OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Trần Thị Hoài Thương's Profile

Trần Thị Hoài Thương

Trần Thị Hoài Thương

01/01/1970

Số câu hỏi 2
Số câu trả lời 41
Điểm 203
Kết bạn

Bạn bè (2)

Hoạt động gần đây (46)

  • Trần Thị Hoài Thương đã đặt câu hỏi: mọi người giải luôn Cách đây 5 năm

    xy+x-3y=10

  • Trần Thị Hoài Thương đã tải tư liệu Đề thi HK2 môn Toán 6 năm 2019 Trường TH-THCS Chiềng Ơn Cách đây 5 năm
  • 1 ns đẹp mà chưa ai có thể viết đc như XD 

  • Nếu phải chọn một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1930-1945), mọi người sẽ không chút ngần ngại, chọn ngay Xuân Diệu, một nhà thơ từng được nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh xem là mới nhất trong các nhà thơ mới. Bàn về thơ của nhà thơ tài danh này, nhà phê bình tác giả quyển Thi nhân Việt Nam cũng đã khẳng định:

    Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.

    Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu đã được tôn vinh là “Ông hoàng thơ tình” với hai tập thơ: Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945). Hai tập thơ này cùng chung một mạch cảm xúc là say đắm tình yêu và khao khát hạnh phúc: cuồng nhiệt. Đủ thấy nhà thơ đã tìm nguồn càm hứng lãng mạn ở ngay cuộc đời trần thế. Thơ Xuân Diệu là thơ của một tâm hồn rất yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống. Đối với tác giả tập Thơ thơ, điều kì diệu nhất là cuộc sống, điều đẹp đẽ đầy ý nghĩa nhất là con người, tuổi trẻ và tình yêu. Nhà thơ ham sống, tha thiết với đời và khao khát tình yêu đến độ mê say. Thật vậy, Xuân Diệu yêu cuộc sông trần thế này với tất cả về bình dị, trong trẻo và nồng nhiệt nhất bàng một trái tim đắm đuối đến phút cuối cùng.

    Hãy để cho tôi được giã từ

    Vẫy chào cõi thực đổ vào hư

    Trong hơi thở chót dâng trời đất

    Cũng vẫn si tinh đến ngất ngư

    (Không đề)

    Chính vì vậy, nhà thơ đã quan sát, ghi nhận, và phát hiện ra được những lạc thú của cuộc sống. Hãy nghe chính Xuân Diệu đã tâm sự: “Với lòng tôi, trời đất chỉ có hai mùa: Xuân với Thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh… Chứ còn từ Đông sang Xuân, sao mà sung sướng thế! Lạnh chuyến ngược lên ấm, từ một điều rất khó chịu chuyển ngược sang một điều rất dễ chịu. Theo lệ ấy, Hè sang Thu là bao nhiêu khoái trá cho giác quan, được rời bó lửa chói chang mà vào trong nước hiền hòa mát mẻ… Đầu xuân là bình minh ấm của lòng tôi. Và ấm hay mát. Thu hay Xuân, lòng cũng rạo rực những tiếng mùa ái tình ghé môi gọi mời trong gió.

    (Trường ca-Xuân Diệu)

    Đúng là phải ham sống, biết yêu, biết tận hưởng cuộc sống trần thế như Xuân Diệu mới viết nên được những dòng cảm nhận chính xác và tinh tế đến như vậy.

    Cũng với tâm hồn đắm say và lãng mạn, trong bài Vội làng nhà thơ đi viết:

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì

    Này đây lá của cành tơ phơ phất

    Của yến anh này đây khúc tình si

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…

    (Vội vàng-Xuân Diệu)

    Trước mắt Xuân Diệu, cuộc sống điển ra vô cùng sôi động, một nguồn nhựa sống bất tuyệt như đang tuôn trào dào dạt. Hai tiếng “này đây” lặp đi lặp lại nhiều lần như cho thấy những hương màu của mùa xuân mà nhà thơ đang trưng bày ra đây là nhiều, là dọn sẩn món ngon của bữa tiệc trần gian không sao kể cho xiết được. Này đây, này đây… là những hình ảnh đẹp đẽ và hấp dẫn của thiên nhiên cây cỏ, lá của cành tơ, khúc tình si của yến anh và cả hàng mi với đôi làn mắt chớp. Tất cả đều hiện ra trong một sắc màu sáng sủa và sinh động thể hiện “một nguồn sống dào dạt đắm say chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.

    Là người gắn bó với sự sống, vồ vập trước mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, cây cỏ và con người lại khao khát tình yêu một cách cuồng nhiệt. Xuân Diệu muốn ôm cả hương sắc của trần thế vào lòng mình.

    Ta muốn ôm

    Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

    Ta muối riết mây đưa và gió lượn

    Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

    Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

    Và non nước, và cây, và cỏ rạng…

    Đoạn thơ này với nhip thợ dồn dập, sôi nổi, trào tuôn khiến người đọc không khỏi liên tưởng đến nhịp rộn ràng của trái tim thi nhân phút này. Xưa nay, đã mấy ai có được cái ham muốn nhiệt cuồng và mãnh liệt đến như vậy. Ở đây, Xuân Diệu muốn ôm vào vòng tay mình cả sự sống… mơn mởn, nhà thơ muốn riết mây đưa, muốn say cánh bướm, muốn thâu trong một cái hôn nhiều… Ngay trong nụ hôn thôi, đó là cái riêng tư giữa hai người với nhau mà thi nhân lại tưởng như trong đó đã thâu tóm cả nước non, cây cỏ. Đã vậy, lòng khát khao giao cảm, niềm say đắm với cảnh trời với tình yêu của thi nhân lại ngày một tảng lên mạnh mẽ và dữ dội.

    Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

    Cho no nê thanh sc của thi tươi

    Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

    (Vội vàng-Xuân Diệu)

    Cũng chỉ có Xuân Diệu mới có thể say đắm và thèm khát tình yêu đến nỗi đã khẳng định:

    Làm sao sống được mà không yêu

    Không nhớ không thương một kẻ nào

    (Bài thơ tuổi nhỏ – Xuân Diệu)

    Trong thơ tình của thi nhân này còn biết bao vần điệu nồng nàn, mãnh liệt và đắm say đến độ nhiệt cuồng, dữ dội:

                       Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh .

    Anh nhớ em, anh nh lắm em ơi!

    (Tương tư chiều-Xuân Diệu)

    Nên lúc môi ta kể miệng thắm

    Trời ơi! Ta muốn uống hồn em!

    (Vô biên-Xuân Diệu)

    Tuy Xuân Diệu đã khẳng định “cái tôi” một cách mạnh mẽ bằng khát vọng tận hưởng hạnh phúc trần gian như thế, những do lúc bấy giờ thiếu một quan niệm biện chứng về thế giới, nhà thơ chỉ thấy thời gian là biến suy, là tàn tạ, là phôi pha và chỉ thấy ở cuối chặng đường đời là cái già, cái chết là sự hư vô:

              Tóc ngời mai mốt không đen nữa

    Tuổi trẻ khô đi mặt xấu rồi

  • Trần Thị Hoài Thương đã trả lời trong câu hỏi: Tính lim (3^n-4.2^(n+1)-3)/(3.2^n+4^n) Cách đây 5 năm

    0

  • Trần Thị Hoài Thương đã trả lời trong câu hỏi: Tính giới hạn lim(3^n+2.5^n)/(6.5^n-2.4^n) Cách đây 5 năm

    1/3

  • Trần Thị Hoài Thương đã trả lời trong câu hỏi: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Vội vàng? Cách đây 5 năm

    khát vọng sống mãnh liệt muốn cống hiến cho đời 

    1 thiên đường dưới hạ giới

     

  • Trần Thị Hoài Thương đã trả lời trong câu hỏi: Bài thơ vội vàng sử dụng những biện pháp tu từ nào? Cách đây 5 năm

    nhân hóa

     

  • Trần Thị Hoài Thương đã kết bạn Phan Việt Anh Cách đây 5 năm
  • Trần Thị Hoài Thương đã kết bạn Vũ Minh Khang Cách đây 5 năm

Không có Điểm thưởng gần đây

OFF