OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Long Lê's Profile

Long Lê

Long Lê

01/01/1990

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 39
Điểm 124
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (43)

  • DÀN Ý HƯỚNG DẪN CHI TIẾT ĐỀ BÀI " CHỨNG MINH RẰNG VĂN CHƯƠNG GÂY CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA KHÔNG CÓ " LỚP 7.

    I.Mở bài :

    • Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

    Văn chương với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo mang đến cho ta những bài học giáo dục sâu sắc, khơi dậy trong ta những cảm xúc  ta không có. Chính vì thế nhận định :" Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " hoàn toàn thuyết phục.

    II. Thân bài :

    a. Giải thích:

    • Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm. Vì vậy nhận định " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " là hoàn toàn đúng đắn.

    b.Chứng minh :

    • Bài thơ Lượm gây xúc động cho người đọc về sự hi sinh anh dũng của chú bé liên lạc. Đó cũng là những đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng không thể nào quên ấy.Từ đó gợi ra trong lòng người đọc sự hạnh phúc, lời cảm ơn khi được sống trong hòa bình độc lập như ngày hôm nay.
    • Tác phẩm" Cuộc chia tay của những con búp bê "của nhà văn Khánh Hòa đã cảm nhận được nỗi đau chia lìa của Thành và Thủy, những vết thương mà rất lâu mới có thể lành mà những đứa trẻ phải gánh chịu khi mái ấm gia đình tan vỡ. Đó cũng là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần bảo vệ tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ, cần có trách nhiệm với tuổi thơ của chúng, hậu quả khi một mái nhà êm ấm chia lìa không chỉ tác động đến người lớn mà còn ảnh hưởng đến tâm lí của những người con.
    • Khi đọc " Cổng trường mở ra " ta thấy được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi con bước vào một cánh cửa mới, chân trời mới của cuộc đời. Từ đó ta cũng hiểu được nỗi lòng của những người mẹ luôn hết lòng vì con, con dù lớn như thế nào thì vẫn cần mẹ chở che. Đó cũng là lời khẳng định vai trò của nhà trường và xã hội vì tương lai của trẻ em trong sự nghiệp giáo dục.
    • Trong " Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài ta thấy thương cảm cho Dế Choắt vì sự ngông cuồng của Dế Mèn đã để lại một bài học đau đớn và cả nỗi niềm ân hận không nguôi trong lòng Dế Mèn. Từ đó cũng để lại bài học cho chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng trước mọi hành động của mình và chịu trách nhiệm với chính bản thân và mọi người xung quanh.
    • Tác phẩm " Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi đã khơi gợi trong lòng người đọc sự xúc cảm trước vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau mặc dù ta chưa từng đặt chân đến nơi đây.
    • Bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua đó cũng thể hiện sự trân trọng với nhân phẩm và đức hạnh của người phụ nữ vẫn luôn " giữ vững tấm lòng son". Không những vậy ta cũng cần lên án cái xã hội thối nát lúc bấy giờ.
    • Đọc bài thơ " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan ta cũng thấy nỗi đau của một người con mất nước, đã đi qua một thời vang bóng của lịch sử dân tộc
    • " Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
    •   Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ".
    • Đọc tác phẩm " Thuốc " của Lỗ Tấn ta thấy thương cảm cho số phận của con người Trung Hoa dưới chế độ bấy giờ, họ tin một cách u mê những thứ mê tín dị đoan, thứ phương thuốc ghê sợ từ máu của đồng loại. Từ đó cũng gợi trong ta niềm tin về ánh sáng của cách mạng, tìm phương thuốc để cứu chữa căn bệnh của nhân dân Trung Hoa bấy giờ.

    c. Đánh giá :

    • Ý kiến " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" hoàn toàn thuyết phục, đã khẳng định được giá trị và vai trò của văn chương trong việc nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong lòng người.
    • Tuy nhiên văn chương không chỉ khơi dậy tình cảm con người không có mà nó còn bồi đắp những tình cảm sẵn có để mạch nguồn cảm xúc tốt đẹp được nối dài mãi.

    III.Kết bài :

    • Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh

    Nhận định :" Văn chương gây cho ta những tình cảm không có " là vô cùng đúng đắn. Do vậy cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật chân chính.

  • Câu tục ngữ làm kim chỉ nam trong cuộc sống, ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Khi đã làm việc gì dù khó khăn cũng phải cố gắng đến cùng, không được bỏ cuộc. Những sóng gió cuộc đời, những thất bại mà ta gặp phải sẽ là bài học giúp chúng ta rèn luyện, trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm hơn. Một lần vấp ngã là một lần chúng ta học cách đứng lên. Mỗi chúng ta cần phải rèn cho mình tính kiên trì nhẫn lại, không nản lòng khi vấp ngã, " thất bại là mẹ thành công" thế nên chắc chắn những điều chúng ta ao ước sẽ đạt được bằng chính sự nỗ lực bản thân mình

     

  • Qua bài viết Ca Huế trên sông Hương , tác giả Hà Anh Minh đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú.

    Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục

  • Trong những ngày này, nhân dân cả nước đang vui mừng kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020).

    Đất nước sau 45 năm thống nhất liên tục đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị; các nhiệm vụ về bảo đảm an sinh xã hội, chính sách người có công... 

    Tuy nhiên, từ ngày 23/1/2020, dịch COVID-19 được xác định ở Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc chiến đầy cam go, thử thách. Để kết nối sự chung tay, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, huy động sự vào cuộc của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Lời kêu gọi "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19" và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng sau 45 ngày chính thức phát động.

    Lan tỏa mạnh mẽ nghĩa cử cao đẹp

    Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trụ sở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như cơ quan Mặt trận 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã đón nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đến ủng hộ phòng, chống dịch. 

    Thông điệp của lòng yêu thương đã lan tỏa mạnh mẽ. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn chia sẻ: "Thật xúc động khi được tiếp nhận rất nhiều sự ủng hộ dù ít, dù nhiều từ tấm lòng của các cụ, các bác lớn tuổi đến các cháu thiếu nhi; từ những người có điều kiện kinh tế hay đang còn khó khăn; của các tổ chức tôn giáo, đồng bào ta ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế; các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân; từ các thầy cô giáo đến các em học sinh; từ các chiến sỹ công an, quân đội đến huấn luyện viên bóng đá, các cầu thủ, nghệ sỹ và rất nhiều những cô bác, anh chị với nhiều nghĩa cử cao đẹp."

    Tính từ khi phát động đến ngày 29/4/2020, số tiền, hiện vật các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng, chống dịch được hơn 1.900 tỷ đồng, trong đó thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gần 914 tỷ đồng, tại 63 tỉnh, thành phố, tổng số tiền, hàng ủng hộ và đăng ký ủng hộ được hơn 1.025 tỷ đồng; trong đó ủng hộ bằng tin nhắn thông qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia đầu số 1407 do Ban Thường trực phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Bộ Y tế phát động từ ngày 19/3/2020 đến nay được khoảng hơn 150 tỷ đồng. 

    Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường trực đã chuyển tiền ủng hộ tới Bộ Y tế để mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời chuyển hiện vật tới Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… để có thêm những đồ dùng, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đồng bào, cán bộ, chiến sỹ tại các địa điểm cách ly trên cả nước.

    Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trân trọng ghi nhận sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong suốt thời gian qua; đồng thời ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao Mặt trận Tổ quốc các địa phương đã thường xuyên phối hợp, kịp thời hưởng ứng thực hiện hiệu quả ngay sau khi phát động, nhất là các đồng chí ở cơ sở, đã rất vất vả, cực nhọc trong quản lý, theo dõi, phục vụ tại các khu vực cách ly...

    Đồng chí Trần Thanh Mẫn cũng bày tỏ sự cảm ơn, trân trọng, chia sẻ về những nhọc nhằn, sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn ngành Y tế, lực lượng Quân đội, Công an, đặc biệt, là sự đồng tâm, hiệp lực của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài trong cuộc chiến với đại dịch; qua đó hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội.

    Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã chủ động, kịp thời quán triệt, triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được thực hiện với nhiều hình thức; vận động nguồn lực ủng hộ công tác phòng, chống dịch thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở. 

    Ở các địa phương, phát huy vai trò của Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, người uy tín trong cộng đồng, trong đồng bào dân tộc, tôn giáo, triển khai tuyên truyền đến từng địa bàn khu dân cư, hộ gia đình... Bên cạnh đó, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần phòng, chống dịch. 

     

    Nhiều suất cơm, phần quà vẫn tiếp tục được chia sẻ với người nghèo tại TP.HCM
    dù đã kết thúc thời gian giãn cách xã hội.
     


    Chung sức, đồng lòng khắc phục khó khăn

    Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, Việt Nam đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý, góp phần làm nên những thành công bước đầu trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

    Trước hết, đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó nổi bật là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, cán bộ ngành ngoại giao, các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương… đã vào cuộc quyết liệt, quyết đoán với thông điệp quan trọng là "chống dịch như chống giặc," không ai đứng ngoài cuộc. 

    Bên cạnh đó, Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và phương châm "4 tại chỗ": chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ, cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của toàn dân. 

    Ngay từ những ngày đầu dịch bệnh, thông qua các tin nhắn, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cung cấp thông tin chính thống, minh bạch, giúp mỗi người dân tiếp cận liên tục, kịp thời để hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng ngừa. Những thông tin về diễn biến của bệnh được cơ quan chức năng cập nhật và thông báo công khai trên trang thông tin của Bộ Y tế và các phương tiện truyền thông, giúp người dân tin tưởng, có cách ứng phó hợp lý. 

    Đến nay, Việt Nam đã 13 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Với 270 ca mắc COVID-19 trong 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch bệnh ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới.

    Đồng chí Trần Thanh Mẫn cho rằng, Việt Nam đã thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch đúng đắn, với chi phí thấp, được các tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19. 

    "Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng; nhiệm vụ hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc các cấp là tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thật tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại hội nghị của Bộ Chính trị ngày 23/4/2020 và Chỉ thị số 19, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới," Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định. 

    Do đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần động viên nhân dân huy động nguồn lực, khắc phục hậu quả nghiêm trọng của dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giúp nhau ổn định cuộc sống; lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp trong xã hội, nhân rộng những mô hình, sáng kiến, sáng tạo giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng hay hợp tác xã, doanh nghiệp… vươn lên mạnh mẽ trong khó khăn, thử thách. 

    Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bày tỏ tin tưởng: Mỗi người, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, đồng bào trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, quyết tâm khắc phục khó khăn, chung sức, đồng lòng, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để góp phần khắc phục nhanh hậu quả của dịch COVID-19; phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, tạo khí thế mới trong quá trình tổ chức Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./. 

    (TTXVN/Vietnam+)

  • Long Lê đã trả lời trong câu hỏi: Tìm x biết \((2x+ 1)^4=(2x +1)^6\) Cách đây 4 năm

  • Long Lê đã trả lời trong câu hỏi: Tìm x biết \((x-1,5)^2=9\)? Cách đây 4 năm

    đc

     

  • Long Lê đã trả lời trong câu hỏi: Nếu góc B và góc C là hai góc phụ nhau thì: SinB = sinC Cách đây 4 năm

    I./ Mục tiêu:

     * Giúp học sinh củng cố các kiến thức cơ bản về các hệ thức trong tam giác vuông, các tỉ số lượng giác.

     * Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, tư duy tính toán thông qua cá bài tập cơ bản và phát triển nâng cao

     * Giáo dục tinh thần tự giác trong học tập, lao động, tư duy độc lập sáng tạo.

    II/ Nội dung:

     I. Kiến thức cơ bản:

     1) Các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

    - Định lí 1: b2 = a. c ; c2 = a .c

    - Định lí 2: h2 = b .c

    - Định lí 3: b.c = a.h `

    - Định lí 4: = +

    2) Các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

    b = a.SinB = a.CosC

    c = a.SinC = a.CosB

    b= c.TgB= c.CotgC

    c = b.TgC = b.CotgB

    - Nếu biết 1 góc nhọn thì góc còn lại là 900 -

    - Nếu biết 2 cạnh thì tìm 1 tỉ số LG của góc Tìm góc đó bằng cách tra bảng

    - Dùng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông

  • Long Lê đã trả lời trong câu hỏi: Hàm số y = (3/5)x^5 - 3x^4 + 4x^3 - 2 đồng biến trên khoảng nào? Cách đây 4 năm

    Hơi khó một tí nha

  • Long Lê đã trả lời trong câu hỏi: Hãy nêu hiểu biết của em về châu Phi? Cách đây 4 năm

    Châu Phi (Africa) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ ba về diện tích (sau châu Á và châu Mỹ). Với diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 1.225.100.000 người sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2016, châu Phi chiếm khoảng 16,4% dân số thế giới

    Mục lục

    Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

    Bản đồ thế giới chỉ ra châu Phi về mặt địa lý

    Tên gọi trong tiếng Việt của châu Phi bắt nguồn từ tên gọi tiếng Trung “非洲” (âm Hán ViệtPhi châu). Chữ “Phi” 非 trong “Phi châu” 非洲 là gọi tắt của “A Phi Lợi Gia” 阿非利加.[2][3] “A Phi Lợi Gia” (阿非利加 - "Ā fēi lì jiā") là phiên âm tiếng Trung của danh xưng tiếng Bồ Đào Nha “África”.[4]

    Từ “África” trong tiếng Bồ Đào Nha bắt nguồn từ tên gọi tiếng La-tinh “Africa”.[4]

    Tên gọi Africa được người châu Âu sử dụng thông qua người La Mã cổ đại, là những người sử dụng tên gọi Africa terra - "vùng đất Afri" (số nhiều, hay "Afer" ở dạng số ít) - để chỉ phần miền bắc của châu lục này, như là tỉnh Africa với thủ đô của nó là Carthage, tương ứng với Tunisia ngày nay.

    Nguồn gốc của Afer có thể có từ:

    Nhà sử học Leo Africanus (1495-1554) cho là nguồn gốc của từ phrike có nghĩa là "lạnh và sự khiếp sợ" trong tiếng Hy Lạp khi tổ hợp với tiền tố phủ định a-, có nghĩa là vùng đất không có lạnh và sự khủng khiếp. Nhưng sự thay đổi của âm từ ph sang f trong tiếng Hy Lạp có thể chỉ có từ thế kỷ I, vì thế trên thực tế nó khó có thể là nguyên gốc của tên gọi.

    Ai Cập đã từng được những người cổ đại coi như là một phần của châu Á, và lần đầu tiên nó được gắn với châu Phi nhờ công của nhà địa lý Ptolemy (85-165), là người đã chấp nhận Alexandria như là kinh tuyến gốc và coi kênh đào Suez và Hồng Hải như là ranh giới giữa châu Á và châu Phi. Khi người châu Âu có thể hiểu ra quy mô thực sự của châu lục này thì ý tưởng về Africa cũng đã được mở rộng cùng với hiểu biết của họ.

    Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài chi tiết: Lịch sử Châu Phi‎

    Châu Phi là cái nôi của loài người. Trong suốt thời kỳ tiền sử của loài người, châu Phi giống như các châu lục khác đã không có các quốc gia mà chủ yếu là các nhóm người săn bắn theo bầy đàn sinh sống. Khoảng năm 3300 TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại đã ra đời và phát triển, nó đã tồn tại với các mức độ ảnh hưởng khác nhau cho đến khoảng năm 343 TCN. Các nền văn minh khác bao gồm Ethiopia, vương quốc Nubia, các vương quốc Sahel GhanaMali và Songhai và Đại Zimbabwe.

    Năm 1482, người Bồ Đào Nha đã thiết lập trạm thương mại đầu tiên (trong số nhiều trạm như thế) dọc theo bờ biển Guinée ở Elmina. Sự phát hiện ra châu Mỹ năm 1492 đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong buôn bán nô lệ mà trước thời kỳ của người Bồ Đào Nha thì việc buôn bán này trên đất liền gần như chỉ là những trường hợp hãn hữu.

    Nhưng cùng vào thời điểm này thì chế độ nông nô đã đi vào giai đoạn kết thúc ở châu Âu và trong đầu thế kỷ XIX, các lực lượng thực dân châu Âu đã tiến hành sự "tranh giành châu Phi" vô cùng khủng khiếp và đã chiếm đóng nhiều vùng đất của châu lục này, tạo ra nhiều quốc gia thuộc địa, chỉ để sót lại 2 quốc gia độc lập là Liberia, thuộc địa của người Mỹ da đen và Ethiopia. Sự chiếm đóng này còn tiếp diễn cho đến tận sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các nước thuộc địa dần dần giành được quy chế độc lập hình thức.

    Ngày nay, châu Phi là quê hương của trên 50 quốc gia độc lập, tất cả trong số đó có đường biên giới được tạo ra trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân của người châu Âu.

    Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

    Châu Phi trong hình, với châu Nam Cực ở phía nam và sa mạc Sahara cũng như bán đảo Ả Rập ở phía trên của Địa Cầu

    Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.

    Bị Địa Trung Hải ngăn cách với châu Âu, đại lục này nối liền với châu Á về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez (bị cắt ngang bởi kênh đào Suez) có bề rộng 130 km (80 dặm). Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm về phía đông kênh đào Suez (thông thường cũng được coi như là thuộc châu Phi). Từ điểm xa nhất về phía bắc là Ras ben Sakka ở Tunisia, nằm về phía tây mũi Blanc, ở vĩ độ 37°21' bắc, tới điểm xa nhất về phía nam là mũi Agulhas ở Nam Phi, 34°51′15″ nam, có khoảng cách khoảng 8.000 km (5.000 dặm); từ Cabo Verde, 17°33′22″ tây, tức điểm xa nhất về phía tây tới Ras Hafun ở Somalia, 51°27′52″ đông, có khoảng cách xấp xỉ 7.400 km (4.600 dặm). Độ dài của bờ biển là 26.000 km (16.100 dặm). Sự thiếu vắng các chỗ lõm sâu dọc theo bờ biển được so sánh thể hiện theo thực tế bằng tầm cỡ châu Âu, nơi có diện tích chỉ 9.700.000 km² (3.760.000 dặm vuông) nhưng lại có đường bờ biển tới 32.000 km (19.800 dặm).

    Các đường cấu trúc chính của châu lục này được thể hiện theo cả hai hướng tây-đông (ít nhất là ở phần bán cầu bắc) của những phần nằm về phía bắc nhiều hơn và hướng bắc-nam ở các bán đảo miền nam. châu Phi vì thế có thể coi là tổ hợp của hai phần vuông góc với nhau, phần phía bắc chạy theo hướng từ đông sang tây, phần phía nam chạy theo hướng bắc-nam.

    Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

    Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

    Khoáng sản[sửa | sửa mã nguồn]

    Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú, là châu lục đang nắm giữ 90% lượng Cobalt, 90% Platin, 50% Vàng, 98% Crom, 70% Tantalite[5], 64% Mangan và một phần ba lượng Urani của thế giới. Cộng hòa Dân chủ Congo có 70% lượng Coltan của thế giới, một loại Khoáng sản được dùng để sản xuất tụ điện Tantalum cho các thiết bị điện tử như điện thoại di động. Guinea là quốc gia xuất khẩu Bô xít lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.

    Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

    Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

    Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:

    Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Congo và miền duyên hải phía bắc vịnh Guinea.

    - Hai môi trường nhiệt đới:càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa & xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằnsơn dươnghươu cao cổ...) và động vật ăn thịt (sư tửbáo gấm...)

    - Hai môi trường hoang mạc, gồm sa mạc Sahara ở phía bắc & hoang mạc Kalaharihoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vậtđộng vật nghèo nàn.

    - Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.

    Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

    Bản đồ chỉ ra những vùng thuộc địa của người châu Âu đối với châu Phi vào đầu Thế chiến I

    Châu Phi thuộc địa[sửa | sửa mã nguồn]

    Chủ nghĩa thực dân đã tạo ra những hậu quả gây mất ổn định trên tất cả những điều mà các bộ tộc châu Phi ngày nay còn cảm nhận được trong hệ thống chính trị của châu Phi. Trước khi có ảnh hưởng của người châu Âu thì các ranh giới quốc gia đã không phải là những điều đáng quan tâm nhất, trong đó người Phi châu nói chung theo các thực tiễn trong các vùng khác của thế giới, chẳng hạn như ở bán đảo Ả Rập, mà ở đó lãnh thổ của các nhóm dân cư là trùng khít với khu vực có ảnh hưởng về quân sự và thương mại của họ. Sự cố tình của người châu Âu trong việc vạch ra các ranh giới xung quanh các lãnh thổ để chia tách họ ra khỏi các quyền lực khác tại thuộc địa thông thường có ảnh hưởng tới việc chia cắt các nhóm dân cư hay chính trị liền kề hoặc cưỡng ép các kẻ thù truyền thống phải sống cạnh nhau mà không có khu vực đệm giữa họ. Ví dụ, sông Congo, mặc dù nó dường như là ranh giới địa lý tự nhiên, đã có các nhóm sắc tộc sống trên hai bờ sông chia sẻ cùng một ngôn ngữ và văn hóa hay các điều gì đó tương tự. Sự phân chia đất đai giữa Bỉ và Pháp dọc theo con sông này đã cô lập các nhóm sắc tộc này khỏi nhau. Những người sống ở khu vực Sahara hay Hạ Sahara là những người buôn bán xuyên châu lục này trong nhiều thế kỷ, thông thường hay vượt qua các "biên giới" mà thông thường chỉ tồn tại trên các bản đồ của người châu Âu.

    Trong các quốc gia có dân cư là người châu Âu chính gốc như Rhodesia (Zambia và Zimbabwe ngày nay) và Cộng hòa Nam Phi, các hệ thống công dân hạng hai thông thường được lập ra để đảm bảo cho quyền lực chính trị của người gốc Âu vượt qua hạn chế về số lượng của họ (nếu tính theo phổ thông đầu phiếu). Tuy nhiên, các đường vạch ra thông thường không thể hiện chính xác các ranh giới về chủng tộc. Tại Liberia, những công dân là hậu duệ của nô lệ Mỹ đã thống trị các hệ thống chính trị trên 100 năm, làm cho các cựu nô lệ và người bản địa trong khu vực cân bằng tương đối về quyền lập pháp mặc dù thực tế là những cựu nô lệ này chỉ chiếm khoảng 10% dân số nói chung. Ý tưởng kỳ quặc cho hệ thống này là của Thượng viện Hoa Kỳ, nó làm cân bằng quyền lực của các khu vực dân tự do và nô lệ một cách buồn cười cho dù dân số của dân tự do bản địa là nhiều hơn.

    Những người châu Âu thông thường thay đổi cán cân quyền lực, tạo ra các sự phân chia dân tộc mà trước đó đã không tồn tại, và tạo ra sự phân chia văn hóa gây hại cho những người dân sống trong khu vực họ kiểm soát được. Ví dụ, trong khu vực ngày nay là Rwanda và Burundi, hai sắc tộc Hutu và Tutsi đã bị trộn lẫn trong một nền văn hóa trong thời gian những kẻ thực dân người Bỉ kiểm soát khu vực này trong thế kỷ XIX. Không còn sự phân chia sắc tộc do sự hòa trộn, hôn nhân lai tạp và sự hòa trộn của các tục lệ văn hóa trong hàng thế kỷ đã xóa bỏ các dấu hiệu đáng kể để phân biệt về văn hóa, người Bỉ thực hiện chính sách phân loại theo sắc tộc trong thời gian kiểm soát khu vực này, do sự phân loại và các triết lý dựa theo sắc tộc đã là những điều không đổi trong văn hóa châu Âu trong thời gian đó. Thuật ngữ Hutu nguyên thủy nói tới các bộ tộc nói tiếng Bantu sinh sống bằng nông nghiệp đã di cư từ phía tây tới Rwandan và Burundi ngày nay, và thuật ngữ Tutsi là nói tới các bộ tộc sinh sống bằng chăn nuôi bò từ miền đông bắc tới khu vực này muộn hơn. Các thuật ngữ đối với người bản xứ cuối cùng đã được dùng để chỉ đẳng cấp kinh tế của một người. Các cá nhân sở hữu từ 10 con bò hoặc nhiều hơn được coi là người Tutsi, và những người sở hữu ít hơn thì bị coi là người Hutu, không phụ thuộc vào lịch sử tổ tiên. Điều này không phải là ranh giới chính xác nhưng nó là quy luật chung cho cách gọi, vì thế một người có thể chuyển từ người Hutu sang thành người Tutsi hay ngược lại.

    Người Bỉ đã đưa vào hệ thống phân biệt chủng tộc. Những cá nhân nào có nhiều đặc trưng giống người châu Âu khi nhìn - da sáng màu, cao lớn, mũi hẹp v.v. - được giao cho quyền lực trong số những người dân thuộc địa. Người Bỉ xác định các đặc trưng này là lý tưởng hơn cả ở người Hamit, người Hamit theo đó là gần giống với người châu Âu và thuộc về nhóm người có quan hệ gần với người Tutsi theo trực hệ. Họ đã thực hiện chính sách làm thẻ căn cước dựa trên triết lý này. Những người gần giống với mô hình lý tưởng này được coi là người Tutsi còn những người còn lại là người Hutu.

    Châu Phi hậu thuộc địa[sửa | sửa mã nguồn]

    Kể từ khi độc lập, các nước châu Phi đã thường xuyên bị cản trở bởi sự bất ổn định, nạn tham nhũng, bạo lực và chủ nghĩa độc tài. Phần lớn các nước châu Phi là các nước cộng hòa hoạt động theo một số kiểu của chế độ tổng thống. Có một ít quốc gia ở châu Phi có chính thể dân chủ, nhưng bị nối tiếp bởi những vụ đảo chính tàn bạo hay các chế độ 

Điểm thưởng gần đây (4)

  • Long Lê: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 tháng
  • Long Lê: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 tháng
  • Long Lê: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 tháng
  • Long Lê: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
OFF