OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp


Nhằm giúp các em có thêm kiến thức chung về Tách chất khỏi hỗn hợp. Ban biên tập Hoc247 xin giới thiệu nội dung bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 17 SGK Chân trời sáng tạo

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên tắc tách chất

- Dựa vào tính chất khác nhau của mỗi chất trong hỗn hợp mà ta có thể tách chất

Ví dụ:

+ Hạt phù sa nặng hơn nước nên lắng xuống đáy sông

+ Muối ăn không bị bay hơi nên khi làm cho nước biển bay hơi sẽ thu được muối ăn

1.2. Một số cách tách chất

1.2.1. Lắng, gạn và lọc

- Lắng: trong không khí thường có bụi, khi lặng gió, bụi nặng hơn sẽ tự động lắng xuống

- Gạn: Đối với nước bị lẫn đất, cát, khi để yên cách hạt đất, cát nặng hơn sẽ lắng xuống đáy. Gạn lấy lớp nước ở phía trên ta được nước trong hơn

- Lọc: với các chất rắn lơ lửng, khó lắng, ta lọc để tách chúng ra khỏi chất lỏng hoặc chất khí.

+ Để lọc chất rắn ra khỏi chất lỏng, ta dung phễu lót giấy lọc, khi đó chất lỏng chảy xuống, chất rắn bị giữ lại.

1.2.2. Cô cạn

- Phương pháp: dùng để tách chất tan ra khỏi dung dịch hoặc huyền phù bằng cách cho dung môi bay hơi, thu được chất rắn còn lại

Ví dụ: Muối ăn tan trong nước, người ta có thể tách muối ăn từ nước muối bằng cách đun nóng dung dịch này cho đến khi nước bay hơi hết, còn lại muối

1.2.3. Chiết

- Phương pháp: Ta sẽ dùng các dụng cụ như bình chiết, phễu chiết để tách hỗn hợp chất lỏng không tan vào nhau (vì hỗn hợp sẽ tách thành 2 lớp chất lỏng riêng biệt)

Ví dụ: Dầu ăn không tan trong nước, để một thời gian chúng sẽ tách thành 2 lớp riêng biệt

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1:

a. Tại sao đãi cát lại tìm được vàng?

b. Tại sao phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước?

c. Tại sao phơi nước biển dưới ánh nắng và gió lại thu được muối?

Hướng dẫn giải

a. Vàng nặng hơn cát nên khi đãi hỗn hợp trong nước vàng sẽ lắng xuống dưới.

b. Hạt phù sa nặng hơn nước nên lắng xuống đáy sông.

c. Muối ăn không bị bay hơi nên khi làm cho nước biển bay hơi bới gió và năng lượng mặt trời sẽ thu được muối rắn.

Câu 2: 

a. Mây được hình thành từ đâu?

b. Lấy một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết?

c. Các chất trong tự nhiên tồn tại ở 3 trạng thái là rắn, lỏng, khí. Mỗi chất đều có những tính chất riêng. Vậy để tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào đâu?

Hướng dẫn giải

a. Mây tạo thành khi hơi nước bốc lên, gặp lạnh và ngưng tụ trong không khí.

b. Chưng cất rượu, chưng cất tinh dầu…

c. Để tách chất ra khỏi hỗn hợp ta dựa vào sự khác nhau về tính chất.

Sự khác nhau về: kích thước hạt, nặng hay nhẹ, tính bay hơi, khả năng tan trong các dung môi khác nhau. Nguyên tắc tách chất: Dựa vào các tính chất khác nhau có thể áp dụng cách phù hợp để tách chất ra khỏi hỗn hợp.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ:

  • Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.
  • Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.
  • Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 60 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 60 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 61 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Hoạt động mục 2 trang 61 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 62 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 63 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 17.1 trang 29 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 17.2 trang 29 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 17.3 trang 29 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 17.4 trang 30 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 17.5 trang 30 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 17.6 trang 30 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 17.7 trang 30 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 17 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF