OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật


Nội dung bài học bên dưới đây giúp ta ôn lại những kiến thức cơ bản về những loài động vật nguyên sinh. Ôn tập và vận dụng kiến thức để giải một số bài tập liên quan.

Để chuẩn bị tốt cho phần này, mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự đa dạng của nguyên sinh vật

- Nguyên sinh vật đa dạng với nhiều hình dạng khác nhau, sống cả ở môi trường nước mặn và nước ngọt.

- Trùng giày:

+ Có hình giống đế giày.

+ Cơ thể có hình khối, không đối xứng, giống chiếc giày.

+ Trùng di chuyển nhờ lông bơi.

+ Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm: nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 hệ thống không bào co bóp hình hoa thị và ở 1 vị trí cố định.

+ Chỗ lõm của cơ thể là rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu. Mỗi bộ phận đảm nhiệm chức năng sống nhất định.

- Trùng biến hình: 

+ Trùng biến hình được coi như một cơ thể đơn bào đơn giản nhất, kém tiến hóa nhất trong tất cả các động vật nguyên sinh.

+ Cơ thể trùng biến hình trần gồm một khối chất lỏng nguyên sinh và nhân.

+ Chúng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thể trùng biến hình trần luôn biến đổi hình dạng.

1.2. Vai trò và tác hại của nguyên sinh vật

- Nguyên sinh vật là thức ăn của nhiều động vật.

- Một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người

+ Trùng sốt rét: Muỗi truyền trùng sốt rét vào người. Trùng theo máu đến gan, kí sinh trong tế bàp hồng cầu, phá vỡ các tế bào hồng cầu gây sốt rét.

+ Trùng kiết lị có chân giả ngắn và sinh sản nhanh, theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người gây lở loét ở thành ruột, đau bụng, đi ngoài phân nhầy có lẫn máu.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1. Hoàn thành bảng sau: Một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người.

Nguyên sinh vật

Tên bệnh

Biểu hiện của bệnh

Con đường nhiễm bệnh

Cách phòng trừ bệnh

Trùng sốt rét

 

 

 

 

Trùng kiết lị

 

 

 

 

Hướng dẫn giải

Một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người:

Nguyên sinh vật

Tên bệnh

Biểu hiện của bệnh

Con đường nhiễm bệnh

Cách phòng trừ bệnh

Trùng sốt rét

Sốt rét

Sốt cao và rét từng cơn

Muỗi đốt truyền trùng sốt rét vào máu người

-Không để ao tù, nước đọng.

- Diệt bọ gậy.

- Ngủ mắc màn…

Trùng kiết lị

Kiết lị

Đau bụng, đi ngoài phân nhày lẫn máu.

Theo thức ăn nước uống đi vào ống tiêu hóa

- Vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống xôi.

- Rửa tay trước khi ăn…

Câu 2. Hãy cho biết tên nguyên sinh vật (trong hình 17.3, 17.4, 17.5) tương ứng với từng ích lợi hoặc tác hại trong bảng sau:

Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật

Tên nguyên sinh vật

 

 

 

 

Hướng dẫn giải

Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật

Tên nguyên sinh vật

Làm thức ăn cho động vật

Tảo lục, tảo silic, trùng giày, trùng roi

Gây bệnh cho động vật và cho người

Trùng kiết lị, trùng sốt rét

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nhận biết được một số nguyên sinh vật như: tảo lục đơn bào, tảo silic, trùng roi, trùng giày, trùng biến hình thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật.
  • Nêu được sự đa dạng và vai trò của nguyên sinh vật.
  • Nêu được một số bệnh, cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên.
  • Quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 99 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 100 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 mục 2 trang 100 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 2 mục 2 trang 101 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập mục 2 trang 102 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng mục 2 trang 102 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.1 trang 45 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.2 trang 45 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.3 trang 45 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.4 trang 45 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.5 trang 45 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.6 trang 45 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.7 trang 45 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.8 trang 46 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.9 trang 46 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.10 trang 46 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.11 trang 46 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.12 trang 46 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 17.13 trang 46 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 17 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF