Hoạt động gần đây (33)
-
Nguyễn Linh đã trả lời trong câu hỏi: Nêu câu tục ngữ dân gian nói về lòng biết ơn Cách đây 4 năm
- Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. ...
- Tôn sư trọng đạo. ...
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ...
- Trọng thầy mới được làm thầy. ...
- Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy. ...
- Ở đây gần bạn, gần thầy. ...
- Tầm sư học đạo. ...
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
-
Nguyễn Linh đã trả lời trong câu hỏi: Trong các câu tục ngữ sau câu nào thuộc tục ngữ của địa phương Nam Định Cách đây 4 năm
D
-
Nguyễn Linh đã trả lời trong câu hỏi: Đặt 1 câu có cụm C-V mở rộng nói về cảm xúc của em khi đến trường trong buổi tựu trường đầu tiên của mình Cách đây 4 năm
Chao ôi! Cái háo hức trong em khi ngày đầu tựu trường thật mãnh liệt!
-
Nguyễn Linh đã trả lời trong câu hỏi: Từ hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi hãy nói lên suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ đối với cuộc đời của người con Cách đây 4 năm
Mẹ tôi là văn bản được trích trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi Những tấm lòng cao cả của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, đây đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Văn bản thể hiện tấm lòng cao cả của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình.
Bức thư do bố En-ri-cô viết trong hoàn cảnh En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ, người bố viết thư này giúp En-ri-cô suy nghĩ, nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.
Để En-ri-cô nhận ra lỗi lầm của mình trước hết người cha thể hiện thái độ đau buồn, giận dữ và có phần thất vọng. Thái độ đó được thể hiện rõ qua những lời văn gay gắt, từ ngữ mạnh mẽ: “con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “bố không thể nén cơn tức giận”. Trong đoạn đầu bức thư ông đã hết sức nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con, thậm chí ông còn cảnh cáo: “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”. Lời lẽ nghiêm khắc, thái độ dứt khoát dù có đôi chút nặng nề nhưng đã tác động phần nào đến nhận thức của En-ri-cô.
Để En-ri-cô nhận ra sự thiếu lễ độ với mẹ là hoàn toàn sai trái, bức thư đã gợi lên hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ, một hình ảnh bình dị mà vô cùng lớn lao.
Trước hết, mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình.
Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” .
Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta thấy người mẹ với tình yêu thương bao la, cao cả có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với mình.
-
Nguyễn Linh đã trả lời trong câu hỏi: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 20 câu (trong đó có sử dụng phép liệt kê và câu bị động) Cách đây 4 năm
Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Nhà văn đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những hiểu biết về ca Huế. Mà đầu tiên là nguồn gốc: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm”. Có thể thấy, không biết từ khi nào, những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng. Đọc đến những trang văn tiếp theo, người đọc tiếp tục được khám phá nhiều hơn về ca Huế. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm.Bài văn trở nên chân thực hơn khi khung cảnh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được khắc họa: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Trong không gian đó, người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca - cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế. Tóm lại, qua “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã cho thấy ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
-
Nguyễn Linh đã trả lời trong câu hỏi: 3 lớp 7A, 7B, 7C trồng 90 cây tại vườn trường. Lớp 7A có 24 học sinh, lớp 7B có 30 học sinh, lớp 7C có 36 học sinh. Hỏi mỗi lớp phải trồng bao nhiêu cây, bt rằng số cây xanh tỉ lệ với số học sinh Cách đây 4 năm
-
Nguyễn Linh đã kết bạn Lê Đăng Cường Cách đây 4 năm
-
Nguyễn Linh đã trả lời trong câu hỏi: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của các tập hợp sau đây? Cách đây 4 năm
A là số chẵn
B là số lẻ
C cách nhau 5 đơn vị
D cách nhau 3 đơn vị
-
Nguyễn Linh đã trả lời trong câu hỏi: Hãy nêu cách tìm số phần tử trong tập hợp Cách đây 4 năm
– Căn cứ vào các phần tử đã được liệt kê hoặc căn cứ vào tính chất đặc
trưng cho các phần tử của tập hợp cho trước, ta có thể tìm được số
phần tử của tập hợp đó.
– Sử dụng các công thức sau :
Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có : b – a + 1 phần tử (1)
Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có : (b – a) : 2 + 1 phần tử (2)
Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có : (n – m): 2 + 1 phần tử (3)
Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b, hai số kế tiếp cách nhau d đơnơvị, có : (b – a): d +1 phần
tử (4)
(Các công thức (1), (2), (3) là các trường hợp riêng của công thức (4)).
-
Nguyễn Linh đã trả lời trong câu hỏi: Cho a và b là hai số tự nhiên, trong đó a có thể là: 11 ;13;17 và b có thể là : 61;63;69. Tìm giá trị lớn nhất và bé nhất của a/b Cách đây 4 năm
Giá trị lớn nhất của a/b đạt được khi a lớn nhất và b nhỏ nhất => a=17, b=61
Giá trị nhỏ nhất của a/b đạt được khi a nhỏ nhất và b lớn nhất => a=11, b=69