OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Nguyên Giang's Profile

Nguyên Giang

Nguyên Giang

01/01/1990

Số câu hỏi 4
Số câu trả lời 6
Điểm 0
Kết bạn

Bạn bè (1)

Hoạt động gần đây (11)

  • Nguyên Giang đã đặt câu hỏi: so sánh các phép toán Cách đây 4 năm

    100 va 200

    cái nào lớn hơn

  • Nguyên Giang đã trả lời trong câu hỏi: Em hãy nêu cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. Cách đây 4 năm

    Mở bài: Giới thiệu nội dung bài viết (tùy theo thể loại mà xác định nội dung cần giới thiệu). - Thân bài: Thực hiện các yêu cầu trọng tâm như kể chuyện, biểu cảm, miêu tả hay nghị luận... - Kết bài: Khái quát vấn đề hay nêu cảm xúc, suy nghĩ trước câu chuyện kể hoặc đối tượng miêu tả.

  • Nguyên Giang đã trả lời trong câu hỏi: Em hãy cho ví dụ 5 chức năng của câu nghi vấn. Cách đây 4 năm

     Bạn ăn cơm chưa ? 2, dùng để cầu khiến, yêu cầu thực hiện một việc nào đó. VD: “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” ( Cái này mk trích k rõ có chuẩn k nữa ) 3, Khẳng định 1 sự việc xảy ra VD: Nhà cháu còn phải tiết kiệm tiền trả nợ ngân hàng nữa , nên bữa cơm nhà cháu nó mới đơn giản vậy ạ , chứ cháu có muốn thể đâu ? 4, phủ định dùng để loại bỏ, bác bỏ ý kiến được nêu ra. VD: Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả buồn? 5, Bộc lộ cảm xúc VD: Mẹ ơi con nhớ mẹ quá , sao mẹ đi đâu mà lâu về thế ?

  • Trong nền văn hóa dân tộc, hình tượng những Ông Đồ trong dịp tết cổ truyền đã đi vào lòng người dân. Một nét đẹp mang học thức,mang trí tưởng tượng dồi dào, mỗi con chữ các Ông Đồ viết dành cho người đi xin chữ đều mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng quy chung lại người Việt ta vẫn quan niệm xin cái may mắn theo ước nguyện của họ cho một năm mới thuận buồm xuôi gió.Nhưng dường như những sự thay đổi đã làm cho nét đẹp ấy phai nhạt phần nào, hình ảnh Ông Đồ in trong tâm trí trong thơ của tác giả Vũ Đình Liên thật rõ ràng, sâu sắc.

    Ông Đồ là những người có khả năng viết chữ Nho điêu luyện.Chữ Nho là một loại chữ đầy hình tượng, giàu ý nghĩa. Những người này được đào tạo, học hành tốt trong

    Nền văn hóa nho giáo, tiếp xúc với chữ Hán nhiều thi và đỗ đạt có bằng vị, được công nhận, những người này có thể làm thêm để kiếm sống bằng nghề viết thuê.

    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu giấy đỏ
    Trên phố đông người qua.

    Có thể thấy được không khí Tết đã về qua những nhánh hoa đào nở cũng báo hiệu một mùa xuân mới lại về cùng với đất trời. Tâm trạng con người dường như cũng khoan khoái, vui tươi, tấp nập chuẩn bị cho những ngày Tết Âm Lịch đặc biệt quan trọng của đất nước. Vào chính khoảnh khắc này, Ông Đồ có thể thể hiện tài năng của mình qua công việc ý nghĩa, thoải mái, kiếm sống qua việc viết chữ theo yêu cầu của người hứng thú với con chữ, đồ nghề của ông đơn giản chỉ là "Mực tàu, giấy đỏ, cùng kiến thức".Hình ảnh Ông Đồ được tác giả nhắc đến với sự thân thương, gợi lại sự an lành, vui vẻ ngược lại với sự xô bồ của đường phố, ông bình dị, điềm đạm mà vẫn , thu hút được rất đông người qua lại là tâm điểm của sự chú ý của bức tranh này. Bức tranh tác giả vẽ ra trong trí nhớ đầy tiếng động, hình ảnh, cả nhân vật, có kí ức về thời gian đẹp nhất của mùa xuân tuyệt vời. Mở ra cho ta một đoạn 4 câu thơ đầy ý nghĩa tiếp theo.

    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài
    Hoa tay thảo những nét.
    Như phượng múa rồng bay.

    Sự giản dị mang theo những phẩm chất quý báu của mình khiến ông thu hút được nhiều người. Họ muốn xin chữ, xin cái đẹp từ ông. Ông cũng rất ấm lòng khi nghe được những câu mang nghĩa " tấm tắc khen tài", sự trân trọng trong từng con chữ khiến cho " bao nhiêu người thuê viết" với ý nghĩa to lớn vừa học để có kiến thức, học chữ Nho để làm người quan trong nhất là đề cao mối quan hệ của mỗi con người và năm đức tính cần có thông qua việc học chữ, đó là: Nhân, Nghĩa, Lễ Trí, Tín, qua đó hướng con người đi theo một con đường tốt đẹp nhất. Các câu thơ tiếp theo để miêu tả rõ nhất sự tài năng của ông đồ. Và người có nhiều hoa tay không chỉ viết chữ, mà họ còn tạo ra được cả một tác phẩm như một bức tranh mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật. Hình ảnh ông đồ ngồi khoan thai, bàn tay nhẹ nhàng múa lượn những nét bút đưa lên dứt khoát,điêu luyện đến từng chi tiết "nét thanh, nét đậm, nét xổ", thanh thoát theo từng chữ như "Rồng bay phượng múa" càng thấy sự phóng khoáng, nhưng không hề mất tính chính xác trong phong cách viết chữ Nho để treo tết, viết một tác phẩm để đời. Dân gian ta có câu "Nét chữ nết người" là thể hiện được cái tài, cái tâm qua những nét bút tinh tế, chất chứa tâm hồn tinh hoa, khát vọng, lý tưởng phong cach sống đĩnh đạc của những Ông đồ. Con chữ ông viết muôn hình muôn kiểu không lẫn, không trùng lặp là cả một sự sáng tạo không ngừng từ con người trí thức ấy.Và đoạn thơ chưa dừng lại ở sự vui tươi, có một chút trầm lắng xuống ở đoạn 3 chính là tiếp nối dòng suy nghĩ giữa quá khứ với hiện tại.

    Nhưng mỗi năm mỗi vắng
    Người thuê viết nay đâu
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu.

     

    Cảm nhận về bài thơ Ông đồ

    Từ nhưng báo hiệu một điều gì đó mang sự biến động dù ít hay nhiều, điệp từ mỗi...mỗi làm cho câu thơ dài ra về thời gian,không gian, cái sự lắng xuống, kéo dài đó là sự tự an ủi cho thực tại về việc xin chữ Ông Đồ đã không được phổ biến như ngày xưa nữa. Tác giả đã tự tặt ra cho mình một câu hỏi về những người thuê viết chữ đã vãng dần, phải chăng họ cũng đã mờ nhạt tình yêu theo năm tháng với con chữ Nho khi đã phát triển một nguồn chữ mới "chữ Quốc Ngữ",sự chảy trôi nhanh của thời đại . Người không được thuê, vật không được sử dụng làm từng thứ trong mỗi câu trở nên thấm nỗi buồn cùng con người nhờ sử dungjt thành công biện pháp tu từ nhân hóa. Giờ đây, sự xuất hiện của ông đồ trái ngược với sự vui tươi, lòng kính trọng, tin yêu từ người xin chữ bằng cả tấm lòng vốn có ban đầu, một nét đẹp rất riêng dành cho mùa xuân đã tạm thời lắng dần. Mà với các ông đồ giờ này:

    Ông đồ vẫn ngồi đây
    Qua đường không ai hay

    Ông "vẫn chờ, vẫn ngồi đây" vẫn là cái sự điềm đạm, cao quý như năm nào nhưng đáp lại bằng sự thờ ơ lạnh nhạt của người dân. Tác giả như một người đứng từ xa trông vào và phải thốt lên sự ngậm ngùi cho sự nghiệp của những ông đồ, sự lãng quên, đẩy ra bên lề của những tờ thư pháp cổ, thờ ơ trước sự tồn tại của ông Đồ là những gì đáng để chúng ta đau đáu, suy nghĩ, đồng cảm.

    Việc xin chữ từ đó đã trở thành những ký ức ngọt ngào mà những thế hệ cũ đã được chứng kiến, thưởng thức.Tác phẩm đã khắc họa chân thực nhất về Ông Đồ, đưa đến được thông điệp xin chữ Ông Đồ là một truyền thống rất hay, đáng phải giữ gìn cho thế hệ sau của dân tộc, góp phần giáo dục lối sống làm người cho người trẻ.

    Hiện nay đã xuất hiện thêm tuy không nhiều "ông tiểu đồ" ở những khu vực có tính văn hóa, những khu giải trí trong dịp Tết Việt nhưng đã thỏa mãn niềm đam mê thư pháp ở người dân, họ góp phần tiếp nối bản sắc dân tộc, tô điểm cho thành phố như một nét đẹp ngày Xuân.

  • Nguyên Giang đã đặt câu hỏi: so sanh phep tinh Cách đây 4 năm

    123 444

    cái nào lớn hơn

  • Nguyên Giang đã trả lời trong câu hỏi: Số nghiệp của phương trình x-31-x=2 là Cách đây 4 năm

    1

  • Nguyên Giang đã trả lời trong câu hỏi: so sanh phep tinh Cách đây 4 năm

    <

  • Nguyên Giang đã đặt câu hỏi: so sanh phep tinh Cách đây 4 năm

    1000 20000

    ai lớn hơn

  • Nguyên Giang đã kết bạn hoang khoa Cách đây 4 năm
  • Nguyên Giang đã trả lời trong câu hỏi: so sanh phep tinh Cách đây 4 năm

    <

Không có Điểm thưởng gần đây

OFF