OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Nguyễn Khánh Linh's Profile

Nguyễn Khánh Linh

Nguyễn Khánh Linh

18/08/2004

Số câu hỏi 2
Số câu trả lời 5
Điểm 40
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (7)

  • Nguyễn Khánh Linh đã trả lời trong câu hỏi: Giải thích các tình huống sau: Cách đây 2 năm

    Bài 1:

    a, việc làm của Minh là sai

    b, Em sẽ khuyên bạn nên xin phép trước khi sử dụng tài sản của người khác

    Bài 2:

    a, em không đồng ý với ý kiến của Hà. Vì mọi công dân đều có quyền khiếu nại và tố cáo

    b, Nếu em là bạn, em sẽ tố cáo sự việc với cơ quan chức năng để giải quyết

    heartheartheart

  • Ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm sử dụng và cải tạo đất:

    1. Tấc đất tấc vàng​

    2.Nhất canh trì, nhị canh viên , tam canh điền​

    3.Nhất nước , nhì phân , tam cần, tứ giống.​

    4.Nhất thì,nhì thục.​

    5.Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân.​

    6.Tốt giếng tốt má, tốt mạ tốt lúa.​

    7.Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi.

    Chúc bạn học tốtheart

  • Nguyễn Khánh Linh đã trả lời trong câu hỏi: Nêu đặc điểm chung của miền bắc và đông bắc bắc bộ? Cách đây 2 năm

    - Miền bắc và đông bắc bộ gồm 2 bộ phận là: khu đồi núi tản ngạn sông Hồng và khu vực đồng bằng bắc bộ.

    - tiếp liền chí tuyến bắc và á nhiệt đới hoa nam(trung quốc).

    Chúc bạn học tốtheart

  • Bài làm:

    Qua bài thơ Ngắm trăng, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác một cách thật sâu sắc. Trong điều kiện thiếu thốn của nhà tù, việc ngắm trăng của Bác cũng thành bữa tiệc thiếu thốn rất nhiều những quy chuẩn của việc chơi trăng, ngắm trăng vốn có. Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời:Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Có thể thấy được phong thái ung dung của Bác trong cảnh đọa đầy, phong thái này không phải dễ có được, phải là người có chí hướng lớn, luôn lạc quan mới có thể giữ cho mình tấm lòng thanh thuần kể cả trong chốn lao tù như thế.

    * Đoạn văn tổng phân hợp: câu chủ đề(câu 1)+câu triển khai(câu 2,3,4,...)+câu chốt(câu cuối)

  • Dàn ý:

    1. Mở bài:

    Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần phân tích.


    2. Thân bài:

    a. Tư tưởng yêu nước thể hiện trong mục đích của việc dời đô:
    - "chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi".
    → Đặt nền tảng cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước trong tương lai, hướng tới việc quy tụ tinh hoa của đất nước về chốn thích hợp, xây dựng một đất nước ngày càng phát triển, để cho con cháu mai sau được hưởng thái bình, thịnh trị.
    - Việc dời đô không phải là ý muốn của riêng cá nhân Lý Thái Tổ, mà đó là một quyết định tuân theo tư tưởng "mệnh trời", dưới lại thuận theo ý kiến của dân, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.
    - Để củng cố và bổ sung cho mục đích và ý nghĩa chính đáng của việc dời đô về Đại La:
    + Tác giả đã chỉ ra trong quá khứ, nhà Thương đã có đến 5 lần dời đô, nhà Chu cũng có đến 3 lần => Vận nước đều đi lên, phong tục được phồn thịnh.
    + Chê trách hai nhà Đinh, Lê khi "theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời", không chịu thay đổi, khiến cho "triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn".
    => Chứng minh được rằng việc dời đô là hoàn toàn hợp lý, cần thiết nhất trong giai đoạn này.

    b. Tư tưởng yêu nước thể hiện ở việc Lý Công Uẩn đưa ra những lợi thế của thành Đại La so với kinh đô Hoa Lư cũ:
    - Bộc lộ tâm huyết, tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, một lòng muốn cải thiện vận mệnh đất nước và dân tộc.
    - Vị trí địa lý "thuộc vào nơi trung tâm trời đất", "địa thế rộng mà bằng, đất đai cao lại thoáng" có thể giúp nhân dân an cư lạc nghiệp tránh khỏi những nạn thiên tai lũ lụt.
    - Lịch sử "vốn là kinh đô cũ của Cao Vương".
    - Phong thủy: thế đất tuyệt đẹp "rồng cuộn hổ ngồi", "đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi", mà với quan niệm của người xưa thì với thế đất ấy Đại La thật xứng đáng là nơi ở của bậc vương giả, là "kinh đô của đế vương muôn đời".
    - Lý Thái Tổ cũng bộc lộ sự anh minh, sáng suốt và tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc khi đặt ra một câu hỏi mang tính chất tham khảo, hỏi ý thần dân rằng "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?".
    => Sự kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình làm cho bản chiếu dễ đi vào lòng người, đem đến hiệu quả thuyết phục mạnh mẽ và sự đồng thuận của dân chúng.


    3. Kết bài:

    Nêu cảm nhận.

    * bạn có thể cho câu cảm thán ở cuối đoạn và nhớ gạch chân và chỉ rõ nhé

    heart

  • Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

    “Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn .... Cuộc đời không chỉ là con đường đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn .... Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.”

    (Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khâm Sài Nhân)

    Câu 1: cho câu văn: “Cuộc đời không chỉ là con đường đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sụ tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.”

    -Hãy tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn đó.

    - Xét về mục đích nói, câu văn trên là câu gì? Thực kiểu hiện hành động nói nào? Hành động nói đó được thực hiện bằng cách trực tiếp hay gián tiếp?

    Vì sao?

    Câu 2: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? (ghi khoảng 03 dòng)

    Câu 3: Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 20 dòng) nêu ý kiến của bản thân về quan niệm: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn”

  • Nguyễn Khánh Linh đã đặt câu hỏi: Ai giúp mình lập dàn ý bài này ạ Cách đây 3 năm

    Viết đoạn văn khoảng 7 câu chứng minh cho ý kiến: Trong lối sống đời thường của Bác, sự giản dị gắn liền với cái thanh cao.
     

Điểm thưởng gần đây (8)

  • Nguyễn Khánh Linh: Login đăng nhập hàng ngày (+2đ) Cách đây 1 năm
  • Nguyễn Khánh Linh: thêm 1 user like, cộng 1 (+1đ) Cách đây 2 năm
  • Nguyễn Khánh Linh: trả lời câu hỏi, user trả lời được +5 (+5đ) Cách đây 2 năm
  • Nguyễn Khánh Linh: trả lời câu hỏi, user trả lời được +2 (+2đ) Cách đây 2 năm
  • Nguyễn Khánh Linh: trả lời câu hỏi, user trả lời được +5 (+5đ) Cách đây 2 năm
  • Nguyễn Khánh Linh: trả lời câu hỏi, user trả lời được +1 (+1đ) Cách đây 2 năm
  • Nguyễn Khánh Linh: trả lời câu hỏi, user trả lời được +4 (+4đ) Cách đây 2 năm
  • Nguyễn Khánh Linh: Login đăng nhập hàng ngày (+2đ) Cách đây 2 năm
OFF