HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 để giúp các em củng cố kiến thức về tế bào thực vật và cách quan sát một số tế bào thực vật dưới kính hiển vi. Mời các em cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán, lọ thuỷ tinh.
- Mẫu vật:
+ Mẫu vật: Mẫu nước ao hồ, nước đọng lâu ngày hoặc mẫu nuôi cấy. Mẫu thực vật có đầy đủ các đại diện biến dạng của rễ, thân, lá.
+ Bộ ảnh thực vật: cây cà rốt, cây khoai lang, cây khoai tây, cây cà chua, cây hành, cây xương rồng, cây nắp ấm, cây quất, cây lạc, ... (có thể thay các cây khác để thuận lợi cho việc thu mẫu).
+ Mô hình tháo lắp cơ thể người hoặc tranh ảnh về cấu tạo cơ thể người.
1.2. Cách tiến hành
Quan sát cơ thể đơn bào
- Bước 1: Đặt vài sợi bông lên lam kính.
- Bước 2: Dùng pipette hút nước trong lọ chứa mẫu vật và nhỏ 1 giọt lên lam kính đã có sẵn sợi bông.
- Bước 3: Đậy lamen lên lam kính có chứa mẫu vật, dùng giấy thấm nước thừa (nước tràn ra ngoài lamen).
- Bước 4: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ cơ thể đơn bào quan sát được.
Hình 21.1. Các bước làm tiêu bản quan sát cơ thể đơn bào
Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh
- Quan sát mẫu vật thật.
- Xác định các cơ quan, hệ cơ quan cấu tạo cây xanh ở mẫu vật hoặc bộ ảnh.
Hình 21.2. Một số loài thực vật
Quan sát mô hình hoặc tranh ảnh cấu tạo cơ thể người
- Quan sát mô hình/ tranh ảnh cấu tạo nên cơ thể người.
- Xác định vị trí các cơ quan, hệ cơ quan quan sát được.
- Nếu quan sát mô hình cơ thể người cần thực hiện tháo, lắp theo các bước sau:
+ Bước 1: Đặt mô hình vào vị trí thích hợp.
+ Bước 2: Quan sát tổng thể các thành phần cấu tạo ngoài của cơ thể người.
+ Bước 3: Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan bằng cách tháo dần các bộ phận của mô hình.
+ Bước 4: Lắp mô hình về dạng ban đầu.
Hình 213b. Một số cơ quan trong cơ thể người
Hình 21.3a. Mô hình bộ xương người
Mô hình người thường làm bằng nguyên liệu dễ vỡ như thạch cao. Trong quá trình tháo lắp mô hình cần nhẹ nhàng, khéo léo, không để vỡ các chi tiết trong mô hình. Những mô hình có cố định bằng Ốc vít hay bản lề, cần phải tra dầu chống gỉ định kì. Để thuận tiện cho việc tháo lắp mô hình, em hãy thảo các bộ phận theo thứ tự từ ngoài vào trong và đặt các bộ phận sau khi thảo theo quy tắc bộ phận nào tháo trước để gần vị trí tay, bộ phận tháo sau để xa hơn.
1.3. Báo cáo kết quả thực hành
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
Báo cáo: Quan sát sinh vật
Thứ .... ngày ... tháng ...... năm ........
Nhóm ............................ Lớp ....................
1. Vẽ và chú thích một cơ thể đơn bào.
2. Nêu các cơ quan cấu tạo cây xanh trên mẫu đã quan sát.
3. Kể tên một số cơ quan, hệ Cơ quan ở người.
4. Trong những mẫu vật thực vật mà em đã quan sát và mô tả, những mẫu vật nào Có rễ, thân, lá biến dạng?
Bài tập minh họa
Bài 1: Trong các bước làm tiêu bản quan sát cơ thể đơn bào, tại sao phải đặt sợi bông lên lam kinh trước khi nhỏ giọt nước ao/ hồ lên?
Hướng dẫn giải
Khi quan sắt cơ thế đơn bào, đối tượng quan sát được là trùng voi và trùng giày có khả năng đi chuyển nhanh. Đặt các sợi bóng lên lam kinh sẽ hạn chế tốc độ di chuyển của đường, giúp quan sát dễ hơn,
Bài 2: Vẽ và chú thích trùng giày, trùng roi.
Hướng dẫn giải
Về phác họa được trùng giày và trùng rơi (trùng giày có lông bơi, trùng roi có roi bơi.
Bài 3: Hãy nêu ba đặc điểm chung của trùng giày, trùng roi.
Hướng dẫn giải
Ba đặc điểm chung của trùng giày và trùng coi:
- Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào;
- Tế bào cấu tạo nên cơ thể là tế bào nhân thực;
- Đều có khả năng di chuyển.
Bài 4: Một số loài thực vật có các biến dạng ở rễ, thân, lá giúp chúng thực hiện được các chức năng phù hợp với điều kiện môi trường. Hãy lấy ví dụ về một số biến dạng ở thực vật mà em biết.
Hướng dẫn giải
Một số biến dạng thường gặp:
- Biến dạng của lá: cây xương rồng (lá-> gai) cây mướp (lá -> tua cuốn) cây đong ta (lá - vảy); củ hành tím (bẹ lá cuốn thành củ hành); cây nắp ấm (lá -> cơ quan bắt mồi);
- Biến dạng của thân: cây khoai tây, cây sự hào (thân -> củi: cây gừng thân -> rễ):
- Biến dạng của rễ: cây cà rốt, cây khoai lang, cày sẵn (rễ -> củ) cây trầu không (rễ — móc bám) , cây đước, cây bần (rễ nhô lên khỏi mặt đất -> rễ thở); cây đa, cây
tơ hồng (rễ — giác mút).
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào.
- Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh.
- Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Kính viễn vọng.
- B. Kính cận.
- C. Kính hiển vi.
- D. Kính viễn thị.
-
- A. Đỉa.
- B. Virus.
- C. Giun đất.
- D. Trùng roi.
-
- A. Chân giả.
- B. Roi.
- C. Lông.
- D. Vây.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Thực hành trang 100 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 21.1 trang 75 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 21.2 trang 75 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 21.3 trang 75 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 21.4 trang 75 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 21.5 trang 75 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 21 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!