OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 7: Oxygen và không khí


Qua bài học này sẽ giúp các em hiểu và trình bày sự cần thiết của Oxygen và không khí trong cuộc sống. Đồng thời rèn luyện các kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường sống. Để hiểu được nội dung đó xin mời các em cùng tìm hiểu Bài 7: Oxygen và không khí

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Oxygen

1.1.1. Tính chất vật lí của oxygen

- Là chất khí, không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước

1.1. 2. Tầm quan trọng của oxygen

Oxygen cần cho sự sống của sinh vật trên Trái Đất

- Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật

- Oxygen có ở mọi nơi: trong không khí, nước, đất

Oxygen với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu

- Khí oxygen duy trì sự cháy. Quá trình cháy có tỏa nhiệt và phát sáng. Trong điều kiện càng nhiều khí oxygen, sự cháy diễn ra càng mạnh và càng tỏa nhiều nhiệt

- Trong điều kiện có oxygen và được khơi mào, nhiên liệu sẽ cháy và phát sinh ngọn lửa. Ánh sáng và nhiệt tỏa ra từ quá trình đốt nhiên liệu đó được dùng để thắp sáng, sưởi ấm, nấu chín thức ăn, phương tiện giao thông

1.2. Không khí

1.2.1. Thành phần của không khí

- 21% thể tích của không khí là khí oxygen

- 78% thể tích của không khí là khí nitrogen

- 1% thể tích của không khí là hơi nước, khí carbon dioxide, các khí khác

1.2.2. Vai trò của không khí đối với tự nhiên

- Mỗi thành phần trong không khí có vai trò riêng đối với tự nhiên

+ Oxygen cần cho sự hô hấp

+ Carbon dioxide cần cho sự quang hợp

+ Nitrogen cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật

+ Hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ của Trái Đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa

1.2.3. Sự ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí

* Một số chất và nguồn gây ô nhiễm không khí

- Chất gây ô nhiễm không khí: carbon monoxide, carbon dioxide, nitrogen dioxide, sulfur dioxide

- 2 nguồn gây ô nhiễm không khí chính là: ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm do con người gây ra

- Một số nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà là: sơn tường, khói thuốc, hóa chất tẩy rửa…

* Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên

- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người: ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, kích thích đường hô hấp, dị ứng… và một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi…

- Ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên: gây ra hạn hán, bang tan, mù quang hóa, mưa acid…

* Biện pháp bảo vệ môi trường không khí

- Kiểm soát khí thải là biện pháp chính để giảm ô nhiễm không khí

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?

Hướng dẫn giải

+ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

* Ô nhiễm tự nhiên: núi lửa, cháy rừng.

* Ô nhiễm nhân tạo: Nhà máy sản xuất, phương tiện giao thông,rác thải sinh hoạt…..

+ Hậu quả của ô nhiễm không khí:

* Giảm khả năng hoạt động thể chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người: ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, kích thích đường hô hấp, hen suyễn, ung thư phổi…..

* Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, gây một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mưa axit…

* Tình hình ô nhiễm ở Việt Nam: Chất lượng không khí rất xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bình thường bắt đầu có ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhóm người nhạy cảm như người già, trẻ em, những người mắc bệnh tim mạch và hô hấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Khuyến cáo người dân hạn chế hoạt động ngoài trời.

Câu 2. Nêu một số biện pháp bảo vệ không khí?

Hướng dẫn giải

+ Biện pháp bảo vệ không khí:

* Quản lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp.

* Tuyên truyền nâng cao ý thức con người.

* Tiết kiệm điện và năng lượng.

* Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường.

* Trồng nhiều cây xanh.

+ Em có thể: vứt rác đúng nơi quy định, chăm cây xanh, tắt điện khi không sử dụng, tiết kiệm nước……

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được một số tính chất của oxygen và thành phần không phí.
  • Nêu được tầm quan trọng của oxi đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.
  • Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxi trong không khí.
  • Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên, sự ô nhiễm không khí.
  • Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 4 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Oxygen.
    • B. Carbon dioxide.
    • C. Hidrogen.
    • D. Nitrogen.
    • A. Phát hiện dây điện bị đứt hoặc hở cần tránh xa và báo cho người lớn biết (để tránh hỏa hoạn do chập điện).
    • B. Tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy, nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình ga mini...
    • C. Lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động, các thiết bị bảo vệ khi có sự cố xảy ra và sử dụng các thiết bị điện đúng kỹ thuật.
    • D. Khi sử dụng gas cần lưu ý: khóa van bình gas sau khi sử dụng, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas.
    • A. khí CO2.
    • B. mưa axit.
    • C. clo và các hợp chất của clo.
    • D. quá trình sản xuất gang thép.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 4 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 37 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi trang 37 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 37 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng trang 37 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Thực hành trang 38 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng trang 38 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi trang 38 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Tìm hiểu thêm trang 38 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Thực hành trang 39 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 39 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng trang 39 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi trang 39 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi trang 40 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi trang 41 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 41 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng trang 41 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi trang 42 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng trang 42 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 1 trang 43 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 43 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 43 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 43 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 43 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 43 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 43 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8 trang 43 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.1 trang 17 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.2 trang 17 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.3 trang 17 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.4 trang 18 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.5 trang 18 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.6 trang 18 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.7 trang 18 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.8 trang 18 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.9 trang 19 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.10 trang 19 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.11 trang 19 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.12 trang 19 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.13 trang 19 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7.14 trang 19 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 7 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE

Bài học cùng chương

OFF