OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực


Trong thực tế, chúng ta thường quan sát thấy, giữa một sợi dây cao su và một chiếc lò xo, chúng khá giống nhau ở tính chất đàn hồi, co dãn tốt. Sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay, các em sẽ bổ sung thêm các kiến thức mới thông qua Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biến dạng của lò xo

Thực hiện thí nghiệm

Thí nghiệm: Xác định độ dãn của lò xo

- Dụng cụ: Lò xo xoắn; giá thí nghiệm; thước đo chiều dài; các quả nặng loại 50 g.

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Treo lò xo theo phương thẳng đứng vào giá thí nghiệm. Đo chiều dài tự nhiên của lò xo (lo).

+ Treo 1 quả nặng loại 50 g vào đầu dưới của lò xo. Đo chiều dài của lò xo khi đó (l1).

+ Treo 2 quả nặng loại 50 g vào đầu dưới lò xo, Đo chiều dài của lò xo khi đó (l2).

+ Treo 3 quả nặng loại 50 g vào đầu dưới lò xo. Đo chiều dài của lò xo khi đó (l3).

+ Các kết quả đo được ghi theo mẫu bảng 39.1.

Khi treo các quả nặng vào lò xo thì lò xo dãn ra, chiều dài lò xo tăng lên. Độ dãn của lò xo lúc này là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng (l) và chiều dài tự nhiên của lò xo (lo): l - lo.

→ Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

1.2. Thực hành đo lực bằng lực kế

Tìm hiểu về lực kế

Để đo lực người ta dùng lực kế. Có nhiều loại lực kế, loại lực kế thường sử dụng là lực kế lò xo có đơn vị đo là niutơn, kí hiệu là N.

Một lực kế lò xo đơn giản gồm các phần:

- Vỏ lực kế có gắn một bảng chia độ.

- Một lò xo có một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một kim chỉ thị. Kim chỉ thị di chuyển được trên mặt bảng chia độ.

- Khi đo lực bằng lực kế, cần lưu ý:

+ Ước lượng giá trị lực cần đo để lựa chọn lực kế phù hợp.

+ Hiệu chỉnh lực kế.

+ Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế.

+ Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

+ Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

⇒ Nếu kéo dãn lò xo bằng một lực quá lớn, lò xo sẽ bị mất tính đàn hồi và có thể bị hỏng. Khi đó nếu ngừng kéo lò xo, lò xo cũng không thể trở về chiều dài tự nhiên như ban đầu. Vì vậy, khi làm các thí nghiệm với lò xo ta không nên kéo lò xo bằng một lực quá lớn, cũng như không treo vào đầu lò xo một vật có trọng lượng quá lớn.

Đo lực bằng lực kế

Đo lực bằng lực kế

Hình 39.3. Đo lực bằng lực kế

Thực hành: Đo lực kéo khối gỗ

bLực kế lò xo có GHĐ 5 N; khối gỗ.

Tiến hành đo:

- Đặt khối gỗ trên mặt bàn nằm ngang

- Móc lực kế vào một đầu khối gỗ

- Kéo nhẹ nhàng cho khối gỗ chuyển động ổn định

- Đọc số chỉ của lực kế khi đó

- Lập bảng và ghi kết quả đo theo mẫu bảng 

⇒ Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.

Các bước đo lực bằng lực kế:

- Ước lượng giá trị lực cần đo

- Lựa chọn lực kế phù hợp

- Hiệu chỉnh lực kế

- Thực hiện phép đo

- Đọc và ghi kết quả đo.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Chiều dài ban đầu của lò xo là 25 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lo xo bị dân hay bị nén và dân hay nén một đoạn bao nhiêu.

Hướng dẫn giải

 - Do chiều dài lúc sau của lò xo lớn hơn chiều dài tự nhiên nên lò xo bị dân ra. Lò xo bị dãn ra một đoạn 2 cm.

Bài 2: Hãy thiết kế phương án cân một vật nhỏ chỉ với một lò xo nhẹ và một bộ quả cân,

Hướng dẫn giải

 - Móc cố định một đầu lò xo, treo vật vào đầu kia của lò xo, đánh dấu độ dân của lò xo, Bỏ vật ra, treo các quả cân phù hợp sao cho lò xo dẫn đến vị trí đã đánh dấu, khối lượng của vật cần đo đẳng bằng khối lượng các quả cân khi đó.

Bài 3: Treo vật nặng vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của lực hút Trái Đất tại sao vật không rơi xuống?

Hướng dẫn giải

 - Khi treo một vật vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của lực hút Trái Đất vật bị kéo xuống dưới. Vật bị kéo xuống dưới làm dây cao su công ra, xuất hiện lực kéo vật trở lại. Khí vật nặng đứng yên, hai lực này có độ lớn bằng nhau.

Bài 4: Hai lò xo có chiều dài ban đầu như nhau. Treo hai vật có cùng khối lượng vào hai lò xo đó, Hỏi độ dân của hai lò xo đó có như nhau không?

Hướng dẫn giải

 - Độ dãn của mỗi lò xo còn phụ thuộc vào đặc tính của môi lò xo, Nên độ dân của hai lò xo có thể như nhau hoặc có thể khác nhau,

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.
  • Đo được lực bằng lực kế lò xo.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề Bài 39 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề Bài 39 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 168 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 mục 1 trang 168 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 mục 1 trang 169 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập mục 1 trang 169 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 mục 2 trang 169 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 mục 2 trang 170 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 171 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 171 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 171 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 171 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.1 trang 117 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.2 trang 117 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.3 trang 117 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.4 trang 117 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.5 trang 117 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.6 trang 117 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.7 trang 117 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.8 trang 118 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.9 trang 118 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.10 trang 118 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 39 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF