OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Hong Tuan's Profile

Hong Tuan

Hong Tuan

01/01/1970

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 5
Điểm 20
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (5)

  • Hong Tuan đã trả lời trong câu hỏi: Vì sao thực dân Pháp không chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng ? Cách đây 3 năm

    C

  • Hong Tuan đã trả lời trong câu hỏi: Bối cảnh Pháp thực hiện khai khoáng lần 1 ở Việt Nam là gì? Cách đây 3 năm

    Bối cảnh:

    Sau khi bình định quân sự ở Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa nhằm vơ vét sức người sức của, để phục vụ cho sự thống trị lâu dài.Cuộc khai thác thuộc địa đã làm chuyển biến kinh tế và xã hội Việt Nam

  • -Nguyên nhân khách quan:

    +Thực dân Pháp có lực lượng mạnh hơn ta, lại quyết tâm xâm lược Việt nam làm thuộc địa

    +Hoàn cảnh lịch sử: Các nước Phong kiến lạc hậu khủng hoảng bị các đế quốc phương Tây xâm lược là tất yếu 

    Nguyên nhân chủ quan và thái độ của nhà Nguyễn:

    +Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết tổ chức nhân dân chống giặc như các triều đại phong kiến trước. Bởi vì mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến với nhân dân ngày càng sâu sắc

    +Triều đình luôn có tư tưởng cầu hòa, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, thậm chí còn tìm cách ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân

    +Vua quan triều Nguyễn bảo thủ, không chấp nhận cái mới để cải cách duy tân đất nước làm cho sức nước sức dân suy yếu, không đủ sức chống ngoại xâm

    +Cuộc kháng chiến chưa có lãnh đạo chung, thiếu đường lối, chủ trương thống nhất, lại diễn ra rời rạc suy yếu, không đủ sức chống giặc ngoại xâm

    +Nền quân sự ở nước ta lạc hậu, quân lính không được trang bị vũ khí đày đủ, không được huấn luyện thường xuyên

    -Trách nhiệm của Triều Nguyễn

    +Từ khi mới bắt đầu, triều Nguyễn đã có những chính sách sai lầm trong hàng loạt vấn đề như: Nông nghiệp, công thương nghiệp, ngoại giao... dẫn đến không được lòng dân, đất nước suy yếu tạo điều kiện cho thực dân Pháp xâm lược

    +Triều Nguyễn ôm khư khư cái cũ, bảo thủ cổ hủ, khước từ hàng loạt các cải cách của các sĩ phu yêu nước, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng chống Pháp. Như vậy có thể thấy nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc

    -Trong quá trình chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc hàng loạt các sai lầm như: Không đoàn kết nhân dân chống Pháp, nhu nhược đi theo con đường thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hang hoàn toàn, không biết nắm bắt các thời cơ quan trọng để giành thắng lợi

  • 8D

  • Sau khi bình định quân sự ở Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa nhằm vơ vét sức người sức của, để phục vụ cho sự thống trị lâu dài.Cuộc khai thác thuộc địa đã làm chuyển biến kinh tế và xã hội Việt Nam

    Về kinh tế:

    Nông nghiệp: Cướp ruộng đất lập đồn điền để trồng lúa, chè, cà phê(1897 thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước nhường quyền khai khẩn đất hoang cho chúng dẫn đến việc ruộng công của làng xã, của nông dân lưu tán bị địa chủ người Pháp chiếm hết) Công nghiệp:Tập chung khai thác mỏ( than đá, thiếc, kẽm..) nhằm đưa về nước để phục vụ cho nền công nghiệp chính quốc hay bán ra thị trường các nước. +Tiến hành xây dựng các cơ sở công nghiệp để sản xuất các mặt hàng không cạnh tranh với công nghiệp ở chính quốc +Chúng còn tiến hành xây dựng 1 số nhà máy như: Điện, nước, xi măng, dệt... để lợi dụng nguồn nhân lực dồi dào rẻ mạt ở Việt Nam -Thương nghiệp: Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu.Những mặt hàng từ Trung Quốc, Nhật Bản, Anh du nhập vào VIệt Nam rất khó khăn bởi hàng rào thuế quan của Pháp -Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống đường thủy và đường bộ khá hiện đại nhằm phục vụ cho mục đích khai thác và quân sự

    Về xã hội:

    Địa chủ phong kiến: Một số bộ phận địa chủ phong kiến(đại địa chủ) đầu hàng dựa vào Pháp, ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân, trở nên giàu có và làm tay sai cho Pháp .Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị Pháp chèn ép nên có tinh thần chống Pháp. Giai cấp nông dân: +Chiếm số lượng đông đảo nhất, bị thực dân Pháp chiếm ruộng đất, bóc lột nặng nề bằng các thuế khóa, phu phen, tạp dịch... cuộc sống của họ khổ cực .Một số người bỏ lên thành phố làm thuê trong các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ... và trở thành công nhân Suy cho cùng giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo của cách mạng tuy nhiên chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn nên chưa phát huy được tiềm lực của mình .Giai cấp công nhân: Ra đời từ nền công nghiệp thuộc địa, làm việc trong các hầm mỏ, xí nghiệp... Xuất thân chủ yếu từ nông dân .Số lượng ngày càng tăng, Bị giai cấp Tư sản bóc lột, trả lương thấp, đời sống của họ cơ cực Đây là lực lượng có tinh thần đấu tranh. Tuy nhiên giai đoạn này họ đấu tranh mục tiêu chủ yếu về kinh tế( mang tính tự phát) -Giai cấp Tư Sản Việt Nam .Những người làm trung gian, đại lý, nhà buôn, chủ xưởng... Ngay từ đầu họ đã bị chính quyền thực dân kìm hãm cho nên số lượng ít và tiềm lực kinh tế không mạnh Họ ít nhiều cũng có tinh thần đấu tranh chống Pháp và phong kiến .Tầng lớp tiểu tư sản: Gồm những tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, sinh viên... Có tri thức, tư tưởng tiến bộ, có tinh thần chống Pháp và là 1 phần lực lượng của cách mạng KL: Qua đó cho thấy xã hội VN thời kì này xuất hiện hai mâu thuẫn, Toàn thể dân tộc Việt Nam mâu thuẫn với Pháp( mâu thuẫn chính cần giải quyết),Mâu thuẫn của nông dân với địa chủ phong kiến Tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới vào đầu thế kỉ 20

Không có Điểm thưởng gần đây

OFF