OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Đỗ Phong's Profile

Đỗ Phong

Đỗ Phong

18/04/2004

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 16
Điểm 61
Kết bạn

Bạn bè (1)

Hoạt động gần đây (21)

  • Đỗ Phong đã trả lời trong câu hỏi: Rút gọn biểu thức (x-2y)^2 - (x+2y)^2 Cách đây 6 năm

    Đây là dạng toán đếm phải chọn từng bộ rồi sau đó mới bắt đầu đếm trong từng bộ đã chọn trước (cũng như bài toán có bao nhiêu số chia hết cho 3 hoặc 9). Trước tiên, không gian mẫu là A(7;4) - 1.A(3;6) (cũng bằng 6.A(3;6) = 6.6.5.4 = 720 số). Tiếp theo, ta sẽ đếm số lượng số thỏa yêu cầu bài toán (từ đó chia cho không gian mẫu sẽ có ngay xác suất) qua các bước sau: Bước 1: Lập tất cả các bộ có 4 chữ số phân biệt (từ 0,1,2,3,4,5,6) sao cho số lớn nhất là chữ số chẵn và tổng 3 chữ số còn lại bằng chữ số chẵn lớn nhất này (lưu ý việc lập bộ này hoàn toàn thủ công, vì không có số lượng nhiều, chỉ cần lưu ý thêm tính chẵn lẻ khi cộng nhau là nhanh chóng lập được, và để ý sắp thứ tự để chăc chắn không bị sót) gồm đúng 4 bộ: { (0;1;3;4) ; (0;1;5;6) ; (0;2;4;6) ; (1;2;3;6) } Bước 2: Đếm. Trong 3 bộ đầu có số 0; lập được (1.2.2.1).3 = 12 số. Bộ cuối lập được 1.3! = 6 số. Vậy có tất cả 18 số. Suy ra xác xuất là 18/720 = 1/40.

  • Đỗ Phong đã trả lời trong câu hỏi: đố vui ahihi Cách đây 6 năm

    danh từ là không phải tính từ và động từ like b  êiheart

  • Đỗ Phong đã trả lời trong câu hỏi: Giúp mình với Cách đây 6 năm
  • Môn học mà tôi yêu thích nhất là môn Văn vì khi học Văn, tôi được đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười thú vị. Nhắc đến truyền thuyết, tôi lại nhớ ra một kỉ niệm vô cùng đặc biệt. Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và ngủ thiếp đi từ lúc nào. Bỗng tôi thấy mình lạc đến một xứ sở rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, mùi thơm của các loài hoa tỏa ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình – nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi còn đang ngơ ngác thì bỗng một tráng sĩ vóc dáng cao to, vạm vỡ tiến về phía tôi. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện: - Chào cháu bé! Cháu từ đâu đến vậy? Tôi ngắm kĩ thì thấy vị tráng sĩ mặc áo giáp sắt rất giống trong truyền thuyết Thánh Gióng. Tôi sung sướng hỏi: - Ông có phải là ông Gióng không ạ? Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp: - Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu lại biết ta? - Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ! May qua, hôm nay, cháu được gặp ông ở đây. Cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ? Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười: - Được cháu cứ hỏi đi. - Ông ơi, vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong, ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo, không bằng xứ thần tiên này? - Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh. - Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không? - Có chứ, cha mẹ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ. Những ngày tháng ta chưa biết đi, chưa biết nói, họ không hề ghét bỏ ta mà vẫn yêu thương ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về báo đáp ơn nghĩa của cha mẹ Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh ta quân xâm lược để cha mẹ ta cũng nhân dân được sống trong tự do, thanh bình. - Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi. Ông đã báo đáp công nuôi dưỡng cha mẹ mình bằng việc đánh đuổi quân xâm lược. - Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ! - Khi cháu còn nhỏ thì phải học tâp thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông? - Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm! Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn gặp cháu vào lần khác. Ta phải đi gặp Ngọc Hoàng đây. Trong phút chốc, ông Gióng dã biến mất sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi: - Lan! Dậy vào giường ngủ đi con! Tôi bừng tỉnh, hóa ra cuộc gặp gỡ với Ông Gióng là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ ấy đã cho tôi biết được nhiều điều bổ ích và khiến tôi nhớ mãi. Bài văn mẫu 2: Những ngày nghỉ hè, tôi thích nhất là được ở nhà nằm đọc truyện cổ tích. Năm vừa rồi, tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi nên mẹ đã mua cho tôi một quyển Truyện cổ tích Việt Nam. Nhờ nó, tôi đã được du ngoạn trong một thế giới huyền ảo. Tôi đang mơ màng bỗng giật mình tỉnh dậy bởi tiếng hát và nụ cười đùa trong trẻo của lũ trẻ. Tôi nhìn thấy trước mắt mình một đám trẻ đang vui đùa. Lũ trẻ đang chơi thấy tôi tiến lại thì dừng lại, chúng cũng có vẻ ngạc nhiên vì thấy tôi mặc khác với chúng. Có một cậu bé mặt mũi sáng sủa và thông minh tiến lại chào và hỏi tôi. "Chị là ai?". "Mình tên là Thúy, còn em?" Cậu bé chưa kịp trả lời thì lũ trẻ nhao nhao lên và đồng thanh hô: "Đó là cậu bé thông minh!". Tôi ngạc nhiên quá và vui mừng khi biết trước mặt mình là cậu bé thông minh - người đã đưa ra được những lời giải đơn giản và dễ hiểu trước những câu đố hóc búa của vua. Tôi nói: "Chị rất thích những câu trả lời của em. Dù có gặp vua hay bất kỳ ai, em không hề run sợ mà lại nhanh trí đối đáp lại những câu đố đầy oái oăm của nhà vua. Bằng trí thông minh của mình, em đã cứu được dân làng và cứu nước ta trước sự dòm ngó của ngoại bang. Câu trả lời của em trước sứ thần khiên ông ta sợ và nể phục nước Việt ta tuy nhỏ nhưng không thiếu người tài." Cậu bé nhìn tôi, đưa tay gãi gãi, vẻ xấu hổ và nói: "Chị cứ khen em mãi thế. Đất nước ta không thiếu nhân tài. Em thấy các bạn học sinh bây giờ còn nhỏ nhưng đã rất giỏi, mang về cho đất nước bao giải quốc tế. Các bạn đã làm cho thế giới biết đến nước Việt Nam bằng các giải vàng trên trường quốc tế". Tôi ngạc nhiên: "Sao em biết?". "Bởi em rất thích học nên thường đến xem các bạn học sinh học tập. Em thấy rất vui khi ngày càng có nhiều bạn học giỏi. Các bạn giỏi nhưng rất ngoan và khiêm tốn. Nhưng thôi, chị lại đây chơi cùng bọn em". Em kéo tay tôi, cùng hòa vào đám trẻ. Chúng tôi cùng giải đố, cùng đùa nghịch thật vui. Thậm chí, tôi còn được bọn trẻ đãi món khoai lang nướng vùi dưới lá khô. Mải vui đùa, chúng tôi quên cả thời gian. Trời đã sẩm tối, lũ trẻ chia tay tôi ra về. Tôi còn đang đứng ngẩn ngơ nhìn lũ trẻ ra về mà thấy tiếc quá, chẳng biết bao giờ mới có dịp gặp lại. Bỗng tôi thấy có tiếng mẹ đang gọi tôi: "Thúy ơi! Dậy đi con. Sao lại nằm lên sách mà ngủ thế này". Hóa ra, tôi đang đọc truyện thì ngủ quên mất. Cuộc gặp gỡ với cậu bé thông minh thật là thú vị biết bao.

  • Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An trong một gia đình trí thức nho học yêu nước. Sinh ra trong một gia đình yêu nước, trên quê hương có truyền thống đấu tranh bất khuất, lớn lên lại chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân sống lầm than nô lệ, chứng kiến sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân ta lúc bấy giờ như: Phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913)…Nên Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. 2. Quá trình ra đi tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin của Nguyễn Ái Quốc. Không tán thành với con đườn cứu nước của các bậc tiền bối, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Văn Ba đã rời cảng Nhà Rồng trên con tàu vận tải La-tus-trê-vin để sang các nước phương Tây tìm con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc. Sau một thời gian làm việc và tìm hiểu thực tế ở nhiều nước châu Á, Âu, Phi, Mĩ, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra được những nhận thức bước đầu quan trọng về bạn, về thù: nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù.. Từ 1911 đến 1917, Người đến nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và đến cuối năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người trở về Pháp để tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga và gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919,Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Nhưng bản yêu sách đã không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn, Người khẳng định “muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”. Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, đã giúp Nguyễ Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3, và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, Người trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin một con đường mới cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đó là Con đường cách mạng vô sản. Tóm lại với việc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến con đường cứu nước giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản. Người khẳng đinh:”Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Sự kiện này mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt nam trong suốt những năm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Đây là công lao to lớn đầu tiên của Người đối với lịch sử dân tộc. Câu 2 (2.0 điểm). Sau gần một thập kỉ ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định quan trọng nào? Ý nghĩa của những quyết định đó. Hướng dẫn trả lời 1. Những quyết định quan trọng của Nguyễn Ái Quốc sau gần một thập kỉ ra đi tìm đường cứu nước. - Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An trong một gia đình trí thức nho học yêu nước. Sinh ra trong một gia đình yêu nước, trên quê hương có truyền thống đấu tranh bất khuất, lớn lên lại chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân sống lầm than nô lệ, chứng kiến sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân ta lúc bấy giờ như: Phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913)…Nên Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. Không tán thành với con đườn cứu nước của các bậc tiền bối, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Văn Ba đã rời cảng Nhà Rồng trên con tàu vận tải La-tus-trê-vin để sang các nước phương Tây tìm con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc. Sau một thời gian làm việc và tìm hiểu thực tế ở nhiều nước châu Á, Âu, Phi, Mĩ, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra được những nhận thức bước đầu quan trọng về bạn, về thù: nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù.. Từ 1911 đến 1917, Người đến nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và đến cuối năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người trở về Pháp để tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga và gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc cùng với các chí sĩ cách mạng Việt Nam tại Pháp đã gửi tới Hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Nhưng bản yêu sách đã không được chấp nhận. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có hai quyết định quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, đó là: Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, đã giúp Nguyễ Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. - Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3, và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, Người trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. 2. Ý nghĩa của những quyết định của Nguyễn Ái Quốc - Đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, từ một người yêu nước thành một chiến sĩ cộng sản và Người đã khẳng định con đường cứu nước giải phóng dân tộc đúng đắn cho nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ chỉ có thể là con đường cách mạng vô sản, ngoài ra không có con đường cách mạng nào khác. Sự kiện đó đã mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cho cách mạng Việt Nam. Câu 3 (3.0 điểm) Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1929. Hướng dẫn trả lời Từ khi trở thành người chiến sĩ Cộng sản và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị về tư tưởng chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 1. Thời kỳ ở Pháp (1920 -1923) - Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó đem chủ nghĩa Mác - Lênin đến các dân tộc thuộc địa. - Tờ báo Người cùng khổ của Hội do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. - Nguyễn ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống công nhân’(của Tổng Liên đoàn lao động Pháp), ....và cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp . Mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đoán, các sách báo nói trên bí mật chuyển về Việt Nam. - Nhân dân ta, trước hết là những tiểu tư sản trí thức yêu nước, tiến bộ, nhờ đọc các sách báo tiến bộ đó mà hiểu rõ hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói chung và chủ nghĩa đế quốc Pháp nói riêng, hiểu được cách mạng tháng Mười Nga và đã hướng về chủ nghĩa Mác - Lênin. 2. Thời kỳ ở Liên Xô (1923 - 1924) - Tháng 6/1923, Nguễn Aí Quốc đã rời Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành. Sau đó Nguyễn ái Quốc ở lại Liên xô một thời gian, vừa làm việc, vừa nghiên cứu học tập, làm việc ở Quốc tế cộng sản, viết bài cho báo Sự thật, tạp chí ’’Thư tín quốc tế” của Quốc tế Cộng sản. - Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924), Người đã trình bày quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông nhân ở các nước thuộc địa. - Thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện lí luận cách mạng giải phóng dân tộc, đây cũng là bước chuẩn bị về chính trị tư tưởng của Người cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam sau này. 3.Thời kỳ ở Trung Quốc ( 1924 - 1927) - Sau một thời gian hoạt động ở Liên xô, Nguyễn ái Quốc đã về Quảng Châu (Trung Quốc) vào 11/1924. Tại đây, Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, cùng một số thanh niên từ trong nước sang theo tiếng gọi của tiếng bom Sa Diện (6/1924). - Người đã tập hợp những người thanh niên tiêu biểu trong tổ chức Tâm Tâm xã để thành lập ra nhóm Cộng Sản đoàn (2/1925). - Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại, kịch liệt đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. - Hội đã ra tờ báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận, ngày 21/6/1925 xuất bản số đầu tiên. - Tại Quảng Châu, Nguyễn ái Quốc đã trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở thành những cán bộ cách mạng, từ năm 1924 đến 1927 đã đào tạo được 75 hội viên. Một số được chọn đi học trường Đại học Phương Đông ở Liên xô, một số được cử đi học quân sự ở Liên xô hay Trung Quốc, còn phần lớn được đưa về nước hoạt động. - Đầu năm 1927, các bài giảng của trong các khoá đào tạo được tập hợp và in thành cuốn "Đường cách mệnh". - Tác phẩm Đường cách mệnh và tờ báo Thanh niên đã được bí mật chuyển về nước có tác dụng thức tỉnh tinh thần cách mạng và du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin cho quần chúng nhân dân mở đường cho việc thành lập Đảng. - Năm 1926, các tổ chức cơ sở trong nước của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được xây dựng ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng. Số hội viên tăng nhanh, năm 1928 mới có 300 thì đến 1929 lên tới 1700 hội viên. Cho đến trước Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929), Hội đã có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước. Ngoài ra Hội còn tổ chức được một số đoàn thể quần chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ... - Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tổ chức phong trào "vô sản hoá" nhằm đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời để truyền bà chủ nghĩa Mác - Lênin. Phong trào đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của chính đảng vô sản nước ta: - Hội đã góp phần truyền bá tư tưởng Mác – Lê nin về trong nước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đưa phong trào công nhân phát triển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, phong trào yêu nước của các giai cấp phát triển, chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Như vậy, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu 4 (3.0 điểm). Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam? Hướng dẫn trả lời Sau khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực học tập nghiên cứu để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng nước ta, hình thành lên những quan điểm chiến lược, sách lược về cách mạng giải phóng dân tộc, thông qua việc viết sách báo, các bài tham luận tại các hội nghị, đại hội, từng bước truyền bá về trong nước để trang bị lý luận cho nhân dân ta và làm cơ sở cho đường lối cách mạng của Đảng ta sau này. 1. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị Trong thời gian ở Pháp, Người tham gia viết bài cho báo “:Nhân đạo” của Đảng cộng sản Pháp, báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Người cùng khổ” của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari và đặc biệt viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản năm 1925. Thời gian ở Liên Xô, Người vừa nghiên cứu, học tập vừa viết bài cho báo “Sự thật” của Đảng cộng sản Liên Xô, tạp chí “Thư tín quốc tế” của Quốc tế cộng sản. Thời gian ở Trung Quốc, Người đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra tờ báo “Thanh Niên” làm cơ quan ngôn luận của Hội và tuyên truyền cách mạng về trong nước. Năm 1927 trên cơ sở tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu đã được tập hợp lại và in thành tác phẩm “Đường Kách mệnh” để trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho các hội viên. 2. Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị về tổ chức, cán bộ cho sự ra đời của Đảng. Tháng 2 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một số hội viên tích cực trong tổ chức Tâm tâm xã để lập ra nhóm Cộng Sản đoàn. Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng lại, kịch liệt đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cuối năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ trương thực hiện phong trào “vô sản hóa” về trong nước, đưa cán bộ, hội viên vào các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chất và số lượng, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Tóm lại, với những hoạt động trên của Nguyễn Ái Quốc, năm 1929 những điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức đã được chuẩn bị, sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/21930) đã khẳng định lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của Đảng. Câu 5 (2.5điểm). Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam? Hướng dẫn trả lời Đầu năm 1930, trước yêu cầu của cách mạng trong nước, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 1930 đã khẳng định lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là đóng góp vĩ đại nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc. 1. Hoàn cảnh: - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất và trực tiếp tổ chức lãnh đạo những cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân khác cũng diễn ra sôi nổi mạnh mẽ kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ rộng khắp trong cả nước. - Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. - Trước tình hình đó, Quốc tế cộng sản đã giao cho Nguyễn Ái Quốc (với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương) chịu trách nhiệm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất. - Từ ngày 6/1 đến 8 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất Đảng họp ở Cửu Long (Hương Cảng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng 2. Nội dung: - Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu rõ chương trình của Hội nghị. - Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. - Nhân dịp Đảng ra đời Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân, anh chị em bị áp bức… - Ngày 24 - 2 - 1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản liên đoàn, tổ chức này được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Ý nghĩa: - Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn, mang tầm vóc như một đại hội thành lập đảng vì đã sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đã giải quyết được cuộc khủng hoảng về giai cấp và đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

  • Đỗ Phong đã trả lời trong câu hỏi: Help me ! ^-^ Cách đây 6 năm

    Trong kháng chiến chống Pháp và cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, hàng nghìn người đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Sự hy sinh của họ viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc. 30/4, nho nhung nguoi tre anh dung hy sinh vi dat nuoc hinh anh 1 Lý Tự Trọng (1914-1931), tên thật Lê Hữu Trọng, quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thái Lan và từng học tập ở Trung Quốc. Năm 1929, anh về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 9/2/1931, trong buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, Lý Tự Trọng bắn chết tên thanh tra mật thám Lơ Gơrang rồi bị bắt. Tại phiên tòa xét xử, anh tuyên bố: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Ngày 21/11 cùng năm, trước khi lên máy chém, chàng trai 17 tuổi đã hô tên Việt Nam và hát bài Quốc tế ca, giữ vững tinh thần cách mạng đến phút cuối đời. 30/4, nho nhung nguoi tre anh dung hy sinh vi dat nuoc hinh anh 2 Nguyễn Văn Cừ (1912-1941), quê Bắc Ninh, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Ông từng bị Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, sau khi được thả tự do, Nguyễn Văn Cừ tiếp tục hoạt động bí mật ở Hà Nội. Ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi. Tháng 6/1940, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình và bị xử tử vào ngày 28/8/1941. Hy sinh khi còn rất trẻ, nhưng Nguyễn Văn Cừ đã có những đóng góp quan trọng vào cách mạng Việt Nam. Tác phẩm Tự chỉ trích của ông góp phần lớn trong công tác sửa đổi lối làm việc, khơi dậy ý thức tự tu dưỡng và tự rèn luyện của thanh niên lúc bấy giờ. 30/4, nho nhung nguoi tre anh dung hy sinh vi dat nuoc hinh anh 3 Vừ A Dính (1934-1949) sinh ra trong gia đình người Mông ở tỉnh Lai Châu. Anh giác ngộ cách mạng từ rất sớm, trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo khi mới 13 tuổi. Trong một lần làm nhiệm vụ, Vừ A Dính bị giặc bắt. Đòn roi tra tấn dã man không thể khiến chiến sĩ nhỏ tuổi khuất phục. Ngày 15/6/1949, quân Pháp bắn chết Vừ A Dính. 30/4, nho nhung nguoi tre anh dung hy sinh vi dat nuoc hinh anh 4 Võ Thị Sáu (1933-1952) sinh ra trong gia đình nghèo ở tỉnh Bà Rịa. Trải qua nhiều thử thách, năm 14 tuổi, chị được kết nạp vào Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ. Trong quá trình hoạt động, chị Sáu luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, nắm tình hình, cung cấp và báo cáo kịp thời cho tổ chức nhiều tin tức quan trọng. Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu dùng lựu đạn tấn công hai tên ác ôn thất bại và bị bắt. Chị bị đày ra Côn Đảo chờ ngày xử tử. Tại đây, chị Sáu được Chi bộ nhà tù Côn Đảo kết nạp chính thức vào Đảng Lao động Việt Nam. Ngày 23/1/1952, trên pháp trường, Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí thế hiên ngang, nhìn thẳng vào họng súng kẻ thù, hô to: “Đả đảo thực dân Pháp, Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm!”. 30/4, nho nhung nguoi tre anh dung hy sinh vi dat nuoc hinh anh 5 Trần Văn Ơn (1931-1950) là con của một công chức nghèo ở tỉnh Bến Tre. Năm 16 tuổi, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước, là thành viên chủ chốt trong phong trào học sinh yêu nước của trường Pétrus Ký. Ngày 9/1/1950, lính Pháp nổ súng vào cuộc biểu tình của học sinh. Anh dũng cảm che chở cho các bạn chạy thoát và anh dũng hy sinh. Hàng chục nghìn người dân Sài Gòn đã xuống đường dự đám tang Trần Văn Ơn. Sau này, ngày 9/1 được lấy làm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam. 30/4, nho nhung nguoi tre anh dung hy sinh vi dat nuoc hinh anh 6 Cù Chính Lan (1930-1951) sinh ra ở Nghệ An. Năm 1946, anh gia nhập Vệ quốc đoàn. Ngày 13/12/1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, tiểu đội trưởng Cù Chính Lan dũng cảm đuổi theo, thả lựu đạn đã rút chốt vào xe tăng địch. Ngày 29/12/1951, trong trận đánh đồn Cô Tô, anh bị thương nặng nhưng vẫn phá mở hàng rào thép gai, dốc hết tinh thần chiến đấu và hy sinh ngay khi trận đánh kết thúc. Năm đó, anh vừa tròn 20 tuổi, là tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. 30/4, nho nhung nguoi tre anh dung hy sinh vi dat nuoc hinh anh 7 Nguyễn Văn Trỗi (1940-1964), quê Quảng Nam, tham gia Biệt động thành khi gia đình chuyển vào Sài Gòn. Ngày 2/5/1964, anh thay đồng đội nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Mỹ. Việc bại lộ, anh bị bắt ngày 9/5/1964. Tòa án quân sự chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình, ra lệnh xử bắn Nguyễn Văn Trỗi vào ngày 15/10/1964 tại khám Chí Hòa. Trong những phút cuối đời, anh không đồng ý bịt mắt, xưng tội và hô vang khẩu hiệu quyết chiến. 30/4, nho nhung nguoi tre anh dung hy sinh vi dat nuoc hinh anh 8 Nguyễn Viết Xuân (1933-1964) là con gia đình nghèo ở Vĩnh Phúc. Năm 1952, anh nhập ngũ, trở thành chiến sĩ trinh sát, từng giữ chức vụ tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ trước khi làm chính trị viên đại đội. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nguyễn Viết Xuân anh dũng chiến đấu, cùng đồng đội giành chiến thắng. Năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”. Bị thương nặng, thiếu úy trẻ thản nhiên bảo y tá cắt chân, chỉ định người thay thế, bình tĩnh phân công nhiệm vụ trước khi hy sinh. 30/4, nho nhung nguoi tre anh dung hy sinh vi dat nuoc hinh anh 9 Đặng Thùy Trâm (1942-1970) sinh ra trong gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp loại ưu, chị xung phong vào chiến trường miền Nam. Sau 3 tháng hành quân, tháng 3/1967, Thùy Trâm đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ. Ngày 27/9/1968, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi. Cuộc đời chị qua những dòng nhật ký là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu noi theo. 30/4, nho nhung nguoi tre anh dung hy sinh vi dat nuoc hinh anh 10 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc là các nữ thanh niên xung phong tuổi từ 17 đến 24. Các cô thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom đánh phá trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngày 24/7/1968, 10 cô làm nhiệm vụ như mọi ngày. 16h30, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô gái trẻ đang tránh bom. Tất cả đã chết khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình.

  • Đỗ Phong đã trả lời trong câu hỏi: help me! help me! Cách đây 6 năm

    đoán xem

  • Đỗ Phong đã trả lời trong câu hỏi: Ai là người lập ra nhà hán ở Trung Quốc Cách đây 6 năm

    Lưu Bang

  • Đỗ Phong đã trả lời trong câu hỏi: Em hãy đề nghị cách chế biến muối ăn từ nước biển Cách đây 6 năm

    em hãy đem phơi nước biển bay hơi ra muốikiss

  • Đỗ Phong đã trả lời trong câu hỏi: xin lời giải chi tiết Cách đây 6 năm

Điểm thưởng gần đây (1)

  • Đỗ Phong: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
OFF