OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm


Nội dung bài học về Một số lương thực, thực phẩm được HOC247 trình bày với mục đích giúp học sinh nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học, biết cách sử dụng được kính hiển vi quang học quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước rất nhỏ. Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò của lương thực, thực phẩm

- Thức ăn của con người có 2 dạng:

+ Lương thực (chỉ các nguồn tinh bột): lúa gạo, ngô, khoai sắn, lúa mì

+ Thực phẩm: thịt, cá, rau, củ, quả…

- Thức ăn sẽ được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì sự sống, phát triển và hoạt động.

- Cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm thích hợp vì chúng rất dễ bị hỏng, nhất là trong môi trường nóng ẩm. Khi đó, chúng sinh ra những chất độc gây hại cho sức khỏe

1.2. Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm

1.2.1. Carbohydrate: nguồn năng lượng chính

Carbohydrate là tên gọi chung của nhóm chất chứa tinh bột, đường và chất xơ.

- Phần lớn có nguồn gốc thực vật

- Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Khi tiêu hóa, tinh bột chuyển hóa thành đường, rồi thành nước và khí carbon dioxide đồng thời giải phóng năng lượng.

- Đường cũng là một loại carbohydrate, có nhiều trong cây mía, thốt nốt, hoa quả ngọt

1.2.2. Các chất dinh dưỡng khác

a) Protein (chất đạm): có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt như đậu, đỗ…

- Vai trò: cấu tạo, duy trì, phát triển cơ thể. Protein liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể và cần thiết cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng

b) Lipid (chất béo): có ở trong bơ, dầu thực vật, sữa, lòng đỏ trứng, thịt, cá, lạc, vừng…

- Vai trò: nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể và có tác dụng chống lạnh

c) Chất khoáng và vitamin

- Chất khoáng: trong cơ thể người gồm calcium, phosphorus, iodine, zinc…

+ Vai trò: Cần thiết cho sự phát triển cơ thể

Ví dụ: Thiếu calcium xương trở nên xốp, yếu

- Vitamin: được đặt tên theo chữ cái A, B1, B2, C, D, E…

+ Vai trò: chỉ với lượng nhỏ nhưng có tác dụng lớn đến quá trình trao đổi chất

+ Phân loại:

  • Vitamin tan trong chất béo: A, D, E, K
  • Vitamin tan trong nước: B, C

+ Cơ thể không tự tổng hợp được đa số vitamin mà phải lấy vào qua thức ăn

- Chất khoáng và vitamin thường có nhiều trong các loại hải sản, rau xanh, củ, quả tươi

1.3. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng

- Mỗi loại thức ăn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng khác nhau

- Năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi người là khác nhau tùy độ tuổi, giới tính

+ Nếu ăn quá nhiều, hoạt động ít thì thức ăn sẽ tích trữ dưới dạng chất béo

+ Nếu ăn ít, hoạt động nhiều thì cơ thể sẽ suy dinh dưỡng
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1. Tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách?

Hướng dẫn giải

Cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách vì chúng rất dễ bị hỏng, nhất là trong môi trường nóng ẩm. Khi đó chúng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khỏe người dùng.

Câu 2. Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể?

Hướng dẫn giải

Nhóm carbohydrate có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nhóm carbohydrate chứa tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đường cũng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

Câu 3. Em hãy đề xuất cách bảo quản lương thực khô (gạo, ngô, khoai, sắn) và lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo)

Hướng dẫn giải

- Bảo quản lương thực khô(gạo, ngô,khoai,sắn): để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, khiến mọc mầm, thôi.

- Bảo quản lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo): để nơi khô ráo, trong tủ lạnh, đun sôi trước khi cất đi sẽ giữ được lâu hơn.

 

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học gồm 4 hệ thống chính,.

- HS nêu được cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 52 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 53 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 53 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 54 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Hoạt động mục 2 trang 54 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 55 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15.1 trang 25 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15.2 trang 25 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15.3 trang 25 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15.4 trang 25 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15.5 trang 26 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15.6 trang 26 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15.7 trang 26 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15.8 trang 26 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15.9 trang 26 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 15 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF