OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính lực tác dụng vào píttông lớn nếu biết lực gây ra ở píttông nhỏ là 100N ?

Ở một máy ép dùng chất lỏng mỗi lần pít tông nhỏ đi xuống một đoạn 10cm thì pít tông lớn được nâng lên 2cm.

a) Tính lực tác dụng vào pít tông lớn nếu biết lực gây ra ở pít tông nhỏ là 100N

b) Khi pít tông lớn sinh ra lực 5000N và di chuyển 4cm thì pít tông nhỏ chịu lực tác dụng là bao nhiêu và di chuyển một đoạn là bao nhiêu?

  bởi Xuan Xuan 22/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • Gọi tiết diện của pít tông lớn là: S (cm2) (S>0).

    Tiết diện của pít tông nhỏ là: s (cm2) (s>0).

    Và F, f lần lượt là độ lớn của lực tá dụng lên hai pít tông, ta có:

    a) Theo đề bài ta có chất lỏng ở pít tông lớn đi xuống một đoạn 10cm thì pít tông lớn nâng lên 2cm, hay:

    \(V_{nhỏ}=V_{lớn}\Leftrightarrow10.s=2.S\)

    Độ lớn của pít tông lớn so với pít tông nhỏ là:

    \(10.s=2.S\Rightarrow\) \(\dfrac{S}{s}=\dfrac{10}{2}=5\left(lần\right)\)

    Mà:

    \(\dfrac{F}{f}=\dfrac{S}{s}=5\Leftrightarrow\)\(\dfrac{F}{100}=5\Leftrightarrow F=500\left(N\right)\)

    b) Ta có:

    \(\dfrac{F'}{f'}=\dfrac{S}{s}=5\Leftrightarrow\)\(\dfrac{5000}{f'}=5\Leftrightarrow f'=1000\left(N\right)\)

    Mặt khác:

    \(10s=2S\Rightarrow4S=20s\)

    Vậy: a) Khi tác dụng một lực bằng 100N và pít tông nhỏ thì lực tác dụng vào pít tông lớn là 500N

    b) Khi pít tông lớn sinh ra lực 5000N thì pít tông nhỏ chịu lực tác dụng là: 1000N

    Và khi pít tông lớn di chuyển 4cm thì pít tông nhỏ di chuyển 20cm

      bởi Vũ Thị Như Thảo 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đạp xe với vận tốc không đổi từ một thị trấn A đến một thị trấn B. Lượt đi ngược gió nên vận tốc giảm 3km/h, lượt về xuôi gió vận tốc tăng 3km/h, nhờ đó thời gian về giảm được 48 ph và chỉ bằng 5/7 thời gian đi. Tính khoảng cách AB.

      bởi Nguyễn Bảo Trâm 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    Gọi vận tốc của người đi xe đạp khi không có gió là: x (km/h)

    Thì (x-3) và (x+3) lần lượt là vận tốc lúc đi và vận tốc lúc về.

    t1, t2 lần lượt là thời gian lúc đi và thời gian lúc về.

    Đổi: 48'=0,8h

    Theo đề bài ta có thời gian lúc về bằng \(\dfrac{5}{7}\) thời gian đi, và thời gian lúc về giảm 0,8h so với thời gian đi, hay:

    \(0,8=\left(1-\dfrac{5}{7}\right).t_1\Leftrightarrow0,8=\dfrac{2t_1}{7}\Leftrightarrow t_1=2,8h\)

    Mà: \(t_2=t_1-0,8=2,8-0,8=2\left(h\right)\)

    Ta có:

    \(\left(x-3\right).t_1=\left(x+3\right).t_2\Leftrightarrow\left(x-3\right).2,8=\left(x+3\right).2\\ \Leftrightarrow2,8x-8,4=2x+6\\ \Leftrightarrow0,8x=14,4\\ \Leftrightarrow x=18\)

    Độ dài quãng đường AB là:

    \(s_{AB}=t_1.\left(x-3\right)=2,8.\left(18-3\right)=42\left(km\right)\)

    Vậy độ dài quãng đường AB là: 42km

      bởi Nguyễn Việt Trung 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF