Nguyễn đã đi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng để mất nước vào tay thực dân Pháp.

Nội dung chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX

 

d) Nguyên nhân không thành công

- Các cuộc kháng chiến không thành công vì phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm có thực lực hùng hậu về mọi mặt.

- Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến (Hồ, Nguyễn).

- Sự chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy nêu lên những nguyên nhân khiến cho vua An Dương Vương rơi vào cảnh mất nước nhà tan.

 

Hướng dẫn giải:

- Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến bi kịch mất nước của An Dương Vương là do ông đã mất cảnh giác với kẻ thù.

+ Triệu Đà cầu hôn, An Dương Vương không suy tính trước sau mà đã vội gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy. An Dương Vương chỉ đơn giản nghĩ rằng, mối quan hệ này sẽ đảm bảo tình hòa hữu giữa hai nước. Nhà vua đâu biết, Triệu Đà vì vốn biết không thể vượt qua chín vòng thành Cổ Loa kiên cố, không có vũ khí lợi hại như An Dương Vương nên đã nghĩ kế trì hoãn bằng sách lược cầu hòa. Hắn còn tiếp tục kế sách của mình bằng cách cầu hôn Mị Châu cho con trai mình là Trọng Thủy.

+ Trước mưu sâu kế hiểm, An Dương Vương tỏ ra khá ngây thơ, không mảy may nghi ngờ. Nhà vua đã không phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, nhận lời gả con gái, tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ thù hoạt động gián điệp ngay trong hàng ngũ của mình.

+ Khi xây thành Cổ Loa, chế nỏ thần An Dương Vương biết lo xa, cảnh giác bao nhiêu thì sau khi thắng trận, nhà vua lại mất cảnh giác bấy nhiêu.

+ Sự mất cảnh giác của An Dương Vương cộng hưởng với sự mất cảnh giác của Mị Châu đã dẫn đến bi kịch mất nước. Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần mà hoàn toàn quên rằng Trọng Thủy chính là con trai của kẻ thù và hắn có thể là nội gián. Mị Châu đã vô tình tiết lộ bí mật quốc gia, tạo điều kiện để Trọng Thủy ăn trộm nỏ thần và mang nỏ thần về nước.

- Nguyên nhân thứ hai là do An Dương Vương đã quá chủ quan, khinh địch, ỷ lại vào vũ khí.

+ Trọng Thủy mang nó thần về nước, Triệu Đà cất binh sang xâm lược lần hai, An Dương Vương vẫn ung dung, điềm nhiên đánh cờ cười mà nói rằng: "Đà không sợ nỏ thần sao?".

+ Nhà vua, đến phút nguy cấp nhất vẫn không hề đưa ra kế sách đánh giặc mà còn ngây thơ tin tưởng vào sức mạnh vạn năng của nỏ thần. An Dương Vương đã đánh mất sự anh minh, sáng suốt của mình. Chiến thắng chỉ dựa vào vũ khí đơn thuần (lần thứ nhất) đã khiến nhà vua nảy sinh tâm lí chủ quan, ngủ quên trên chiến thắng. Chính vì sự chủ quan ấy nên An Dương Vương đã phải trả cái giá quá đắt: nước mất, nhà tan.

ADMICRO

Luyện tập Bài 7 Lịch sử 11 CTST

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

– Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam.

– Phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam. Trình bày được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả.

– Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược và nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử.

– Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

– Có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương và đóng góp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Lịch sử 11 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 7 Lịch sử 11 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi mục 1a trang 43 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 1b SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 2a trang 44 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 mục 2b trang 46 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 mục 2b trang 46 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 mục 2c trang 50 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 mục 2c trang 50 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 hỏi mục 2e trang 52 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 hỏi mục 2e trang 52 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 2g trang 52 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 3a trang 53 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 3b trang 53 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 3d trang 54 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 55 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 55 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng 1 trang 55 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng 2 trang 55 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 7 Lịch sử 11 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

NONE
OFF