OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Một kính thiên văn có vật kính với tiêu cự \({f_1} = 1m\), thị kính với tiêu cự \({f_2} = 4cm\). Một mắt thường có điểm cực cận cách mắt 24 cm, đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính.

a) Tính số bội giác của kính và độ lớn ảnh của Mặt Trăng khi nhìn qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực và ngắm chừng ở điểm cực cận.

b) Tính phạm vi ngắm chừng (vị trí ảnh của vật qua vật kính so với thị kính khi ngắm chừng ở vô cực và ở điểm cực viễn ; khoảng cách giữa hai vị trí đó).

Cho góc nhìn trực tiếp Mặt Trăng từ Trái Đất là \({\alpha _0} = \left( {{1 \over {100}}} \right)rad\).

  bởi Nguyễn Minh Minh 05/01/2022
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Sơ đồ tạo ảnh :

    \(AB\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
    \limits_{{d_1}}} {O_1}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
    \limits_{d{'_1}}} {A_1}{B_1}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
    \limits_{{d_2}}} {O_2}\) \(\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
    \limits_{d{'_2}}} {A_2}{B_2}\)

    a) –Trường hợp ngắm chừng ở vô cực :

    \({A_2}{B_2}\) nằm ở vô cực nên \({A_1}{B_1}\) nằm ở \({F_2}\). Hơn nữa Mặt Trăng AB coi như ở vô cực nên \({A_1}{B_1}\) nằm ở \(F{'_1}\). Lúc này \({F_1} \equiv {F_2}\).

    \({G_\infty } = {{{f_1}} \over {{f_2}}} = 25\)

    Khi mắt thấy \({A_2}{B_2}\) ở vô cực thì góc trông ảnh \(\alpha \) không phụ thuộc vị trí của mắt.

    \(\tan \alpha  = {{{A_1}{B_1}} \over {{f_2}}} = {1 \over 4}\) (\({A_1}{B_1}\) được tính ở dưới).

    Tính \({A_1}{B_1}\) (ảnh của Mặt Trăng qua vật kính) :

    \({A_1}{B_1} = \tan {\alpha _0}.{f_1} \approx {\alpha _0}{f_1} \) \(= {1 \over {100}}.100 = 1cm\)

    Vì \({A_2}{B_2}\) ở xa vô cùng nên không xác định được độ lớn mà chỉ xác định được góc trông \(\alpha \)

    \(\tan \alpha  = {{{A_1}{B_1}} \over {{f_2}}} = {{{\alpha _0}{f_1}} \over {{f_2}}} \) \(= 25.{\alpha _0} \approx 25.\tan {\alpha _0}\)

    - Trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận:

    \({A_2}{B_2}\) là ảnh ảo nằm ở điểm cực cận, trước mắt 24 cm, cách thị kính \({O_2}\) một khoảng \(d{'_2}\).

    \(\eqalign{
    & d{'_2} = - \left( {24 - 4} \right) = - 20cm \cr
    & {d_2} = {{d{'_2}{f_2}} \over {d{'_2} - {f_2}}} = 3,33cm = {{10} \over 3}cm \cr
    & {{\overline {{A_2}{B_2}} } \over {{A_1}{B_1}}} = - {{d{'_2}} \over {{d_2}}} = {{20} \over {3,33}} = {{20} \over {{{10} \over 3}}} = 6 \cr
    & {A_2}{B_2} = 6.{A_1}{B_1} = 6cm \cr
    & \tan \alpha = {{{A_2}{B_2}} \over Đ} = {6 \over {24}} \cr
    & G = {{\tan \alpha } \over {\tan {\alpha _0}}} = {6 \over {24}}.{{100} \over 1} = 25 \cr} \)

    b) Tính phạm vi ngắm chừng :

    - Khi ngắm chừng ở vô cực, thì \({A_1}{B_1}\) nằm tại \({F_2}\), cách \({O_2}\) một đoạn \({f_2} = 4cm\).

    - Khi ngắm chừng ở điểm cực cận thì \({A_1}{B_1}\) cách \({O_2}\) một đoạn 3,33 cm.

    Vậy phạm vi ngắm chừng : vật \({A_1}{B_1}\) đặt cách \({O_2}\) từ 3,33 cm đến 4 cm.

      bởi Bánh Mì 05/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF