OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất


Thế nào là sự đa dạng của chất, đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát, quá trình diễn ra sự chuyển thể. Để biết chi tiết hơn, HOC247 xin chia sẻ với các bạn Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự đa dạng của chất

Tìm hiểu sự đa dạng của chất

Những gì tồn tại xung quanh ta gọi là vật thể. Các vật thể đều do một hoặc nhiều chất tạo nên. Mỗi chất có thể tạo nên nhiều vật thể và mỗi vật thể có thể được tạo nên từ nhiều chất khác nhau.

Khu du lịch Hầm Hô ở Bình Định

Hình 8.1. Khu du lịch Hầm Hô ở Bình Định

- Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

- Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

- Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống.

- Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống.

1.2. Các thể cơ bản của chất

Tìm hiểu đặc điểm các thể cơ bản của chất

Chất tồn tại ở ba thể trạng thái) cơ bản: rắn (solid, kí hiệu s), lỏng (liquid, kí hiệu l) và khí hay hơi (gas, kí hiệu g).

- Đặc điểm cơ bản ba thể của chất:

+ Ở thể rắn

  • Các hạt liên kết chặt chẽ.
  • Có hình dạng và thể tích xác định.
  • Rất khó bị nén.

+ Ở thể lỏng

  • Các hạt liên kết không chặt chẽ.
  • Có hình dạng không xác định, có thể tích xác định.
  • Khó bị nén.

+ Ở thể khí/ hơi

  • Các hạt chuyển động tự do.
  • Có hình dạng và thể tích không xác định.
  • Dễ bị nén.

1.3. Tính chất của chất

Nhận xét tính chất của chất

Các chất có thể có những đặc điểm khác nhau về thể, màu sắc, mùi, vị, ... và những tính chất khác. Để nhận biết được tính chất của chất hoặc của vật thể cần phải quan sát, đo lường và làm các thí nghiệm.

Hơi nước bốc lên ở suối nước khoáng nóng

Hình 8.6. Hơi nước bốc lên ở suối nước khoáng nóng

Tìm hiểu một số tính chất của chất

Thí nghiệm 1: Đo nhiệt độ sôi của nước

- Bước 1: Lấy bình cầu chứa 150 ml nước cất có cắm nhiệt kế (hình 8.7).

- Bước 2: Đun nóng bình cầu bằng đèn cồn cho đến khi nước sôi.

Quan sát sự thay đổi nhiệt độ trên nhiệt kế, hiện tượng trên bề mặt, trong lòng chất lỏng và đầu ống dẫn khí thoát ra.

Thí nghiệm 2: Hoà tan muối ăn vào nước, trộn dầu ăn với nước

Thí nghiệm 2

- Bước 1: Lấy 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, cho cùng lượng nước vào 2 cốc.

- Bước 2: Cho vào cốc thứ nhất một thìa muối ăn, cốc thứ hai một thìa dầu ăn, khuấy đều. Quan sát hiện tượng.

Thí nghiệm 3: Đun nóng đường kính trắng (đường mía tinh luyện)

- Bước 1: Lấy một thìa đường kính trắng cho vào bát sứ sạch.

- Bước 2: Đun nóng đường trong bát sứ cho đến khi đường kính trắng cháy chuyển thành chất rắn màu đen. Quan sát hiện tượng.

→ Tính chất vật lí

Không có sự tạo thành chất mới, ví dụ:

  • Thể (rắn, lỏng, khí).
  • Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng.
  • Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.
  • Tính nóng chảy, sối của một chất.
  • Tính dẫn nhiệt, dẫn điện.

→  Tính chất hoá học

Có sự tạo thành chất mới, ví dụ:

  • Chất bị phân huỷ.
  • Chất bị đốt cháy.

Độ dẫn (nhiệt, điện) là một đại lượng vật lí đặc trưng cho khả năng dẫn (nhiệt, điện) của vật liệu. Độ dẫn (nhiệt, điện) càng lớn đồng nghĩa với việc truyền (nhiệt, điện) càng tốt (nhanh hơn). Để đo độ dẫn nhiệt, dẫn điện, người ta có thể sử dụng thiết bị đo độ dẫn. Thiết bị hiện đại gồm có cảm biến đo độ dẫn, bộ phận chuyển đổi kết nối với phần mềm máy tính dể đọc kết quả.

