OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Trần Linh's Profile

Trần Linh

Trần Linh

23/12/2008

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 88
Điểm 444
Kết bạn

Bạn bè (1)

Hoạt động gần đây (90)

  • Trần Linh đã trả lời trong câu hỏi: Thức ăn vật nuôi là gì Cách đây 4 năm

    Thức ăn vật nuôi là những thứ vật nuôi ăn, tiêu hóa và hấp thụ được

  • Trần Linh đã trả lời trong câu hỏi: Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi là gì ? Cách đây 4 năm

    Vai trò:

    – Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi 

    – Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi

  •  

    hãy vẽ 1 mạch điện gồm 2 pin,1 bóng đèn dây tóc ,1 công tắc,dây dẫn chỉ rõ  chiều của dòng điện trong mạch điện đó câu hỏi 1686128 - hoidap247.com

    - Chiều dòng điện là chiều từ phải qua trái

     

  • Trần Linh đã trả lời trong câu hỏi: Chứng minh Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người Cách đây 4 năm

    Tạo hoá ban cho con người biết bao nhiêu thứ tinh hoa. Để tồn tại và phát triển văn minh cho đến ngày hôm nay của con người phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng một trong những yếu tố cốt tử đó là thiên nhiên. Chính vì vậy bảo vệ thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

    Trước hết ta cần hiểu môi trường là gì? Đó chính là những sự vật hiện tượng xung quang và rất gần gũi chúng ta: nước, đất, không khí, cây cối, chim muông... Môi trường có một mối liên hệ rất mật thiết với cuộc sống của con người. Thậm chí môi trường còn xuất hiện và tồn tại trên hành tinh này trước khi có sự sống con người.

    Vậy tại sao “bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?

    Thật vậy. Thử hỏi nếu một ngày không có một bóng cây nào trên Trái đất liệu chúng ta sẽ ra sao. Đó cũng là ngày mà nhân loại sẽ bị diệt vong và việc hành tinh chúng ta trở thành một hành tinh chết là điều không tránh khỏi. thiên nhiên là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm dồi dào cho loài người. Loài người sẽ chẳng có áo ấm, ăn ngon, nhà ở nếu không có sự hỗ trợ của thiên nhiên. Những thanh gỗ để cất nhà, những mảnh đất màu mỡ để trồng cây cối hoa màu, những trận mưa rào cung cấp cho ta nguồn nước để tưới tiêu cho ruộng nương....Tất thảy đều có sự góp mặt của thiên nhiên.

    Mỗi năm, có hàng chục, hàng trăm thiên tai, thảm họa của thiên nhiên. Lúc đó những cánh rừng đầu nguồn, những cánh rừng phòng hộ lại là những lá chắn khổng lồ hữu hiệu hơn bao giờ hết ngăn chặn sự xâm nhập, càn quét cơn giận dữ của tạo hóa. Những cánh rừng rậm bạt ngàn thì có công hiệu như chiếc lá phổi khổng lồ của con người. thực tế cũng cho thấy, vào những trưa hè oi bức, nhất là trên một đất nước nhiệt đới như Việt Nam thì cái bóng râm mát của cây cối vào lúc đó mới dễ chịu, thoáng mát, là liều thuốc hữu hiệu đưa ta dứt khỏi cái nóng nực ấy.

    Không những thế, thiên nhiên môi trường còn mang lại cho con người những giá trị cả vật chất lẫn tinh thần. Trong thời buổi kinh tế phát triển bây giờ sẽ thật khó khăn để ta tìm ra một món hàng hóa nào mà không có nguồn gốc nguyên liệu từ thiên nhiên, môi trường. thêm vào đó, giờ đây khi đời sống con người tăng cao, nhu cầu giải trí vui chơi nghỉ dưỡng lại càng tăng cao. Cũng chính là lí do mà các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng các khu nghỉ dưỡng, với địa hình thiên nhiên ưu đãi nhưu bây giờ.

    Thiên nhiên, môi trường cho ta nhiều đến nư thế nhưng đổi lại thì con người đã tàn phá, tác động tiêu cực nhưu thế nào đối với thiên nhiên vạn vật. Những cánh rừng bị chặt phá, đồi trọc, núi mòn sẽ nói lên tất cả. nguồn nước bị ô nhiễm, đại dương thường xuyên đối mặt các vụ việc rò rỉ dầu. Rồi cả bầu không khí với nồng độ chất độc hại ngày một tăng ở các quốc gia phát triển ( Trung quốc, Mỹ....). sự khai thác tài nguyên đến cạn kiệt, kiệt quệ. Khi ngày một chứng kiến các vụ việc, thực tế tàn khốc ấy thì ta cũng chẳng lạ gì khi một ngày các giáo sư tuyên bố rằng: tất cả nhiên liệu, môi trường của trái đất sẽ cạn kiệtào khoảng 150 năm nữa, nguy cơ con người diệt vong là điều khó tránh khỏi.

    Bởi vậy mỗi người chúng ta, đặc biệt là những người trẻ, các bạn học sinh cần ý thực được vai trò của thiên nhiên môi trường đối với cuộc sống của chúng ta. Để từ đó mà có thái độ đúng đắn và hành động thiết thực. hãy chung tay vì một môi trường xanh, sạch, đẹp và còn là vì một trái đất tươi đẹp, văn minh ngày mai.

  • Trần Linh đã trả lời trong câu hỏi: Tại sao trên thang nhiệt đo nhiệt kế y tế không có nhiệt độ trên 42 độ C? Cách đây 4 năm

    vì nhiệt độ cơ thể con người không vượt quá 42oC

  • Trần Linh đã trả lời trong câu hỏi: Nhận xét về những thành tựu đạt được của thời Lê? Cách đây 4 năm

    _ Về giáo dục, thi cử:

    + Ở các đạo, phủ đều có trường công.

    + Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng 1 thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

    _ Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca, Quốc âm thi tập,...

    _ Về khoa học:

    + Sử học: có các tác phẩm Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,..

    + Địa lí học: có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thắng đồ.

    + Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

    + Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

    _ Về nghệ thuật:

    + Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc chèo, tuồng

    + Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trinhg lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

  • Từ năm 1424 đến cuối năm 1426, đội quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và dành được nhiều thắng lợi. Trong đó, tiêu biểu là cuộc giải phóng Nghệ An (năm 1424), giải phòng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425) và cuộc tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (Cuối năm 1426). Cụ thể diễn biến các cuộc khởi nghĩa như sau:

    Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

    • Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận
    • Ngày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân
    • Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

    Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)

    • Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa

    => Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm

    Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

    • Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc :
      • Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang
      • Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan
      • Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan
    • Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt
    • Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ

    => Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công

  • Từ năm 1424 đến cuối năm 1426, đội quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và dành được nhiều thắng lợi. Trong đó, tiêu biểu là cuộc giải phóng Nghệ An (năm 1424), giải phòng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425) và cuộc tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (Cuối năm 1426). Cụ thể diễn biến các cuộc khởi nghĩa như sau:

    Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

    • Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận
    • Ngày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân
    • Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

    Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)

    • Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa

    => Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm

    Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

    • Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc :
      • Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang
      • Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan
      • Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan
    • Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt
    • Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ

    => Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công

  • Trần Linh đã trả lời trong câu hỏi: Tình hình nước ta vào cuối thế kỉ XVI. Cách đây 4 năm

    1. Triều đình nhà Lê

    - Từ đầu thế kỉ XVI, vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém.

    - Nội bộ triều Lê "chia bè kéo cánh", tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê.

    - Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.

    2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI

    - Nguyên nhân:

    + Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác".

    + Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng.

    - Diễn biến: Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

    - Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

  • - Do so sánh tương quan lực lượng giữa hai bên:

    + Nghĩa quân Lam Sơn: những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân còn non yếu, gặp nhiều khó khăn, nguy nan, phải ba lần rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa) và liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc. Nghĩa quân đã lâm vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét.

    + Trong khi đó, lực lượng quân Minh còn mạnh và làm chủ cả nước.

    => Vì vậy, mùa hè năm 1423 Lê Lợi đã đề nghị tạm hòa với quân Minh để bảo toàn lực lượng.

    * Lực lượng quân Minh không đánh ta mà lại chấp nhận lời đề nghị giảng hoà của Lê Lợi vì:

    - Vì chúng mắc một cuộc xâm lược ở phía Bắc đánh quân Minh nên phải giảng hòa để chiến cuộc xâm lược đó, củng cố lực lượng.

    - Vì quân Minh muốn mua chuộc hoặc bắt Lê Lợi về nước Minh phục tùng chúng, là người của nhà Minh, do Lê Lợi là một người thông minh và tài giỏi.


     

Điểm thưởng gần đây (1)

  • Trần Linh: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
OFF