OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

phạm văn độ's Profile

phạm văn độ

phạm văn độ

28/08/2004

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 16
Điểm 76
Kết bạn

Bạn bè (2)

Hoạt động gần đây (19)

  • phạm văn độ đã trả lời trong câu hỏi: tinh nhanh Cách đây 5 năm
  • phạm văn độ đã trả lời trong câu hỏi: Để bảo vệ cơ quan thần kinh, giáo viên cần giáo dục cho trẻ điều gì Cách đây 5 năm

    Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi

    Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé cần chú ý điều gì?

    • Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là gì? Để chuẩn bị thật tốt cho con bước ra thế giới, bố mẹ thường áp dụng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, trẻ mẫu giáo cũng chia làm nhiều giai đoạn, mẫu giáo bé và mẫu giáo lớn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé lại khác hoàn toàn so với tuổi mẫu giáo lớn. Để có thể hướng dẫn con về kỹ năng sống tốt nhất, các bậc cha mẹ cần phải hiểu rõ tâm lý lứa tuổi của con em mình.
    • Đối với các trẻ lên 3, thế giới của trẻ đã mở rộng ra rất nhiều, cùng với đó cũng là một sự trưởng thành hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Trẻ ở độ tuổi này có cái nhìn về thế giới rộng hơn, bắt đầu có những khái niệm về thời gian, không gian biến đổi thú vị. Trẻ bắt đầu hiểu được thế giới xung quanh thật sự phức tạp với trẻ và bắt đầu nhận ra được sự khác nhau giữa thật và giả. Chính vì vậy, trẻ đưa ra rất nhiều những câu hỏi, có thể có những câu hỏi rất nhỏ về những thứ xung quanh cuộc sống của trẻ.
    • Cũng ở độ tuổi lên 3, các triệu chứng “bướng bỉnh” khi 2 tuổi sẽ dần hết và tính tình đằm hơn. Lúc này, độ tập trung của trẻ cũng được tăng cao lên tới vài phút để làm một việc gì đó, và độ tuổi này trẻ thích chơi đùa với các bạn bè cùng trang lứa hơn. Những biểu lộ cảm xúc của trẻ cũng phong phú hơn và nắm bắt được nhiều cảm xúc của người khác hơn. Trẻ ở tuổi lên 3 cũng biết nên làm cho người lớn hài lòng và được người khác khen ngợi và yêu thương cũng chính là một động lực hết sức mạnh mẽ.

    Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé như thế nào?

    • Đối với lứa tuổi mẫu giáo bé khoảng 3 tuổi trở lại, hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng vậy. Chính vì thế việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé trở thành vấn đề vô cùng quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt. Các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo tại các giáo trình kỹ năng sống cho trẻ để hiểu hơn về phương pháp.
    • Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo không phải là những điều gì quá cao siêu, xa xôi mà là những điều ở ngay bên cạnh con. Việc xây dựng kỹ năng sống tốt cho trẻ là tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm. Bố mẹ hãy là người hướng dẫn trẻ thích nghi và biết cách tự thể hiện bản thân mình.
    • Ở độ tuổi mẫu giáo bé, có 5 kỹ năng cần thiết mà cha mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ để trẻ phát triển toàn diện nhất sau này.

    Thứ nhất: Kỹ năng tự phục vụ bản thân

    • Biết cách tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, tự vệ sinh cá nhân, tự ăn, tự mặc quần áo… chính là những kỹ năng tự phục vụ bản thân mà trẻ cần biết.
    • Lúc mới đầu có thể trẻ chưa quen, hãy cứ kiên nhẫn và dần dần trẻ sẽ làm tốt hơn.

    Thứ 2: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

    Đối với kỹ năng này, trẻ cần biết phân biệt nguy hiểm, bị ngã thì nên làm thế nào, xử lý vết thương đơn giản và đặc biệt trẻ cần phải tránh xa những người lạ và những nơi nguy hiểm…

    Thứ 3: Tạo dựng kỹ năng tự lập

    Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé cần chú ý điều gì?

    Hãy nhớ rằng cha mẹ không ở mãi bên con và không phải lúc nào cũng có thể bên cạnh con 24/24.

    • Vì vậy, hãy dạy con biết tự đứng lên khi ngã, biết phân biệt các loại đồ ăn được, không ăn được. Nếu có thể hãy dạy trẻ có thể chế biến những món ăn đơn giản khi ở nhà một mình.
    • Ngoài ra, tự chuẩn bị đồ dùng trước khi đến trường, dần dần biết tự đi đến trường hay biết chạy thoát khi gặp nguy hiểm… Đây là một kỹ năng rất quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

    Thứ 4: Kỹ năng giao tiếp

    Là một kỹ năng không thể thiếu mà bố mẹ cần dạy cho trẻ.

    • Kỹ năng giao tiếp là giúp trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng cho người khác hiểu.
    • Ngoài những lễ phép thông thường như vâng lời, lễ phép với người lớn… hãy giúp trẻ hình thành thói quen biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, những lời nói quan tâm và yêu thương với người khác.
    • Ngoài ra còn cần dạy trẻ các thái độ khi nói chuyện với bạn bè và người lạ.

    Thứ 5: Dạy con sự tự tin

    Tự tin vào bản thân mình, biết mình là ai. Từ đó giúp trẻ tự tin thể hiện mình trước đám đông và biết được những gì mình còn thiếu để rèn luyện nó.

    Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé cần đến sự kiên nhẫn rất nhiều từ những thành viên khác trong gia đình cũng như giáo viên tại trường học. Ngoài ra, môi trường cho trẻ trải nghiệm cũng là điều kiện không thể thiếu ảnh hưởng tới kết quả rèn luyện của trẻ. Và bạn có muốn tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm môi trường tốt nhất không? Hãy đến với Hanoi Academy, chắc chắn nơi đây sẽ là môi trường tuyệt vời nhất cho con của bạn.

  • phạm văn độ đã trả lời trong câu hỏi: Lập dàn ý tả cánh đồng lúa đang vào vụ gặt Cách đây 5 năm

    I. Mở bài: Giới thiệu về cánh đồng vào buổi sáng

    Em là một người con của nông thôn, của mảnh đất bao la bát ngát đồng xanh. Tuổi thơ của em luôn gắn liền với những cánh đồng thơm mùa sữa chín hay cánh đồng thơm mùi rạ vào mùa gặt. Em yêu cánh đồng quê em vào buổi sáng sớm, nó luôn cho em một cảm giác vô cùng bình yên và thư thái. Chỉ có ai ở nông thôn, gần gũi với cánh đồng mới hiểu rõ được cảm giác này. Cánh đồng quê em vào buổi sáng đẹp vô cùng.

    II. Thân bài

    1. Tả khái quát:

    - Buổi sáng quê em rất bình yên và thanh bình

    - Tiếng gà gáy vang xa, báo hiệu một ngày làm việc đã đến

    - Mặt trời thức giấc sau một giấc ngủ say

    - Cánh đồng như một tấm lụa trải dài mang màu áo xanh tươi mát

    2. Tả chi tiết:

    a. Tả cảnh:

    - Không khí se lạnh nhưng mang dáng vẻ của một ngày mới an lành

    - Gió se thổi như muốn bắt đầu một ngày làm việc mát mẻ

    - Sương đọng trên những cành lá đang dần bắt đầu tan

    - Bầu trời mênh mông như một tấm lụa trải dài

    - Đồng lúa chín vàng, hương lúa tỏa thơm ngào ngạt

    - Những chú trâu đang lim dim mắt, chuẩn bị một ngày làm việc mới

    - Những chú cò bay lượng, ngã mình xuống từng cọng lúa như tận hưởng hưởng vị buổi sáng

    - Con đường làng trải dài, thẳng tắp

    - Nắng nhẹ vươn vài vệt trên ngọn cây

    b. Tả hoạt động:

    - Mọi người bắt đầu công việc của mình

    - Các cô chú đang nói chuyện vui vẻ vác cuốc ra đồng

    - Thấp thoáng có vài bóng tát nước dưới đồng ruộng

    - Bên kia cô gái đang thưởng thức mùi lúa

    - Cậu bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu

    - Em đang tung tăng trên đường đi học

    III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh cánh đồng vào buổi sáng

    Nhìn cánh đồng bao la bát ngát, nhìn quê hương thanh bình, em vô cùng yêu nơi em đã sinh ra và đang lớn lên. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương thêm xinh đẹp và một ngày càng giàu đẹp hơn.

  • phạm văn độ đã trả lời trong câu hỏi: .... at my report since monday . now i .. the conclusion. ( làm và giải thích đấp án ). Cách đây 5 năm

    d

  • phạm văn độ đã trả lời trong câu hỏi: Cảm nhận về ngày Tết quê em Cách đây 5 năm

    Ngày Tết ở quê em

    Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

    Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dịp để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

    Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc. Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được người dân ở thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết.

    Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngờ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành.

     Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kín trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi. Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo, tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

    Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

    Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

    Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà.

    Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà.

  • phạm văn độ đã trả lời trong câu hỏi: Hướng dẫn soạn Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Cách đây 5 năm

    Tục Ngữ(*)
    Về Thiên Nhiên Và Lao Động Sản Xuất

    1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối(1).

    2. Mau(2) sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

    3. Ráng mỡ gà(3), có nhà thì giữ.

    4. Tháng bảy kiến bò(4), chỉ lo lại lụt.

    5. Tấc đất tấc vàng.

    6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền(5).

    7. Nhất nước, nhì phân, tam cần(6), tứ giống.

    8. Nhất thì(7), nhì thục(8).

    Chú thích:

    (*) Tục ngữ: những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.

    (1) Vào tháng năm (âm lịch) ngày dài đêm ngắn; còn vào tháng mười (âm lịch) thì ngược lại, ngày ngắn đêm dài.

    (2) Mau: trái nghĩa với thưa; ở đây có nghĩa là nhiều, dày.

    (3) Ráng: sắc màu (vàng, trắng hoặc đỏ) phía chân trời do ánh mặt trời chiếu vào mây. Ráng mỡ gà: ráng có sắc vàng, màu tựa màu mỡ gà. Khi chân trời có ráng vàng là sắp có dông bão.

    (4) Tháng bảy kiến bò: kiến bò lên cao vào tháng bảy (âm lịch) là hiện tượng báo sắp có lụt.

    (5) Thứ nhất đào ao (nuôi cá), thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.

    (6) Cần: chăm chỉ, chịu khó.

    (7) Thì: ở đây là thời vụ thích hợp nhất cho việc trồng trọt; mùa nào trồng cây ấy lúc thời tiết thích hợp.

    (8) Thục: cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận cho sự phát triển của các loại cây trồng.

    Hướng dẫn soạn bài – Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

    I. Đọc – Hiểu Văn bản

    Giải câu 1 (Trang 4 SGK ngữ văn 7 tập 2)

    Câu 1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

    Trả lời:

    Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.

    Giải câu 2 (Trang 4 SGK ngữ văn 7 tập 2)

    Câu 2. Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó.

    Trả lời:

    Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:

    + 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên

    + 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất

    Giải câu 3 (Trang 4 SGK ngữ văn 7 tập 2)

    Câu 3. Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:

    a) Nghĩa của câu tục ngữ.

    b*) Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.

    c) Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. (Ví dụ, có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào?)

    d) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

    Trả lời:

    “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

    – Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

    – Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

    – Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

    “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

    – Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

    – Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

    – Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

    “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”

    – Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

    – Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

    – Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

    “Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt”

    – Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

    – Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

    – Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

    “Tấc đất tấc vàng”

    – Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

    – Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

    – Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

    “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”

    – Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

    – Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

    – Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

    “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

    – Đầu tiên là nước, thứ hai là phân bón, thứ 3 là cần cù, thứ tư là nguồn giống

    – Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

    – Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

    “Nhất thì, nhì thục”

    – Nhất thì : quan trọng nhất là thời gian, phải trồng cây đúng thời vụ thì cây mới có sản lượng cao
    Nhì thục : Thục là đất, đất đai phải tốt, được chăm bón, tơi, ẩm

    – Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

    – Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

    Giải câu 4 (Trang 5 SGK ngữ văn 7 tập 2)

    Câu 4. Nhìn chung, tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:

    – Ngắn gọn;
    – Thường có vần, nhất là vần lưng;
    – Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung;
    – Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.

    Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học.

    Trả lời:

    Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

    – Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

    – Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

    – Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

    – Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

    Soạn phần luyện tập bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

    Giải câu 1 luyện tập (Trang 5 SGK ngữ văn 7 tập 2)

    Câu 1. Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.

    Trả lời:

    – Chớp đằng tây mưa dây bão giật

    – Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

    – Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

    – Chuồn chuồn bày thấp thì mưa, bay cao thì hạn, bay vừa thì râm

    Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

    I. Đọc – hiểu văn bản:

    Câu 1: Đọc kĩ các câu tục ngữ và giải thích một số từ ngữ khó.

    Câu 2: Có thể chia 8 câu tục ngữ thành 2 nhóm:

    – Nhóm 1: Tục ngữ về thiên nhiên (câu 1-4).

    – Nhóm 2: Tục ngữ về lao động sản xuất (câu 5-8).

    Câu 3: Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:


    Nghĩa của câu tục ngữGiá trị kinh nghiệm của câu tục ngữĐêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

     

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối

    tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắnChú ý, phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợpMau sao thì nắng, vắng sao thì mưaKhi trời nhiều sao sẽ nắng, khi trời ít, vắng sao sẽ mưa.* Đoán trước thời tiết để sắp xếp công việc hợp lí.

     

    * Kinh nghiệm để Đoán mưa nắng, rất cần cho sản xuất nông nghiệp và mùa màng.

    Ráng mỡ gà, có nhà thì giữKhi có ráng mỡ gà thường sẽ có mưa bão lớn. Vì thế, phải chú ý chống bão.Nhắc nhở việc phòng chống bão.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụtVào tháng 7, nếu thấy kiến bò nhiều thì khả năng sẽ mưa lớn và lụt lội xảy ra.Nhắc nhở về ý thức phòng chỗng bão lũ.Tấc đất tấc vàng* Đất được coi quý ngang vàng.

     

    * Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn

    Đề cao giá trị của đất, nhắc nhở việc tận dụng đất trong quá trình trồng trọt, phê phán việc lãng phí đất.Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điềnGiá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng.Kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giốngCâu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước của nhân dân ta.

     

    Nghề trồng lúa phải hội tụ bốn yếu tố, trong đó yếu tố nước là hàng đầu.

    Nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.Nhất thì, nhì thụcVai trò của thời vụ là hàng đầu.Phải đảm bảo hai yếu tố: thời vụ và đất đai trong trồng trọt .

    Câu 4: Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

    – Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn: “Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục”.

    – Thường có vần, nhất là vần lưng: “Nhất thì, nhì thục”, “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.

    – Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

    “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

    II. Luyện Tập :

    Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt:

    – Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

    – Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

    – Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.

    – Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa.

  • phạm văn độ đã kết bạn văn độ Cách đây 5 năm
  • phạm văn độ đã trả lời trong câu hỏi: Tả cảnh mưa xuân Cách đây 5 năm

    Tả cơn mưa mùa xuân – Bài làm 3

    Miền Bắc có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa lai mang một đặc điếm riêng khác biệt. Những cơn mưa theo mùa cũng vì đó mà chẳng giống nhau. Nhưng nhắc đến mưa, chắc hẳn ai cũng yêu những cơn mưa xuân hơn cả.

    Những hạt mưa mùa xuân mỏng tang, nhỏ xíu may mắn rơi xuống không gian Mưa rơi lất phất, nghiêng nghiêng như muốn làm chênh vênh cả không gian ướt nhoè. Mưa xuân khác mưa hè ở điểm đó, mưa mùa hạ là mưa rào, hạt mưa lăn, ào ào thô bạo rọi thẳng xuống mặt đất. Mưa xuân cũng khác hẳn mưa phùn gió bấc mùa đông, nó mang theo hơi ẩm cùng tiết trời ấm áp quyện trong gió chứ không phải những mũi kim châm tê tái da người. Những đợt mưa xuân rơi vội vàng nhưng không làm ướt áo của những người đang lang thang trên phố. Cũng bởi thế, mưa xuân không làm con ngõ đọng nước như mưa rào mùa hạ mà chỉ ẩm ướt, nhớp nháp bám dính vào gót dép. Tôi khẽ ngửa mặt lên trời để mặc cho hạt mưa lấm tấm rơi trên mặt, buồn buồn như có hàng chục cậu bé con đang nhảy nhót trên da vậy.

    Mưa xuân không ào ạt, sôi nổi, nó chỉ lất phất nhưng dai dẳng từ ngày này qua ngày khác, có khi đến hàng tuần liền vẫn không thôi. Nếu mưa phùn mùa đông khiến ta có cảm giác mọi vật xung quanh đang gắng co nhỏ lại đê trốn cái lạnh khắc nghiệt thì mưa xuân lại kêu gọi vạn vật lột bỏ cái vỏ thô cứng. Trên cây, từng chồi non bắt đầu nhú ra, nõn nà mơn mởn. Ngoài đồng, dẫu vẫn đang ngày Tết nhưng các cô bác nông dân đã ra đồng để "tranh thủ" điều kì diệu mà mưa xuân mang lại. Những bãi mạ xanh rờn, những hàng lúa đều tăm tắp cứ dần lấp kín thửa ruộng. Nhìn những hạt mưa xinh xắn kết tự trên nhành lá, lòng người ai cũng mơ màng nghĩ đến ngày mai ruộng đồng sẽ xanh mướt màu xanh của lúa dậy thì con gái. Chì riêng một điều ít ai để ý: trên mái tóc của mẹ, trên mái tóc của cha, hạt mưa xuân lấm tấm như những hạt muối tiêu gọi những sợi bạc lên màu.

    Mưa mùa xuân mong manh, dịu dàng mà mang trong mình sức mạnh thật kì diệu. Ta yêu mưa xuân có lẽ cũng bởi những điều đó.

    Tả cơn mưa mùa xuân – Bài làm 4

    Mùa xuân là một mùa rất đặc biệt trong năm. Mùa xuân cho chúng ta tuổi trẻ cho chúng ta một khởi đầu mới cho chúng ta sức sống niềm vui. Mùa xuân là mùa của hoa lá của cây cối tốt tươi là mùa của những lễ hội. Và nhắc đến màu xuân ta cũng không thể không nhắc đến những cơn mưa xuân. Những cơn mưa xuân báo hiệu mùa xuân đang đến luôn gợi cho chúng ta rất nhiều những cảm xúc đặc biệt .

    Khi mùa xuân đến là khi những đàn chim én đua nhau gọi bầy báo hiệu mùa xuân đang đến khi ấy cũng lúc những cánh hoa xuân đang trào dâng những sức sống những mầm non và cả những cành lộc trên  những cây quất cây đào. Mùa xuân không chỉ đặc biệt ở đó mà dường như mùa xuân khiến người ta nhớ người ta thương người ta cảm nhận nhiều về nó có nhiều cảm xúc về nó là còn bởi vì nó còn là mùa của những cơn mưa xuân. Chính vì lẽ đó mà mưa xuân đã vào trong thơ văn của rất nhiều nhà thơ nổi tiếng trong đó có Nguyễn Bính.

    Bữa ấy, mưa xuân phơi phới bay,
    Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy.
    Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
    Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.

    Ngắm một cơn mưa xuân thật khiến cho chúng ta trào dâng những cảm xúc đặc biệt. Mưa xuân  không dầm dề nát đất thối cỏ như mưa thu cũng không  ồn ào và náo nhiệt như mưa mùa hạ mà nó như chính cái tên của nó nhẹ nhàng êm đềm. Mưa xuân không rơi không đổ ào ào mà bay giống như bụi vậy. Đứng từ hin nhà cảm nhận những hạt mưa xuân đang phơi phới bay tôi cứ nghĩ đây đâu gọi là mưa mưa gì mà không  thấy mưa chỉ thấy bụi. Khẽ lấy bàn tay ra hứng mưa,từng hạt mưa bé xíu chạm nhẹ vào tay như những hạt bong bóng vậy nhưng không vì thế mưa xuân không làm cho ta ướt áo không làm cho ta cảm lạnh sau mỗi lần chạy mưa.

    Những cơn mưa xuân tuy ta không thấy thấm vào đâu nhưng cộng với tiết trời se se lạnh của mùa thu thật khiến cho người ta dễ bị ốm. Dường khi là khi đi sắm tết, có vài bụi mưa buông xuống thì mới ra không khí tết, mới ra khung cảnh đi sắm tết. Xuân về, chưa thấy mưa thì nhớ và thèm mưa lắm. Đi sắm tết mà trời cứ nắng và khô hanh quá sẽ làm giảm đi không khí chợ búa. Trời thương nhân gian, trời buông mưa vào chính lúc ấy. Mưa xuân kéo bụi đường về với mặt đất. Đi sắm tết mấy chiều hai mươi tám, hai mươi chín, rồi chiều tất niên có ai không rẽ vào hàng hoa, chợ hoa. Hôm nay tôi cũng thế tuy có mưa xuân nhưng tôi và mẹ vẫn không ngại mà vẫn đi chợ sắm tết bởi chỉ khi có mưa xuân thì ấy mới đúng vị tết. Mưa xuân ấy không khiến bố ngại việc bố vẫn chăm chỉ chẻ những thanh giang để chuẩn bị gói bánh khi xong bố lại chạy xuống bếp để ngâm lạt. Nhìn dáng bố không đội nón rồi khum người để tránh mưa trông thật thích.

    Mưa xuân miên man không giống mưa trong những mùa khác. Vì thế chúng tôi cũng không thích bởi quần áo phơi rất nhiều ngày nhưng cũng không khô nổi. Đôi khi những con mèo con nhón cái chân dài của nó ra khỏi hè xuống dưới chân chạy vù đi đâu đó một lát rồi lại chạy về mà nó đã ướt cả rồi. Mấy chú chó con không dám xuống sân mà chỉ ngồi trong nhà đôi khi nó lại đi quanh quanh vì mưa làm nó không đi đâu được. Phía ngoài ao mưa từ sáng đến giờ khiến màu nước ao có vẻ đục thêm rất nhiều,những ngọn rau rút bố tôi trồng dưới đó được mưa xuân nó càng dài nhanh ra trông thật thích. Mưa cũng khiến cho cái đường đất trước cửa nhà tôi đã lầy lội hơn rồi Trên cây, từng chồi non bắt đầu nhú ra, nõn nà mơn mởn. Những bãi mạ xanh rờn, những hàng lúa đều tăm tắp cứ dần lấp kín thửa ruộng. Nhìn những hạt mưa xinh xắn kết tự trên nhành lá, lòng người ai cũng mơ màng nghĩ đến ngày mai ruộng đồng sẽ xanh mướt màu xanh của lúa dậy thì con gái.

    Ngắm nhìn cơn mưa xuân ngắm nhìn cảnh vật trong mưa ta bỗng thấy yêu mưa xuân yêu mùa xuân yêu những cơn mưa xuân luôn báo hiệu mùa của sự sống mùa của sự đâm chồi nảy lộc

  • phạm văn độ đã trả lời trong câu hỏi: Sau hai năm nữa thì tổng số tuổi của hai mẹ con là 50 tuổi Cách đây 5 năm

    con 10 tuổi

    mẹ 36 tuổi

  • phạm văn độ đã trả lời trong câu hỏi: Tả cảnh chớm hè Cách đây 5 năm

    Tả lại cảnh chớm hè trên quê hương của mình

    Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra tự bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà.

    Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật lạ, nhưng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, nắng làm phô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xúc bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên…

    Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ …

    “Quê hương là gì hả mẹ?

    Mà cô giáo dạy phải yêu

    Quê hương là gì hả mẹ?

    Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều".

    Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương.

    Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình giũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm.

    Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hoà lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hoà âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hoá chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình.

    Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ.

Không có Điểm thưởng gần đây

OFF