1.4. Sự chuyển thể của chất

- Trong tự nhiên và trong các hoạt động của con người, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

- Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.

- Sự động đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.

- Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.

- Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng.

- Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.

- Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất.

Tóm tắt các quá trình chuyển thể của chất:

Sự chuyển thể của chất

Hình 8.17.Sự chuyển thể của chất

Nhiệt độ mà ở đó một chất rắn bắt đầu chuyển thành chất lỏng gọi là nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy. Với chất lỏng, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Nhiệt độ mà ở đó một chất lỏng bắt đầu sôi để chuyển sang thể khi gọi là nhiệt độ sôi hay điểm sôi. Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Hãy giải thích tại sao khi nhiệt độ cơ thể càng cao thì cột thuỷ ngân trong nhiệt kế càng tăng lên.

Hướng dẫn giải

 - Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao thì khoảng cách giữa các hạt của chất thủy ngân tăng lên làm thể tích tăng lên =>chiều Cao của cột thuỷ ngân trong nhiệt kế cũng tăng lên.

Bài 2: Khi ta đốt một tờ giấy (cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon đioxide và hơi nước. Trường hợp này có được xem là chất chuyền từ thể rắn sang thể khí không? Giải thích.

Hướng dẫn giải

 - Trường hợp này chất cellulose thế rắn bị đốt cháy chuyển thành chất khác tồn tại ở thế khí, Đây là hai thể của hai chất khác nhau nên không phải là sự chuyển thể của chất.

Bài 3: Bạn Đức tiến hành thí nghiệm: Lấy một vỏ hộp sữa (bằng bìa carton) rồi cho nước vào tới gần đầy hộp. Sau đó, bạn đun hộp đó trên bếp lửa, hộp carton không chảy mà nước lại sôi.

a) Ở nhiệt độ nào thì nước sẽ sôi?

bị Khi nước sôi em sẽ quan sát thấy hiện tượng gì ở trên hộp sữa chứa nước?

c) Vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100 oC?

d) Điều gì xảy ra nếu trong vỏ hộp sữa không chứa nước?

Hướng dẫn giải

a) Nước sôi ở 100oC

b) Có hơi nước bay lên.

c) Vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên 100 %C vị ở 100°C nó vẫn bình thường.

d) Nếu trong hộp carton không chứa nước thì nó sẽ bị cháy vì nhiệt độ sẽ lên cao, đủ nhiệt độ chảy.

Bài 4: Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafn (sáp nến) là 37 °C, của sulfur (lưu huỳnh) là 113 °C. Nếu trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chí có đèn cồn, nước và cốc thuỷ tinh, em hãy trình bày cách tiền hành thí nghiệm đề chứng tỏ parafn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh.

Hướng dẫn giải

 - Đun cho nước chuẩn bị sôi rồi chia ra 2 cốc thuỷ tinh. Cho parafn vào cốc 1, lưu huỳnh vào cốc 2. => parafin chảy ra dạng lỏng, còn lưu huỳnh vẫn nguyên thể rắn. Như vậy, parafin nóng chảy dưới 100 oC còn lưu huỳnh trên 100 *C. 

=> parafn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được sự đa dạng của chất (chất có xung quanh ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh vật hữu sinh, ...).
  • Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát.
  • Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
  • Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học).
  • Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc.
  • Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.
  • Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đồng đặc, ngưng tụ.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 42 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 43 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 43 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 43 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 43 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.1 trang 20 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.2 trang 20 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.3 trang 20 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.4 trang 20 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.5 trang 20 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.6 trang 21 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.7 trang 21 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.8 trang 21 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.9 trang 21 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.10 trang 21 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.11 trang 21 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.12 trang 22 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.13 trang 22 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.14 trang 22 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.15 trang 23 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.16 trang 23 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.17 trang 23 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.18 trang 23 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.19 trang 24 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.20 trang 24 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.21 trang 24 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.22 trang 24 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 8 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE

Bài học cùng chương

OFF