OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất


HOC247 xin chia sẻ với các bạn Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tính chất của chất

- Giúp phân biệt chất này với chất khác. Bao gồm:

  + Tính chất vật lí: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi,…

  + Tính chất hóa học: khả năng chất bị biến đổi thành chất khác: khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác

1.2. Sự chuyển thể của chất

1.2.1. Sự nóng chảy và sự đông đặc

- Sự nóng chảy: sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

Ví dụ: viên đá bị tan thành nước khi để ở nhiệt độ phòng

- Sự đông đặc: sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

Ví dụ: khi nước được đưa vào ngăn đá của tủ lạnh tạo thành viên đá

1.2.2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ

- Sự bay hơi: sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí)

Ví dụ:  sau cơn mưa, vũng nước trên đường sẽ dần biến mất vì do một phần nước đã chuyển thành hơi nước

+ Sự bay hơi diễn ra nhanh khi: nhiệt độ cao, gió mạnh, diện tích mặt thoáng lớn

- Sự ngưng tụ: sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

Ví dụ: hơi nước bay lên ngưng tụ tạo thành mây (là do các hạt nước li ti tạo thành)

1.2.3. Sự sôi

- Là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng, đồng thời nhiệt độ của nước không thay đổi.

- Sự sôi diễn ra ở nhiệt độ xác định và được gọi là nhiệt độ sôi

Ví dụ: Nước tinh khiết có nhiệt độ sôi là 100oC

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1. Hãy nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khác. Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải

- Một số tính chất hóa học của nước: 

+ Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.

+ Nước sôi ở 100oC và hóa rắn ở 0oC.

+ Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn (như muối, đường…); chất lỏng (như rượu; axit …); chất khí (như Chlorine (clo)…).

- Ví dụ:

+ Bằng cách ngửi mùi có thể phân biệt được nước và cồn.

+ Bằng cách nếm có thể phân biệt được cốc đựng nước lọc và cốc đựng nước đường.

Câu 2. Vì sao các dụng cụ nấu ăn như nồi, xoong, chảo… thường làm bằng inox có thành phần chính là sắt; nhưng phần tay cầm của chúng lại làm bằng gỗ hoặc nhựa?

Hướng dẫn giải

Dụng cụ nấu ăn như nồi, xoong, chảo… thường làm bằng inox có thành phần chính là sắt vì kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt giúp thức ăn mau chín nhưng cũng rất dễ bị bỏng tay vì vậy phần tay cầm của chúng thường làm bằng gỗ, nhựa (những chất dẫn nhiệt kém hơn)

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được một số tính chất của chất( tính chất vật lí và tính chất hóa học).
  • Nêu được khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc.
  • Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 3 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài xác định.
    • B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài.
    • C. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
    • D. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
    • A. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng.
    • B. nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
    • C. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng. 
    • D. nhiệt độ của chất lỏng tăng.
    • A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể
    • B. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hổn độn thuộc cjhất rắn kết tinh
    • C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng
    • D. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định , chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 3 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 33 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 trang 33 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 2 trang 33 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 33 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Tìm hiểu thêm trang 34 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi trang 34 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 34 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Thực hành trang 35 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi trang 35 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng trang 35 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 35 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng trang 36 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Tìm hiểu thêm trang 36 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 36 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi trang 36 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6.1 trang 15 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6.2 trang 15 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6.3 trang 16 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6.4 trang 16 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6.5 trang 16 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6.6 trang 16 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6.7 trang 16 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6.8 trang 16 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6.9 trang 17 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6.10 trang 17 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 6 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF