OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

DIỄM MY DIỄM MY's Profile

DIỄM MY DIỄM MY

DIỄM MY DIỄM MY

20/03/2004

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 11
Điểm 47
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (14)

  • DIỄM MY DIỄM MY đã trả lời trong câu hỏi: Nêu lợi ích và tác hại của vi khuẩn trong thiên nhiên và trong đời sống con người? Cách đây 6 năm
  • DIỄM MY DIỄM MY đã trả lời trong câu hỏi: Học tập có vai trò như thế nào đối với bản thân, gia đình, xã hội . Cách đây 6 năm

    Ý nghĩa của việc học tập đối với bản thân, gia đình và xã hội:

    • Đối với bản thân: Học tập giúp ta có thêm kiến thức, hiểu biết để phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.
    • Đối với gia đình: Học tập để có kiến thức, xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc...
    • Đối với xã hội: Những người được học tập, lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực để xây dựng một đất nước phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, giàu đẹp
  • DIỄM MY DIỄM MY đã trả lời trong câu hỏi: Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với bản thân, gia đình, xã hội Cách đây 6 năm

    Ý nghĩa của việc học tập đối với bản thân, gia đình và xã hội:

    • Đối với bản thân: Học tập giúp ta có thêm kiến thức, hiểu biết để phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.
    • Đối với gia đình: Học tập để có kiến thức, xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc...
    • Đối với xã hội: Những người được học tập, lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực để xây dựng một đất nước phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, giàu đẹp
  • Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác

    Có nghĩa là:

    + Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    + Thứ hai : Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Không bịa đặt điều xấu, tung tin ,nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự của người khác

     

  • DIỄM MY DIỄM MY đã trả lời trong câu hỏi: giup minh vs Cách đây 6 năm

    Phần đầu: Chiến tranh và người bản xứ.

    Ở phần này tác giả đã bóc trần cái giọng lưỡi phản trắc, giả dối của bọn thực dân cáo già là “toàn quyền lớn”, “toàn quyền bé”.

    Để đẩy dân bản xứ vào cuộc chiến tranh, chúng vuốt ve đưa ra những lời đường mật! Từ là dân “An-nam-mít bẩn thỉu” chỉ đối xử bằng dùi cui, roi vọt nay bỗng nhiên được tôn là “những con yêu”, “những bạn hiền”! Kết quả là họ phải lìa xa gia đình và vợ con, bỏ xác trên bờ sông Mác-rơ trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ.

    Cuối phần này, tác giả tố cáo nỗi đau của nhân dân bản xứ bằng những hình tượng đầy ấn tượng. Đó là “kẻ cầm súng thì bỏ xác nơi chiến địa để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”. Còn những “lính thợ” ở hậu phương thì nhiễm luồng khí độc “khạc ra từng miếng phổi! Cuối cùng trong số 70 vạn người bản xứ thì có 8 vạn không bao giờ còn thấy mặt trời quê hương nữa!

    Phần hai: Tác giả lên án cái gọi là “chế độ tình nguyện”.

    Ở phần này tác giả đã phơi bày nỗi khổ của dân bản xứ bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu cao và bị cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện, đến nay cóthêm cái nạn “mô hình” nữa. Đây thực chất là một thứ “thuế máu”.

    Dân bản xứ bị săn bắt như một thứ “vật liệu biết nói”! Sự thật thì cái chế độ “lính tình nguyện” ấy là “lùa” những người khỏe mạnh, nghèo khổ vào nơi giam giữ để khỏi bỏ trốn. Cuối cùng họ phải chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”.

    Có người phải tìm cách hủy hoại cả thân thể để mong thoát nạn bắt lính như tự làm cho mình đau mắt toét chảy mủ, tìm cách xát vào mắt bằng vôi sống hay mủ của lệnh lậu.

    Trong khi đó thì bọn “chóp bu” là toàn quyền Đông Dương lại vuốt ve: “Các bạn đã tấp nập đầu quân… các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương”.

    Tác giả đã lật tẩy những chiêu bài mị dân của bọn thực dân bằng cách nêu lên cảnh biểu tình chống bắt lính ở Cao Miên, và những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hòa.

    Phần ba: Tác giả lên tiếng tốcáo bọn thực dân đã lật lọng nuốt lời khi người “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” trở về thì mặc nhiên trở lại giống người bẩn thỉu.

    Hơn thế nữa, Bác còn phơi bày con “tim đen” của chúng trong một việc mà chính quyền thuộc địa đã phạm tới hai tội ác:

    –  Một mặt chúng vẫn chưa dừng tay lôi kéo thêm nạn nhân vào cuộc huynh đệ thương tàn. Chúng đối xử rất tàn tệ với những ai còn tấm thân tàn trở lại quê hương! Khi bước chân xuống tàu họ bị lột hết các thứ tự mình mua sắm được. Họ được xếp như “lợn” dưới hầm tàu thiếu ánh sáng và không khí. Tồi tệ hơn nữa chúng còn đón chào họ bằng lời diễn văn đầy lật lọng, bất nhân: “Các anh đã bảo vệ tổ quốc… Bây giờ chúng tôi không cần anh nữa, cút đi”.

    –  Mặt khác nếu là thương binh Pháp mất một phần thân thể và vợ của người tử sĩ thì được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện để tiếp tục vung tay đầu độc gây thêm tệ nạn xã hội. Cuối cùng tác giả như nói với thương binh và quả phụ của chiến tranh rằng đó là món quà nhơ nhớp chỉ nên đá văng đi.

    Bằng một nghệ thuật tương phản và nhắc lại cái lưỡi của bọn thực dân, tác giả đã khái quát lên một thứ thuế nữa được đặt ra bên cạnh cái thuế thân là thuế máu.

    Thuế máu chỉ là một chương của Bản án chế độ thực dân Pháp nhưng vẫn đầy đủ tính chất là bài luận, vẫn có giá trị tốcáo và thức tỉnh đồng bào.

    Cảm nhận về bài Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc – Bài số 2

    Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ

    “Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.

    Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”

    Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”…, nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.

    Cảm nhận về bài Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc – Bài số 3

    Tác phẩm ‘Bản án chế độ thực dân Pháp’ có chương Thuế máulà chương đầu nói về ‘chiến tranh và người bản xứ’. Bài viết có 3 phần:

    Phần 1: Bác nói về chiến tranh và số phận người bản xứ đối với cuộc chiến tranh ở nơi ‘nước mẹ: Đại Pháp’và ở chiến trường Châu Âu.

    Đây mới chỉ là mở đầu của cái giọng lưỡi ‘thực dân’ qua mồm những tên ‘toàn quyền lớn’, ‘toàn quyền bé’. Chúng vuốt ve đưa ra những lời đường mật biến dân ‘An-nam-mít’ bẩn thỉu xưa nay chỉ đối xử bằng dùi cui, roi vọt nay lại được gọi là những ‘con yêu’, ‘bạn hiền’.Hơn thế nữa họ còn được ông Tây bà đầm phong tặng là những ‘chiến sĩ bảo vệ công lývà tự do’.Kết quả, được rắc lên số phận dân nô lệ những lời mĩ miều ấy,họ phải xa lìa gia đình vợ con – bỏ xác trên bờ sông Mác-rơ hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-pơ.

    Cuối phần này Bác đã tố cáo nỗi đau của người bản xứ bằng những hình ảnh thật ấntượng. Bác viết: 'kẻ cầm súng thì bỏ xác nơi chiến địa để lấy máu minh tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm lên những chiếc gậy của các ngài thống chế’.

    Còn những ‘lính thợ’ởhậu phương thì nhiễm luồng khí độc. Những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.

    Cuối cùng là một bảng thông kê: có 70 vạn người bản xứvà trong số ấy tám vạn người đã không bao giờ còn thấy mặt trời quê hương nữa!

    Phần 2: Bác đã nêu lên ‘Chế độ lính tình nguyện’

    Đây lại cũng chỉ là giọng lưỡi bọn ‘xâm lược Pháp’ tô vẽ, lấp liếm cho sự bóp nặn của chúng bằng đủ mọi thứ thuếkhoá, mà việc đi lính là một thứ thuế máu!

    Chiến tranh là cái cớ cho bọn thực dân bắt lính mà được dùng bằng một danh từ mỉa mai: ‘chếđộ lính tình nguyện’.

    Phần này Bác đã phơi bày ra ánh sáng cái hành động ‘đàn áp để bắt lính’. Trước hết những người nghèo khổ thì bị lùa vào trại giam giữ cho khỏi trốn. Còn người giàu thì xì tiền ra… Người bản xứ phải tìm cách thoát thân bằng nhiều cách: ‘tự nhiễm’ cho mình những bệnh nặng… thậm chí còn xát vào mắt nhiều thứ chất độc như ‘vôi sống’ hay ‘mủ của bệnh lậu’.

    Trong lúc ấy thì phủ Toàn quyền Đông Dương hứa hẹn sẽ ban tặng phẩm hàm cho những ai còn sống sót. Chúng đã trịnh trọng tuyên bố ‘các bạn đã tấp nập đầu quân’nhưng thực tế thì nhiều tốp người bị xích tay đưa xuống tàu bị nhốt vào một trường học ở Sài Gòn.

    Cuối phần này, Bác đã vả vào miệng bọn chúng bằng cách nói lên các cuộc biểu tình ở Cao Miên và những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hoà để phản đối việc bắt lính ở dân bản xứ.

    Phần thứ 3: Bác muốn nói đến kết quả của sự hi sinh của người bản xứ.

    Phần này Bác lên tiếng tố cáo bọn thực dân Pháp bằng hai sự việc:

    –  Nếu ai còn sống mà trở về thì mặc nhiên trở lại ‘giống người bần thỉu’.Khi bước chân xuống tàu để về bản xứ thì bị lột hết tất cả các thứ họ tự mua sắm được.

    Họ ‘được’ xếp như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm trớt, thiếu ánh sáng, thiếu không khí. Rồi họ còn được nghe đón chào bằng lời diễn văn ‘hoa mĩ ’ thể hiện tâm địa của bọn thực dân quen lật lọng: ‘cức anh đã bảo vệ tổ quốc… Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi! ‘

    –  Nếu là thương binh Pháp mất một phần thân thể và vợ của tử sĩ người Pháp thì được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện.

    Là người nhìn thấy tim đen của bọn thực dân, Bác đã lên án chúng phạm hai tội ác một lúc. Một mặt chúng coi rẻ tính mạng xương máu của những ai bị lừa bịp. Mặt khát chúng vung tay đầu độc để gây thêm tệ nạn xã hội.

    Bằng nghệ thuật tương phản và lối viết dí dỏm sắc sảo, Bác Hồ đã đứng lên tầm cao để tố cáo bọn thực dân Pháp.

    Bởi vậy ngay từ thuở ấy ‘Thuế máu’nói riêng và ‘Bản án chế độ thực dân Pháp’ nói chung là tác phẩm chính luận giàu tính chiến đấu và hiện thực có giá trị tố cáo rất sâu sắc và thức tỉnh lòng người.

    ‘Với lối văn giản dị, trong sáng, bằng những lời lẽ đanh thép và châm biếm sâu sắc, tác phẩm (Bản án chế độ thực dân Pháp) của Người đã lên án chế độ thực dân nói chung và chế độ thực dân Pháp nói riêng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Với những bằng chứng cụ thể, tác phẩm của Người đã vạch trần chủ nghĩa đế quốc là nguồn gốc của mọi sự áp bức và bóc lột, giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước thuộc địa ngày càng khổ cực và bị tàn sát rất dã man. Bản án chế độ thực dân Pháp là một đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa đế quốc và bước đầu vạch ra con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn của nhân dân ta và các dân tộc bị áp bức khác. Tác phẩm ấy không những là một văn kiện lịch sử quý giá về lí luận và tư tưởng, đồng thời còn có giá trị lớn về văn học, cho nên dễ thấm sâu vào tư tưởng và tình cảm của người đọc’.

    Cảm nhận về bài Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc – Bài số 4

    Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha già của dân tộc. Người là một  nhà cách mạng sáng lập ra đảng cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam. Là một người tài hoa, có tài văn chương, Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình, dùng văn chương để làm vũ khí chiến đấu. Nhưng tác phẩm đó đã để lại ấn tương sâu sắc trong lòng người đọc và đánh những đon mạnh vào bọn đế quốc tay sai. Trong số những tác phẩm đó được bạn bè thế giới biết đến nhiều phải kể đến tác phẩm “Thuế máu”. Tác phẩm được người viết khi đang hoạt đông cách mạng tại Pháp và là một đòn chí mạng đối với bọn đế quốc thực dân. Tác phẩm đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp đối với người bản xứ, chính quyền thuộc địa đã biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích trong các cuộc chiến tranh tàn khốc.      

    Tên tác phẩm là “Thuế máu” tạo lên cảm giác của các cuộc chiến tranh các cuộc tàn sát đẫm máu. Trong tác phẩm này đây chính là máu của những người dân thuộc địa bị bọn đế quốc thực dân, bị bọn tay sai áp bức bóc lột đến tận sương tủy. Đồng thời nhan đề tác phẩm cũng thể hiện thái độ tức giận, căm phẫn của tác giả khi chứng kiến dân tộc mình bị đối xử tàn nhẫn.

    Trong đoạn đầu của tác phẩm tác giả đã so sánh thái độ của quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa tại hai thời điểm trước khi có chiến tranh và sau khi chiến tranh xảy ra. Trước khi chiến tranh xảy thì bị bị coi là giống người hạ đẳng, những người da đen bẩn thỉu đây là những cái tên chúng gọi người Việt Nam chúng ta một cách khinh miệt coi thường khi đó họ chỉ là những nô lệ cho tầng lớp thống trị bấy giờ. Bọn người cai trị luôn cho rằng tộc người da trắng là tộc người cao quý vì vậy chúng luôn cho rằng những tộc người khác là thấp hèn  và luôn tạo ra một khoảng cách để phân biệt đối xử. Người dân thuộc địa “giỏi lắm cũng chỉ biết kéo xe và ăn đòn của quân cai trị nhà ta”Giong nói đầy mỉa mai cho thấy thái độ khinh bỉ coi dân ta như súc vậy của bọn thực dân Pháp. Khi chiến tranh “vui tươi” xảy ra, chữ vui tươi được tác giả sử dụng để châm biếm cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc tranh giành quyền lợi. Khi đó số phận của người dân thuộc địa được thay đổi đến không ngờ. Họ được đề cao trọng vọng và được các quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bè coi là “con yên” “bạn hiền”, thậm chí còn được đề bạt lân chức danh “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Đối với chức danh đó đánh nhẽ ra họ phải được nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa, nhưng thực chất cuộc sống của họ không hề được nâng cao mà lạ ngược lại. Như vậy đối với họ chức danh ấy vốn cũng chỉ là hữu danh vô thực không có một chút đặc quyền gì hết Với gọng điệu mỉa mai khi chỉ ra sự tương phản đã châm biếm sự thâm độc giả dối của chế độ thực dân.      

    Dưới ách áp bức đó của bọn thực dân, số phận người dân thuộc địa rất bi thảm và đã được nhà văn miêu tả hết sức cụ thể bằng ngòi bút tài hoa của mình. Họ không được hưởng tí nào về quyền lợi đã thế họ còn phải đột ngột xa lìa vợ con, quê hương, phải làm việc cật lực trong những kho thuốc súng ghê tởm khạc ra từng tiếng phổi, họ phơi thây trên các chiến trương châu Âu, xuống tận đáy biển bảo vệ tổ quốc của loài thủy quái, bỏ xác ở những vùng miền hoang vu ở Ban-căng, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế. Kết quả là tám  vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình nữa. Nghe đến đấy la tự hỏi tại sao, bọn thực dân rốt cuộc có quyền gì mà lại có thể quyết đinh sống chết của hàng vạn người dân vô tội như thế?Những người dân bản xứ rốt cuộc cũng chỉ là vật hi sinh cho bạn cai trị thực dân. Đó chính là kiếp khổ đau của thân phận những người nô lệ. Tác giả đã vạch trần bộ mặt bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân phản ánh số phận thả m thương của người dân thuộc địa.

    Sau đó tác giả đã chỉ ra thủ đoạn mánh khóe của những bọn thực dân. Bọn thực dân tiến hành những cuộc lùng soát lớn trên toàn cõi đông dương và đủ các ngón xoay sở tinh vi nhất để đòi tiền. Chúng tìm đến những người khỏe mạnh những người này có thân cô thế cô chỉ chịu chết chứ không kêu cứu vào đâu được. Còn đối với những con cái nhà giàu thì họ ép cho một là đi lính hai là xì tiền ra. Đối với những người bị bắt đi lính thì một là họ bỏ trốn hai là tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nặng để không phải đi bởi đi lính đối với họ còn đáng sợ hơn cả bệnh tật. Khi đó để giả thích cho vấn đè này thì giọng điệu của chính phủ toàn quyền cũng rất bịp bợm. Chúng dùng sự hứa hẹn để lừa phỉnh người lính như ban phẩm hàm cho người sống sót truy tặng cho người hi sinh hay dùng những lời lẽ tán dương như “các bạn đã tấp nập đầu quân đã không ngần ngại rời bỏ quê hương”. Tất cả chỉ là những lời nói bịp bợm lừa phỉnh khi mà thực tế chúng xích trói bắt nhốt và đương nhiên bạo động nổ ra. Đây chính là những lời lừa dối mị dân. Tác giả mỉa mai những luận điện chua chát ấy bằng những câu hỏi tu từ đầy sức thuyết phục “Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính như thế tại sao có cảnh tốp thì bị xích tay điều về tỉnh tốp thì trước khi bị đưa xuống tàu bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn có cả lính gác canh lưỡi lê tuốt trần đạn lên nòng sẵn. Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn ở Biên Hòa và nhiều nơi khác nữa phải chăng là những cuộc biểu tình của sốt sắng đầu quân và không ngần ngại”. Bác đã lột trần bản chất tham lam và bạo tàn của chúng đối với người dân thuộc địa. Lập luận của Bác khiến cho toàn quyền Đông Dương cứng họng không thể trả lời.     

    Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh là vô cùng đau thương được nhà văn miêu tả bằng những lời lẽ đầy sắc cạnh “Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ của ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im lặng như cao phép lạ và cả người Nê-gô-rô lẫn người An-nam-mit mặc nhiên trở lại giống người bẩn thỉu” hay để ghi nhớ công lao của người An nam chẳng phải người ta đã lột hết quần áo của họ từ chiếc đồng hồ, bộ đồ mới toanh mà họ bỏ tiền túi mua hay là những vật kỉ niệm đủ thứ.. trước khi đưa họ đến Mác –xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao cho họ bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xép lợn dưới hầm tàu ẩm ướt không giương nằm không ánh sáng thiếu không khí đó sao?Về đến xứ sở chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nông nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước “Các anh đã bảo vệ tổ quốc. Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!đó sao?”. Như vây với lập luận phản bác mâu thuẫn trào phúng câu hỏi tu từ điệp từ đã cho thấy những hành động vô nhân đạo tráo trở tàn nhẫn của bọn tay sai đối với nhân dân ta. Chính quyền thực dân đối xử với những người lính trở về như đối xử với súc vật với người có tội chứ không phải là đối xử với người có công đổ máu cho họ. Cách đối xử ấy là tráo trở đê hèn của một nước luôn vỗ ngực nói mình là mẫu quốc.     

    Với tư liệu phong phú xác thực giàu hình ảnh giá trị biểu cảm giọng điệu đanh thép ngòi bút trào phúng sắc sảo châm biếm mỉa mai làm tác phẩm như một lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc là đòn tấn công quyết liệt đối với chủ nghĩa thực dân. Đoạn trích cũng cho người đọc thấy được bộ mặt tàn ác nhẫn tâm cuồng thú của bọn thực dân khi dùng những người dân thuộc địa vô tội làm vật hi sinh cho chúng đồng thời cũng nói lên thân phận thảm hại nô lệ của những người dân An Nam. Bên cạnh đó tác phẩm cũng cho ta thấy tấm lòng thương cảm của Bác đối với thân phận những người dân và cũng khẳng định tài hoa khéo léo trong việc hành văn của Bác.

  • DIỄM MY DIỄM MY đã trả lời trong câu hỏi: Chọn đáp án đúng và nghĩa? Cách đây 6 năm

    D

  • DIỄM MY DIỄM MY đã đặt câu hỏi: dịch sang tiếng anh Cách đây 6 năm

    Trong tương lai tôi muốn trở thành một dược sĩ và mở một nhà thuốc nhỏ

  • DIỄM MY DIỄM MY đã trả lời trong câu hỏi: dịch sang tiếng anh Cách đây 6 năm

    In the future, i want to become a pharmacist and open a small pharmacy

  • DIỄM MY DIỄM MY đã trả lời trong câu hỏi: Chọn đáp án đúng và giải thích tại sao? Cách đây 6 năm

    C:likely vì sau động từ thought là một trạng từ nên chọn C

Không có Điểm thưởng gần đây

OFF