OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX


Mời các em học sinh tham khảo nội dung bài giảng Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX đã được HỌC247 biên soạn dưới đây, cùng với phần kiến thức cơ bản cần nắm về những nét chính về bối cảnh lịch sử, thành tựu cơ bản của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng từ thời Bà Trưng, Bà Triệu cũng như tích lũy các bài học lịch sử để lại cho ngày nay. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết của bài học dưới đây. Chúc các em học vui và đạt được kết quả tốt!

ADMICRO/lession_isads=0

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc

1.2. Khởi nghĩa Lam Sơn

1.3. Phong trào Tây Sơn

1.4. Một số bài học Lịch sử

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK

4. Hỏi đáp Bài 8 Lịch sử 11 CTST

 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc

a) Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

► Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (tranh giấy Đông Hồ)

 

► Khởi nghĩa của Bà Triệu

Bà Triệu cưỡi voi (tranh giấy Đông Hồ)

 

► Khởi nghĩa của Lý Bí

 

► Khởi nghĩa của Phùng Hưng

 

b) Ý nghĩa

- Các cuộc khởi nghĩa chống các triều đại phong kiến phương Bắc là minh chứng hào hùng cho tinh thần quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt của ý thức dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của nhân dân Việt.

- Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu, đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

 

1.2. Khởi nghĩa Lam Sơn

a) Bối cảnh lịch sử

- Sau khi nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (năm 1407), Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.

- Chính quyền đô hộ nhà Minh đã thẳng tay đàn áp, khủng bố tàn bạo đối với dân chúng, thiết lập nền thống trị hà khắc, thực thi chính sách triệt để vơ vét của cải và phá hoại, thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt.

- Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.

- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

 

b) Diễn biến chính

- Giai đoạn 1418 - 1423:

+ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng và bảo vệ căn cứ ở vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hoá).

+ Thực hiện kế sách tạm hoà hoãn với quân Minh.

- Giai đoạn 1424 - 1425:

+ Nghĩa quân tiến quân vào Nghệ An, giành thắng lợi trong hai trận Trà Lân, Khả Lưu - Bồ Ải.

+ Mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hoá.

- Giai đoạn 1426-1427:

+ Tổng tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hoá, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước.

+ Giành thắng lợi trong trận Tốt Động - Chúc Động (1426), vây hãm thành Đông Quan, kết hợp ngoại giao "tâm công", buộc Vương Thông và 10 vạn quân phải cố thủ chờ viện binh.

+ Giành thắng lợi ở Chi Lăng - Xương Giang (1427), tiêu diệt viện binh do Liễu Thăng chỉ huy. Do không có viện binh, Vương Thông phải xin hàng.

+ Ngày 10/12/1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt.

Lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

 

c) Ý nghĩa lịch sử

- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt, chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập dân tộc.

- Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí và tinh thần độc lập của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV.

- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ - một triều đại phong kiến phát triển hùng mạnh trong lịch sử dân tộc.

Nguyễn Trãi – người viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho đất nước

 

1.3. Phong trào Tây Sơn

a) Bối cảnh lịch sử

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong lâm vào khủng hoảng:

+ Về chính trị: Chúa Nguyễn Phúc Thuần nối ngôi lúc 12 tuổi, chỉ thích chơi bời múa hát, quyền hành tập trung vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Nhiều quan lại trong triều cũng ăn chơi sa đoạ.

+ Về kinh tế: Chế độ tô thuế, lao dịch, binh dịch nặng nề làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

+ Về xã hội: Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ngày càng dâng cao. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, tiêu biểu như cuộc nổi dậy của Lý Văn Quang (Biên Hòa), cuộc khởi nghĩa của chàng Lía ở Truông Mây (Bình Định),… Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh này đều bị dập tắt.

 

b) Diễn biến chính

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai) chống lại chính quyền họ Nguyễn.

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ phất cờ khởi nghĩa (tranh minh họa)

- Từ năm 1771 - 1789: Quân Tây Sơn đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng tiêu biểu như:

+ Từ năm 1771 - 1773, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ miền Tây Sơn thượng đạo, phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, chia cắt kinh thành Phú Xuân với Gia Định.

+ Giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát được vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

+ Năm 1777, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

+ Tháng 1/1785, quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm sau chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.

+ Năm 1786, quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài, rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền nhà Lê hoàn toàn sụp đổ.

+ Năm 1789, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội) của quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn (1771 – 1789)

 

c) Ý nghĩa lịch sử

- Phong trào Tây Sơn là sự hội tụ và phát triển đến đỉnh cao của phong trào nông dân khởi nghĩa chống áp bức phong kiến cuối thế kỉ XVIII. Phong trào đã lật đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, xoá bỏ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài, đặt nền móng cho việc khôi phục nền thống nhất đất nước.

- Với chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, phong trào Tây Sơn đã giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc. Để lại những bài học quý báu về tư tưởng và nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm.

 

1.4. Một số bài học Lịch sử

a) Bài học về quá trình tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân

- Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử đều nêu cao tinh thần dân tộc và tính chính nghĩa nên được đông đảo các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ và đi theo.

- Những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa biết khéo léo phát động khẩu hiệu phù hợp để phân hoá kẻ thù và tập hợp sức mạnh quần chúng.

 

b) Bài học về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc

- Đoàn kết là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Khối đoàn kết được xây dựng từ nội bộ tướng lĩnh chỉ huy, mở rộng ra quân đội và quần chúng nhân dân; từ miền xuôi đến miền ngược.

 

c) Bài học về nghệ thuật quân sự

- Nghệ thuật quân sự quan trọng nhất trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện "Toàn dân đánh giặc".

- Bên cạnh đó là các nghệ thuật: "Tiên phát chế nhân", "Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh", "tâm công", "vu hồi"... đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

 

d) Bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, những bài học lịch sử về tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân, về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, về nghệ thuật quân sự của cha ông vẫn còn nguyên giá trị.

- Điều kiện và hoàn cảnh lịch sử hiện nay còn cho phép Việt Nam kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại khi vận dụng những bài học lịch sử vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em có cảm nghĩ gì về đoạn trích sau trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi?

"Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”

 

Lời giải:

Sức mạnh của nghĩa quân bắt nguồn từ sức mạnh vô tận của nhân dân, của lực lượng đông đảo "manh lệ chi đồ tứ tập ”, của đoàn nghĩa sĩ "phụ tử chi binh nhất tâm”. Điều đó cho thấy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh nhân dân do người anh hùng áo vải lãnh đạo. Sức mạnh của nhân dân, tài năng xuất chúng của lãnh tụ là nguồn gốc của chiến thắng.

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Lịch sử 11 CTST

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

– Trình bày được nội dung chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

– Nêu được bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn.

– Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử, trình bày được bối cảnh lịch sử, những diễn biến chính và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.

– Rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam về quá trình vận động, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia, vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, nghệ thuật quân sự.

– Nêu được các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

– Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam trong lịch sử, sẵn sàng tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Lịch sử 11 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Lịch sử 11 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi mục 1a trang 57 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 1b trang 58 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 2c trang 60 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 3c trang 61 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 4d trang 62 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 63 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 63 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 8 Lịch sử 11 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

NONE
OFF