OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 12: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống


HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống trong chương trình khoa học 6 để giúp các em củng cố kiến thức về tế bào nhân sơ và tế bao nhân thực. Mời các em cùng tham khảo.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tế bào là gì?

Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo nên từ tế bào.

1.2. Hình dạng và kích thước của một số loại tế bào

- Các loại tế bào khác nhau có hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu, hình đĩa, hình nhiều cạnh, hình thoi, hình sao, …

- Tế bào thường rất nhỏ, kích thước 0,5 đến 100 micrômét (µm).

1.3. Cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật

- Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các thành phần cơ bản thực hiện chức năng nhất định của tế bào:

+ Màng té bào là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.

+ Tế bào chất là chất keo lỏng, chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

+ Nhân tế bào có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào.

- Lục lạp là bào quan có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật, chứa sắc tố quang hợp có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.

1.4. Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

- Tế bào nhân sơ kích thước nhỏ bằng 1/10 tế bào nhân thực, không có nhân hoàn chỉnh và không chứa bào quan có màng.

- Tế bào nhân thực có nhân và các bào quan có màng.

1.5. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

- Cơ thể sinh vật lớn lên là nhờ sự lớn lên và sinh sản của các tế bào.

- Khi một tế bào lớn lên và đạt một kích thước nhất định sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra hai tế bào mới (phân bào).

- Ý nghĩa sự phân chia tế bào:

+ Làm tăng số lượng tế bào của cơ thể.

+ Thay thế các tế bào bị tổn thương hay chết.

1.6. Thực hành quan sát tế bào

- Chuẩn bị: Kính lúp, kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, đìa petri, kim mũi mác, giấy thấm, lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt.

- Tiến hành:

+ Quan sát tế bào trứng cá:

1. Nhỏ một ít nước vào đĩa petri.

2. Dùng kim mũi mác khuấy nhẹ để trứng cá tách rời.

3. Quan sát hình dạng tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp.

+ Quan sát tế bào vảy hành

1. Tách một vảy hành tây ra khỏi củ hành.

2. Dùng kim mũi mác khoanh một mảnh biểu bì có kích thước 1cm × 1cm và nhẹ nhàng tách lấy lớp biểu bì đó.

3. Đặt lớp biểu bì lên lam kính.

4. Nhỏ một giọt nước cất lên lớp biểu bì đậy lamen.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1. So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực

Hướng dẫn giải

 

Tế bào nhân sơ

(Tế bào vi khuẩn)

Tế bào nhân thực

(Tế bào động vật, thực vật)

 

Giống

Đều có màng tế bào và tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân)

Khác nhau

Tế bào chất

Không có các bào quan có màng

Có các bào quan có màng

 

Nhân

Chưa hoàn chỉnh: chỉ có vùng nhân, không có màng bao bọc

Hoàn chỉnh:  có màng nhân bao bọc

 

Kích thước

Nhỏ

Lớn hơn (gấp khoảng 10 lần)

 

Câu 2. Tại sao tế bào hồng cầu lại có hình đĩa lõm hai mặt và mềm dẻo có khả năng thay đổi hình dạng, trong khi tế bào thần kinh lại rất dài (dài nhất đến 100cm)?

Hướng dẫn giải

Hồng cầu có dạng hình đĩa lõm hai mặt và mềm dẻo có khả năng thay đổi hình dạng để tăng việc thực hiện chức năng vận chuyển oxi đến các tế bào trong cơ thể; trong khi đó tế bào thần kinh lại có sợi trục rất dài để dễ dàng thực hiện chức năng truyền thông tin thần kinh từ nơi này sang nơi khác.

Câu 3. Tại sao người ta dùng cách đông đá để bảo quản thịt mà không thể bảo quản rau bằng cách tương tự?

Hướng dẫn giải

Tế bào động vật không có thành tế bào nên khi đông đá rồi rã đông tế bào không bị phá vỡ. Tế bào thực vật có thành (vách tế bào) bao bên ngoài màng tế bào giúp cho tế bào có hình dạng xác định, trong tế bào thực vật đặc biệt rau ăn lá chứa một hàm lượng nước (khá nhiều). Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan và thành tế bào nên khi rã đông cây rau không thể hồi phục về trạng thái ban đầu, mất giá trị sử dụng à chỉ bảo quản rau trong ngăn mát với thời gian hữu hạn.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.
  • Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.
  • Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào); nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.
  • Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.
  • Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh.
  • Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào).
  • Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
  • Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 7 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 7 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 66 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 mục 1 trang 68 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 2 mục 1 trang 68 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 68 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 mục 3 trang 70 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 2 mục 3 trang 70 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi mục 4 trang 71 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 71 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi mục 5 trang 72 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập mục 5 trang 72 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng mục 5 trang 72 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi mục 6 trang 75 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 12.1 trang 32 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 12.2 trang 32 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 12.3 trang 32 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 12.4 trang 33 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 12.5 trang 33 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 12.6 trang 33 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 12.7 trang 34 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 12.8 trang 34 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 12.9 trang 34 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 12 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF