OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phạm Dũng's Profile

Phạm Dũng

Phạm Dũng

07/08/2004

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 65
Điểm 321
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (65)

  • Phạm Dũng đã trả lời trong câu hỏi: Đóng vai Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn Xi viết văn Cách đây 4 năm

    Sáng hôm ấy, tôi vừa tỉnh dậy thì thấy Giôn-xi đang thẫn thờ nhìn tấm mành che kín cửa sổ và thều thào ra lệnh:
     
    - Kéo nó lên, em muốn nhìn.
     
    Tôi lo lắng kéo tấm mành lên. Nhưng, ô kìa! Sau một đêm mưa tuyết dữ dội, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Chiếc lá cuối cùng vẫn chưa rụng.
     
    Giôn-xi nói với tôi: “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cũng lúc đó thì em sẽ chết”.
     
    Tôi hốt hoảng cúi xuống sát gối Giôn-xi, nói như van xin: “Em thân yêu, em hãy nghĩ đến chị. Chị sẽ làm gì đây nếu không còn em nữa?”.
     
    Giôn-xi không trả lời. Cô đang nghĩ đến cái chết sắp đến đưa cô đi.
     
    Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, tôi và Giôn-xi vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Rồi đêm buông xuống và gió bấc lại ào ào, mưa tuyết vẫn đập mạnh vào cửa sổ nơi Giôn-xi nằm, Tôi thầm nghĩ không biết số phận của chiếc lá và cô bạn thân yêu sẽ ra sao đây?...

    Hôm sau, khi trời vừa hửng sáng thì Giôn- xi lại ra lệnh kéo mành lên. Thật tàn nhẫn nhưng... thật lạ quá! Tôi không tin vào mắt mình nữa! Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó!?
     
    Tôi thấy Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi Giôn-xi gọi tôi khi tôi đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt và nói với tôi những câu rất lạ:
     
    - Em thật là một con bé hư, có phải không chị Xiu thân yêu? Có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.
     
    Cố nói líu ríu với tôi như một đứa em gái nhỏ làm nũng chị:
     
    - Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và - khoan “ chị hãy đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.
     
    Sau đó một tiếng đồng hồ, Giôn-xi nói với tôi trong ánh mắt tươi vui chưa từng có:
     
    “ Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.
     
    Buổi chiều bác sĩ tới khám bệnh cho Giôn-xi. Khi tiễn ông ra về, ông cho biết bệnh tình của Giôn-xi đã giảm “được năm phần mười rồi”; và hôm sau, ông nói với tôi: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng". Tôi biết có công của tôi, công của bác sĩ, nhưng cái sức mạnh chủ yếu đã kéo Giôn-xi để giữ cô lại với cuộc sống chính là chiếc lá thường xuân cuối cùng đã không rụng xuống sau hai đêm mưa tuyết dữ dội, sau hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Không phải chiếc lá thật mà là chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ-men vẽ  - một kiệt tác cụ để lại trước khi qua đời để cứu sống cô, mà sau đó tôi mới biết và đã kể lại cho Giôn-xi nghe ...

  • Phạm Dũng đã trả lời trong câu hỏi: Đóng vai Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn Xi viết văn Cách đây 4 năm

    Sáng hôm ấy, tôi vừa tỉnh dậy thì thấy Giôn-xi đang thẫn thờ nhìn tấm mành che kín cửa sổ và thều thào ra lệnh:
     
    - Kéo nó lên, em muốn nhìn.
     
    Tôi lo lắng kéo tấm mành lên. Nhưng, ô kìa! Sau một đêm mưa tuyết dữ dội, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Chiếc lá cuối cùng vẫn chưa rụng.
     
    Giôn-xi nói với tôi: “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cũng lúc đó thì em sẽ chết”.
     
    Tôi hốt hoảng cúi xuống sát gối Giôn-xi, nói như van xin: “Em thân yêu, em hãy nghĩ đến chị. Chị sẽ làm gì đây nếu không còn em nữa?”.
     
    Giôn-xi không trả lời. Cô đang nghĩ đến cái chết sắp đến đưa cô đi.
     
    Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, tôi và Giôn-xi vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Rồi đêm buông xuống và gió bấc lại ào ào, mưa tuyết vẫn đập mạnh vào cửa sổ nơi Giôn-xi nằm, Tôi thầm nghĩ không biết số phận của chiếc lá và cô bạn thân yêu sẽ ra sao đây?...

    Hôm sau, khi trời vừa hửng sáng thì Giôn- xi lại ra lệnh kéo mành lên. Thật tàn nhẫn nhưng... thật lạ quá! Tôi không tin vào mắt mình nữa! Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó!?
     
    Tôi thấy Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi Giôn-xi gọi tôi khi tôi đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt và nói với tôi những câu rất lạ:
     
    - Em thật là một con bé hư, có phải không chị Xiu thân yêu? Có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.
     
    Cố nói líu ríu với tôi như một đứa em gái nhỏ làm nũng chị:
     
    - Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và - khoan “ chị hãy đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.
     
    Sau đó một tiếng đồng hồ, Giôn-xi nói với tôi trong ánh mắt tươi vui chưa từng có:
     
    “ Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.
     
    Buổi chiều bác sĩ tới khám bệnh cho Giôn-xi. Khi tiễn ông ra về, ông cho biết bệnh tình của Giôn-xi đã giảm “được năm phần mười rồi”; và hôm sau, ông nói với tôi: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng". Tôi biết có công của tôi, công của bác sĩ, nhưng cái sức mạnh chủ yếu đã kéo Giôn-xi để giữ cô lại với cuộc sống chính là chiếc lá thường xuân cuối cùng đã không rụng xuống sau hai đêm mưa tuyết dữ dội, sau hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Không phải chiếc lá thật mà là chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ-men vẽ  - một kiệt tác cụ để lại trước khi qua đời để cứu sống cô, mà sau đó tôi mới biết và đã kể lại cho Giôn-xi nghe ...

  • Phạm Dũng đã trả lời trong câu hỏi: Dàn ý thuyết minh về tủ lạnh Cách đây 4 năm

    Tủ lạnh" là "một thiết bị làm mát". Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh.

    Đông lạnh là một kĩ thuật bảo quản thực phẩm phổ biến, bằng cách đó làm giảm tỉ lệ sinh sản của vi khuẩn. Do đó thiết bị này được sử dụng để giảm tỉ lệ hư hỏng của thực phẩm.

    Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.

    Đối với các loại tủ cấm dùng các vật nhọn như dao, dùi, để nạy đá hoặc cạy cho đồ dơ ra. Vì điều này ko khéo làm thủng giàn Coil.

    Các phích cắm phải thật chắc chắn, nếu tốt thì dùng riêng cho nó 1 cầu dao tầm 10A là đủ, tốt hơn nữa thì sắm 1 cái Relay trễ mạch hoặc ổn áp có mạch trễ khi điện bị ngắt (như vậy cho máy có thời gian để hồi toàn bộ lượng gas khi bị ngắt đột ngột).

    Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), không cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị sốc điện gây hư hỏng mát dây bên trong.

    Khi xê dịch tủ phải bê thẳng đứng, lúc cắm lại nên để yên trong vòng ít nhất 30 phút (thời gian an toàn) để máy dồn Oil (nhớt cho Compressor) về đúng vị trí. Như vậy để tránh chuyện tủ bị ngẹt (ko lạnh).

    Tuyệt đối không che kín, không để áp sát tường che bít những mặt gián nóng xung quanh tủ. Vì tủ lạnh được thiết kế giàn nóng chìm trong vỏ tủ nên bị hạn chế về giải nhiệt nên cần giữ khoảng cách xung quanh vỏ tủ. Chỗ nào nóng thì chỗ đó đừng che bít hay áp sát tường/tủ.

    Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.

  • Phạm Dũng đã trả lời trong câu hỏi: Tâm trạng của bé Hồng khi đối diện nói chuyện với người cô Cách đây 4 năm

    Nguyên Hồng là một nhà thơ đã có nhiều những đóng góp lớn trong sự nghiệp văn học, và nhiều tác phẩm của ông đã để lại những giá trị to lớn cho người đọc, tiêu biểu đó là trong tác phẩm trong lòng mẹ tác giả đã thể hiện rõ và chi tiết được nhân vật bé Hồng.

    Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng đã kể lại những hình ảnh và chi tiết đặc sắc trong tình yêu thương của cậu bé đối với mẹ của mình, những hình ảnh được đan xen trong tác phẩm đã thể hiện được rõ ràng và chi tiết trong tác phẩm của mình, những hình ảnh đó đã để lại cho chúng ta những người đọc tác phẩm có những suy nghĩ sâu sắc và vô cùng thấu hiểu về nhân vật Hồng, nhân vật Hồng đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, từ một cậu bé rất đáng thương cha mất sớm, chỉ sống với người mẹ của mình nhưng rồi hoàn cảnh đưa đẩy, mẹ cậu là một người cũng phải chịu nhiều đau đớn, một cuộc đời của Hồng và mẹ trải qua những đau đớn khi cha của Hồng mất đi, mẹ Hồng bị mọi người ruồng bỏ, nhưng rồi không chịu được những áp lực gia đình nhà chồng mà mẹ Hồng đã phải bỏ nhà ra đi nơi khác kiếm sống bỏ lại Hồng ở lại đây.

    Hình ảnh đó đã làm cho Hồng đau đớn khi người mẹ của mình không còn ở bên cạnh mình nữa, những đau đớn khi phải xa người mẹ của mình, nhưng rồi cậu cũng thấu hiểu hiểu được tình yêu của mình dành cho mẹ là vô bờ bến, những đau đớn mà mẹ phải gặp phải thật xót xa những hình ảnh đó đã làm cho cậu bé này có thêm động lực sống, ngày qua ngày Hồng sống với bà cô độc ác, bà ta dùng những lời nói làm cho tái tim của cậu bé này thật đau đớn xót xa, những hình ảnh đó đã mang trong cậu những hoài niệm lớn khi tình yêu mà cậu dành cho người mẹ của mình không có gì có thể thay đổi được, những đau đớn đó làm cho Hồng tủi hổ hơn, nhiều những chi tiết mà thể hiện được tấm lòng của Hồng đối với mẹ là vô cùng lớn lao, những điều đó đã tác động sâu sắc đến con người của Hồng.

    Những lời nói chua cay độc ác, nhằm tác động đến cậu bé này là người mẹ của cậu rất xấu thì cậu lại chỉ đau đớn và xót xa cho những hoàn cảnh như vậy, tình yêu thương của cậu với mẹ của mình không chỉ vì mấy lời nói độc ác của bà cô mà có thể thay đổi được, nỗi đau mà cậu bé phả đối mặt đó là những lời hỏi của bà cô: Hồng mày không vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày sao, mẹ mày bậy giờ giàu có lắm không còn như trước đau, những lời cặn hỏi đó đã làm cho Hồng thêm đau đớn xót xa những nỗi xót xa đó tác động sâu sắc đên Hồng, một cậu bé nhưng đã mang trong mình những trái tim sắt đá những nỗi niềm đó khắc họa sâu sắc qua con người của Hồng, những hình ảnh đó tác động lớn đến những nỗi niềm sâu thẳm nó mang trong trái tim cậu bé này những hoài niệm và đau thương cho người mẹ của mình, cậu hiểu được tại sao người mẹ phải ra đi, những đau đớn này đã rày xé lấy tâm hồn của cậu.

    Cậu bé đã thấu hiểu được những gì mà mẹ mình đã phải trải qua, giờ đây khi cậu đã đủ để hiểu được những điều đó thì những lời nói của bà cô độc ác đó không làm cho cậu ngừng thương nhớ và yêu quý người mẹ của mình, những hành động của bà cô chỉ làm cho cậu thấu hiểu được mẹ mình thật đáng thương, những hành động đó đã cho thấy cậu là một người con vô cùng có hiếu yêu thương mẹ của mình, những điều đó đã tạo nên những điều rất tuyệt vời và vô cùng đáng quý. Nhiều những hình ảnh khác cũng thể hiện rất chi tiết và rõ những điều đó, những mong muốn mà tác giả đã thể hiện mang những hình dáng của những tấm lòng vị tha bao dung và thấu hiểu được tấm lòng của người mẹ.

    Khi Hồng luôn mong nhớ về người mẹ của mình, cậu tin rằng mẹ mình sẽ trở lại, điều đó thật đúng khi trái tim của người con lúc nào cũng hướng tới mẹ, một trái tim của người con đã thấu hiểu được những điều mà mẹ mình đã phải làm để có một cuốc ống tốt hơn, trong chi tiết tác giả nhìn thấy mẹ mình mờ ảo từ xa, nhưng trực giác đó thật đúng, khi cậu nhìn thấy mẹ mình thì đó là những điều rất tuyệt vời, những điều đã để lại bao nhiêu những rung động thiết tha bởi trong trái tim của Hồng mẹ sẽ quay trở lại, khi nhìn thấy mẹ cảm xúc của Hồng đã thay đổi, Hồng hiểu được những nỗi đau đó của mẹ mình, những nỗi đau đó thầm kín và sâu sắc thấm đẫm trong lòng của người con này, chạy ra ôm mẹ trái tim nghẹn đứng.

    Hình ảnh đó đã đủ để chúng ta thấy được những điều rất lớn lao trong tâm hồn của người, chi tiết đã thể hiện được điều đó là những hành động và nó vang vọng đến tâm hồn của người, những hành động của một người có nhiều yêu thương, tình cảm của Hồng đối với mẹ mình là vô bờ bến nó mang dáng vóc của một con người có trái tim nồng hậu và thấu hiểu.

    Trong lòng mẹ đã thể hiện rõ tình cảm của cậu bé Hồng đối với người mẹ của mình, những hình ảnh đó đã thể hiện Hồng là một người có tấm lòng yêu thương mẹ của mình vô bờ bến, và bao dung nhân hậu trước hoàn cảnh sống khó khăn.

  • Phạm Dũng đã trả lời trong câu hỏi: Các nhân vật chính và phụ trong bài Tức Nước Vỡ Bờ Cách đây 4 năm

    Thế này nó mới chấtwink

    Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.

    Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.

    Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quý xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.

    Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hỗ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.

    Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!

    Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.

    Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".

    Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".

    Tức nước thì vỡ bỡ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.

    Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.

  • Phạm Dũng đã trả lời trong câu hỏi: Tâm trạng của bé Hồng khi đối diện nói chuyện với người cô Cách đây 4 năm

    - Giới thiệu hoàn cảnh của bé Hồng: cha mất sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cùng túng phải tha hương cầu thực, chú bé ở lại một mình bên cạnh những người thân cay nghiệt.
    - Tâm trạng của bé Hồng trong đoạn cuối đối thoại với người cô:
    + Nhớ lại những hình ảnh về người mẹ yêu thương: vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ.
    + Đau đớn, xót xa trước những lời lẽ cay độc của người cô nói về mẹ mình.
    Chú ý phân tích sự căm tức, phẫn uất dâng lên trong lòng bé Hồng ngày càng tăng tiến (lúc đầu cô' kìm nén sau đó lòng căm tức lên tới đỉnh điểm: cổ họng tôi dã nghẹn ứ khóc không ra tiếng,...)
    + Yêu thương và bảo vệ người mẹ của mình trong ý nghĩ (Giá những cổ tục dã đầy đọa mẹ tôi...cho kì nát vụn mới thôi)
    + Nghệ thuật diễn tả tâm trạng: tương phản và đối lập, sự tăng tiến về cảm xúc diễn ra trong cuộc đối thoại.
    - Tâm trạng của bé Hồng trong đoạn gặp mẹ và ở trong lòng mẹ:
    + Cảm giác sung sướng đến òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khi được ngồi lên xe cùng mẹ(Chú ý giọt nước mắt lần này thể hiện sự vui sướng - khác với giọt nước mắt khi đối thoại với người cô).
    + Cảm giác hạnh phúc tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ (Chú ý phân tích những câu văn miêu tả cảm giác bé Hồng: cảm giác ấm áp...mơn man khắp da thịt, hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu... Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ..).
    + Cảm giác vui sướng lâng lâng, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa (câu nói của người cô bị chìm đi).
    + Nghệ thuật diễn tả tâm trạng: lời văn giàu cảm xúc, thấm đẫm chất trữ tình, miêu tả cụ thể và tinh tế..

  • Phạm Dũng đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn có sử dụng từ ghép và từ láy Cách đây 4 năm

    Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

    =>Từ láy : nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..

    =>Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,..

  • Phạm Dũng đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn có sử dụng đại từ Cách đây 4 năm

    rong mỗi người đều có một niềm đam mê cho riêng mình và với tôi đó là đọc sách. Đọc sách mang lại những tri thức cho con người. Sách còn giúp tôi thư giãn sau những giờ học hành mệt mỏi. Tôi có rất nhiều loại sách như: sách văn học, sách tìm hiểu tri thức khoa học, sách địa lí – lịch sử… Hễ khi nào có dịp đi nhà sách thì tôi luôn chọn cho mình những cuốn sách bổ ích với bản thân. Tôi luôn trân trọng  giữ gìn cẩn thận những cuốn sách đó. 

  • Phạm Dũng đã trả lời trong câu hỏi: Hình ảnh nhà thơ hiện lên như thế nào trong bài thơ Côn Sơn Ca Cách đây 4 năm

    Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.

    Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi được sống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:

    Núi láng giềng, chim bầu bạn

     Mây khách khứa, nguyệt anh tam

    (Thuật hứng - Bài 19)

    Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:

    Côn Sơn suối chảy rì rầm

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

    Côn Sơn có đá rêu phơi

    Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

    Trong ghềnh thông mọc như nêm,

    Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

    Trong rừng có bóng trúc râm,

    Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

    (Trích Côn Sơn ca).

    Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

    Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

    Côn Sơn suối chảy rì rầm,

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

    Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

    Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

    Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

    Côn Sơn có đá rêu phơi,

    Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

    Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

    Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

    Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

    Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

    Thuyền chở yến hà nặng vay then

    (Thuật hứng - Bài 24)

    Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:

    Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,

    Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan

    (Quốc Âm thi tập - Bài 160)

    Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.



     

  • Phạm Dũng đã trả lời trong câu hỏi: Kể lại cuộc gặp gỡ của em với người thân sau bao ngày xa cách Cách đây 4 năm

    Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

    Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

    Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

    Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

    Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: "Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu". Ông khẽ nói với em rằng: "Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người". Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

    Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

     

Không có Điểm thưởng gần đây

OFF