OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 9: Oxygen


Qua bài học này sẽ giúp các em hiểu và trình bày sự cần thiết của Oxygen trong cuộc sống. Đồng thời rèn luyện các kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường sống. Để hiểu được nội dung đó xin mời các em cùng tìm hiểu: Bài 9 Oxygen

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số tính chất của Oxygen

Tìm hiểu một số tính chất của oxygen

Hệ thống quạt nước trong các đầm nuôi tôm

Hình 9.1. Hệ thống quạt nước trong các đầm nuôi tôm

Oxygen là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, tan ít trong nước (11 nước ở 20 °C, 1 atm hoà tan được 31 ml khí oxygen).

1.2. Tầm quan trọng của oxygen

- Tìm hiểu vai trò của oxygen với sự sống

Người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhiều ngày nhưng nhịn thở thì không thể kéo dài trong vòng vài phút.

Nếu não không được cung cấp Oxygen thì sau 4 - 5 phút đã bắt đầu bị tổn thương, sau 9 – 10 phút sẽ bị tổn thương không phục hồi.

Oxygen có vai trò rất quan trọng đối với sự sống, cơ thể thiếu oxygen là nguyên nhân của nhiều bệnh. Da thiếu oxygen nhanh chóng bị lão hoá, sạm, khô, độ đàn hồi kém, dễ hình thành các nếp nhăn, thậm chí mất cân bằng của sự bài tiết chất nhờn và trở nên xám xỉn, dễ nổi mụn. Não thiếu oxygen lâu dài sẽ dẫn đến trí nhớ bị suy giảm, mỏi mắt, cao huyết áp, xung huyết não, tắc nghẽn mạch máu, xơ mạch máu, ...

Để cơ thể khoẻ mạnh, làm việc có năng suất luôn luôn cần đảm bảo đủ nhu cầu oxygen cho Cơ thể Tạo môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi thông thoáng và có nhiều cây xanh là biện pháp cung cấp oxygen tự nhiên hữu ích.

Tìm hiểu vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu

- Điều kiện để sự cháy xảy ra là chất chảy phải nóng đến nhiệt độ chảy, phải tiếp xúc và có đủ khí oxygen cho sự cháy. Do đó, muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp sau:

(1) Hạ nhiệt độ của chất chảy xuống dưới nhiệt độ cháy

(2) Cách li chất cháy với khí oxygen.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chân. Bạn An thắc mắc rằng:

a) Bình bằng thép kia có phải chứa khí oxygen không?

bị Nếu là oxygen thì tại sao trong không khí đã có oxygen rồi tại sao phải dùng thêm bình khí oxygen? Em hãy giải đáp thắc mắc giúp bạn An.

Hướng dẫn giải

a) Bình bảng thép là bình chứa oxygen. Người ta đang cho ông ngoại của An thở oxygen.

b) Trong không khí có oygen nhưng hàm lượng oxygen thấp, cơ quan hô hấp của người bệnh lại hoạt động yếu nên oxygen trong không khí không đáp ứng

đủ nhu cầu của người bệnh. Oxygen trong bình là oxygen có hàm lượng cao (gần 100%), đảm bảo cho người bệnh vẫn có đủ oxy cho tế bào mặc dù hô hấp yếu.

Bài 2: Chiều thứ 7, bạn Minh tiến hành một thí nghiệm tại nhà như sau: Bạn bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình thuỷ tỉnh, Đậy kín bình bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn rối để vậy qua đêm. Sáng hôm sau thức đậy, bạn thấy con châu chấu ở bình 1 bị chết, con ở bình 2 vẫn còn sống và bạn thả nó ra.

a) Theo em, không khí từ bên ngoài có thể vào được bình nào?

b) Tại sao con châu chấu ở bình 1 chết còn ở bình 2 lại sống?

c) Từ kết quả thí nghiệm ta có thể kết luận điều gì?

Hướng dẫn giải

a) Không khí từ ngoài chỉ có thể vào được bình 2 vì bình 1 đã được đậy kín bởi nút cao su.

b) Châu chấu ở bình 1 chết sau khi sử dụng hết oxygen trong bình, còn châu chấu ở bình 2 vẫn sống vì oxygen ở ngoài văn có thể tràn vào bình được.

c) Kết luận: Oxygen là chất duy trì sự sống,

Bài 3: Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dân của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

a) Chất nào đã duy trì sự cháy của các tờ giấy vụn?

b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tẮc nào?

c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị đập tất?

Hướng dẫn giải

 a) Chất duy trì sự cháy là oxygen.

 b)  Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc cả 2 nguyên tắc sau:

- Cách li chất chảy với oxygen

- Hạ nhiệt độ vật đang cháy xuống đưới nhiệt độ cháy.

c) Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được một số tính chất của oxygen.
  • Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.
    • B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
    • C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
    • D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
    • A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó.
    • B. Ngửi mùi của 2 khí đó.
    • C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
    • D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.
    • A. Thể khí
    • B. Thể rắn
    • C. Thể lỏng
    • D. Không tồn tại

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 47 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 47 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 47 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 47 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9.1 trang 27 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9.2 trang 27 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9.3 trang 27 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9.4 trang 27 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9.5 trang 28 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9.6 trang 28 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9.7 trang 28 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9.8 trang 28 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9.9 trang 29 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 9.10 trang 29 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 9 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF