Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 10 Bài 31 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 158 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Tìm từ thích hợp với chỗ ? ở câu b theo mẫu ở câu a dưới đây.
a) Năng lượng của nhiên liệu trong ô tô chuyển thành động năng của ô tô đang chuyển động.
b) Năng lượng điện chuyển thành năng lượng ? phát ra từ đèn điện.
-
Trả lời Vận dụng mục 1 trang 159 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Vào mùa đông, khi xoa hai lòng bàn tay với nhau, sau đó áp lòng bàn tay vào má, ta thấy ấm hơn. Thảo luận với bạn để chỉ ra sự chuyển dạng năng lượng chủ yếu khi đó. Nêu tên dạng năng lượng truyền từ hai tay lên má trong động tác kể trên.
-
Trả lời Luyện tập mục 2 trang 159 SGK KHTN 6 Cánh diều
Nêu tên năng lượng có ích và năng lượng hao phí khi sử dụng bếp ga để nấu ăn.
-
Trả lời Luyện tập 1 mục 3 trang 159 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trong các hành động sau, hành động nào gây lãng phí năng lượng, hành động nào thể hiện việc tiết kiệm năng lượng?
- Tắt các thiết bị điện trong lớp học khi ra về.
- Đặt điều hòa không khí ở mức dưới 250C vào những ngày mùa hè nóng nực.
- Bật tất cả bóng điện ở hành lang lớp học trong các giờ học.
- VIDEOYOMEDIA
-
Trả lời Luyện tập 2 mục 3 trang 160 SGK KHTN 6 Cánh diều
Từ hay cụm từ nào sau đây: năng lượng hóa học; động năng; năng lượng nhiệt; năng lượng điện thích hợp với vị trí có dấu ? trong mỗi hình dưới đây?
-
Trả lời Vận dụng mục 3 trang 160 SGK KHTN 6 Cánh diều
Đề xuất biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng điện khi dùng các thiết bị sau đây: đèn điện, ti vi, điều hòa không khí, bếp điện/ bếp từ/ lò vi sóng.
-
Trả lời Vận dụng mục 4 trang 161 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Em hãy lấy ví dụ để minh họa sự bảo toàn năng lượng.
-
Giải bài 31.1 trang 77 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Đặt một chiếc thìa inox vào cốc nước nóng, em sẽ thấy chiếc thìa cũng nóng lên. Dạng năng lượng nào đã được truyền từ nước nóng trong cốc cho thìa inox?
A. Năng lượng nhiệt.
B. Năng lượng hóa học.
C. Năng lượng âm thanh.
D. Năng lượng ánh sáng.
-
Giải bài 31.2 trang 77 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Khi một chiếc quạt trần đang hoạt động thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành
A. năng lượng ánh sáng.
B. thế năng hấp dẫn.
C. động năng.
D. năng lượng âm thanh.
-
Giải bài 31.3 trang 77 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành
A. năng lượng hóa học.
B. năng lượng nhiệt.
C. năng lượng ánh sáng.
D. năng lượng âm thanh.
-
Giải bài 31.4 trang 78 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Khi ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đây là một ví dụ về chuyển hóa
A. năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt.
B. năng lượng hạt nhân sang năng lượng hóa học.
C. năng lượng điện sang động năng.
D. năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
-
Giải bài 31.5 trang 78 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Mô tả quá trình chuyển hóa giữa động năng và thế năng hấp dẫn kể từ khi tung một viên phấn lên cao cho đến khi viên phấn rơi chạm mặt đất?
-
Giải bài 31.6 trang 78 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Một cần cẩu nâng một vật từ mặt đất lên trên cao. Để cần cẩu hoạt động, cần cung cấp năng lượng gì cho nó? Sau khi nâng vật lên cao, có người cho rằng năng lượng cung cấp cho cần cẩu đã mất đi vô ích vì không thấy sự chuyển hóa năng lượng từ cần cẩu sang vật được nâng và các phương tiện khác. Em hãy nêu ý kiến cá nhân em về vấn đề này.
-
Giải bài 31.7 trang 78 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Nêu sự chuyển hóa năng lượng xảy ra khi nấu cơm bằng nồi cơm điện?
-
Giải bài 31.8 trang 78 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Trong các cuộc đua thuyền buồm, các thuyền buồm cần chuyển động về đích càng nhanh càng tốt. Em hãy cho biết có sự chuyển hóa từ dạng năng lượng nào thành động năng của thuyền buồm?
-
Giải bài 31.9 trang 78 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Hãy xem một đoạn video trên mạng internet về động tác bắn cung của các vận động viên và nêu sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình đó.
-
Giải bài 31.10 trang 78 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Hãy nêu sự chuyển hóa năng lượng xảy ra khi sử dụng bếp gas (khí hóa lỏng) để nấu thức ăn?
-
Giải bài 31.11 trang 78 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Bài 31.11 trang 78 sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Nêu tên năng lượng hao phí khi sử dụng quạt điện.
-
Giải bài 31.12 trang 78 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Trong cuộc sống, một số người có thói quen lãng phí thức ăn tức là lãng phí năng lượng hóa học. Hãy suy nghĩ về vấn đề đó để viết một khẩu hiệu ngắn gọn khuyến khích việc sử dụng thức ăn tiết kiệm và hợp lí?
-
Giải bài 31.13 trang 78 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Em hãy đề xuất biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong các lớp học?
-
Giải bài 31.14 trang 78 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Các em đều đã từng biết đến cụm từ “ô nhiễm âm thanh” hoặc “ô nhiễm tiếng ồn”, … . Khi sử dụng thiết bị phát âm thanh (tivi, radio,…) một số người có thói quen để âm lượng quá lớn so với mục đích nghe rõ âm thanh. Em hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên. Gợi ý: hướng tới nội dung hao phí năng lượng, ô nhiễm tiếng ồn.
-
Giải bài 31.15 trang 79 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Tại một số khu vực trên đất nước của chúng ta (vùng sâu, vùng xa), người dân sử dụng các máy phát điện nhỏ đặt ở các dòng suối để sản xuất điện phục vụ nhu cầu dùng điện của gia đình. Các máy phát điện này đã chuyển hóa dạng năng lượng nào thành năng lượng điện?
-
Giải bài 31.16 trang 79 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Sử dụng dây mềm, băng dính và viên bi nhỏ để tạo ra một con lắc (hình 31.1).
Kéo viên bi ra một đoạn rồi buông tay cho viên bi chuyển động.
- Ở vị trí nào viên bi có thế năng hấp dẫn lớn nhất? Hãy giải thích.
- Nêu sự chuyển hóa qua lại giữa thế năng hấp dẫn và động năng trong quá trình viên bi chuyển động.
- Vì sao sau một thời gian, viên bi dừng lại?
Lưu ý: Trước khi thả cho bi chuyển động, phải đảm bảo dây treo không bị chùng.