OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu cảm nghĩ về chiến tranh phi nghĩa

nêu cảm nghĩ của em về chiến tranh phi nghĩa

  bởi Truc Ly 12/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • Chiến tranh luôn luôn là cơn đau của nhân loại, song đó là cơn đau thảm khốc. Một nỗi đau tràn bờ khỏi ý nghĩa của từ đau đớn, bởi đó là nỗi đau chết người, nỗi đau bê bết máu chảy, nỗi đau cầm tù tâm hồn, nỗi đau phi tang thân phận, hình hài, tâm linh và tin tức về con người, nỗi đau mẹ mất con, vợ mất chồng, nỗi đau khắc khoải của lương tri lịch sử và nỗi đau chua xót của một nụ cười mỉa mai trước tâm thức nhân bản nghịch lý của con người. Chiến tranh là nỗi đau không biên giới, một nỗi đau vượt khỏi mọi nỗi đau bằng đôi cánh không hoá kiếp nổi của cái chết còn ghi dấu nặng nề niềm luyến tiếc nhức nhối và đau xót. Chiến tranh không chỉ là nỗi đau thống khổ về thân xác, mà còn là nỗi đau của sự xói lở công lý con người. Một kẻ tội đồ mắc tội giết người sẽ bị xử trảm, trong khi đó những chiến sĩ càng treo lủng lẳng nhiều đầu lâu của đối phương quanh cổ mình thì càng được lãnh thưởng nhiều huân chương; và hơn nữa những tướng lĩnh, vua chúa đẩy hành triệu người vào cuộc chiến tranh đang hoan hỉ hào hùng đầy khí phách khi bước lên khán đài giăng đèn kết hoa để loan báo về sự nghiệp tôn vinh ánh sáng nhân bản của con người và tôn vinh thắng lợi của chiến cuộc đã thánh hoá tâm hồn nhân loại ?!

    Chiến tranh là vậy! Bằng máu, cái cao quí nhất của con người, nó có thể biện chính cho cuộc chiến tranh vì công lý, lại có thể biện hộ cho trò chơi giết người vụ lợi. Ngang trái thay cho chiến tranh, bởi lẽ có thể “Được làm vua thua làm giặc. Nhà vua chỉ là tên giặc thắng trận” (Lý Chánh Trung ‘Cách mạng và đạo đức’, tr.88). Chúng ta hãy thử nghe tiếng than của nhà đạo đức Rousseau : “Ôi, người ơi, người đừng tìm tác giả của tội ác nữa, tác giả là người đấy. Tội ác người làm hay tội ác người chịu, cả hai đều do người cả(1)

    Quả vậy, con người vừa là thợ săn vừa là con mồi của con người. Bằng chiến tranh con người đã săn đuổi con người đến tận thâm sơn cùng cốc. Con người dùng súng cùng thuốc nổ để săn lùng con người; dùng trại giam nhà tù để giam cầm con người; dùng bộ máy thông tin, cơ quan tâm lý để hành hạ truy bức tâm hồn con người; dùng chất độc hoá học để vấy bẩn hơi thở sống của con người, dùng hàng rào cấm vận để ngăn cản dạ dầy của con người, và cuối cùng triệt để nhất người ta dùng bom nguyên tử như một chiếc nơm tứ phía để chụp xuống “đàn kiến” con người. Chúng ta thử xem chàng thợ săn con người trang bị từ chân đến răng đã săn được bao nhiêu con người trong đại chiến thế giới thứ nhất và thứ hai.

    Tuy nhiên, chiến tranh dù tàn khốc, tàn bạo, phi nhân bản là vậy, nhưng nó vẫn cứ xảy ra mỗi ngày và loài người chẳng thời khắc nào ngừng chuẩn bị cho chiến tranh với phương châm: “Muốn có hoà bình hãy chuẩn bị chiến tranh”. Người ta bỏ mặc dân lành đói khổ thất nghiệp để đổ tiền vào mua những khẩu ca nông ngày càng lớn, những trái bom ngày càng nặng bằng cách nói rằng: đó là vũ khí để bảo vệ cho quyền lợi rách rưới của dân nghèo.

    Chúng ta hãy ngắm hai bộ lạc ở gần nhau vừa xung sát. Bộ lạc thua trận thì vật vã đau đớn, khóc lóc tang thương trong cảnh thiêu huỷ tro than và giữa những người thân đã nguội tanh hơi thở của sự sống. Còn bộ lạc thắng trận, họ đem xác những chiến sĩ hy sinh lên đài tưởng niệm tôn vinh những cái xác trong những giọt nước mắt và vòng hoa hoan hỉ. Chiến tranh là vậy. Nó là nỗi cay đắng cho kẻ này, nhưng lại là miếng mồi vinh quang cho kẻ khác. Và chẳng kẻ nào khi bước vào cuộc săn lại không tự nhủ: mình sẽ là thợ săn, còn đối phương của mình sẽ là con mồi.

    Song đó là hình ảnh của cuộc chiến tranh mang một ngoại diện hết sức cụ thể và còn ở cấp độ nhận thức phổ quát. Đi sâu hơn nữa, một cuộc chiến tranh nằm trong bản tính gây hấn của con người đã trở nên huyễn hoặc khó nắm bắt, ca ngợi, phê phán hoặc lảng tránh như chính con người vậy. Nếu chiến tranh nằm trong bản tính gây hấn, thì nó có phải là sự ngược chiều của bản tính ái tình như là trạng thái tình cảm Ghét và Yêu của con người hay không? Đây là một vấn nạn nằm sâu trong căn để, nó bắt nguồn từ bản tính của loài người.

    Trong Kinh Thánh, khi Chúa Trời nói: “Ta cho các ngươi hoà bình và chiến tranh giống như kỳ gieo cấy và mùa gặt hái”, thì con người rơi vào câu hỏi đầy hoang mang rằng: không hiểu Chúa có cổ xuý cho chiến tranh không? Một cách rõ nét và dứt điểm hơn, nhiều triết gia đã cổ xuý cho chiến tranh bằng cách dè bỉu hoà bình như sau: “Hoà bình chỉ là trang trắng của lịch sử”. Theo họ thì hoà bình chỉ làm cho người sống hèn nhát trong ôi ươn thụ động, con người không được đào luyện mình trong ngọn lửa thử vàng, con người không biết đến dũng khí can trường vượt thắng hoàn cảnh trong thời khắc trọng đại của lịch sử. Họ cho rằng: “Một nhân loại không còn tranh chấp là một nhân loại ngái ngủ” (Lý Chánh Trung)(2). Theo quan điểm này thì chiến tranh không được nhìn như những sự kiện phi nhân bản xấu xa, mà để biện chính cho hành động căng thẳng tột độ nhắm đến việc đào luyện con người - một con người phải gặt hái những giá trị chín rũ của mình để gieo trồng một vụ mùa mới đầy sức sống hơn. Ngoài cơn khát chiến tranh mang nặng yếu tố duy niệm của một số triết gia, chiến tranh đã bước từ tư tưởng xuống cuộc đời để xung sát tung hoành mong gặt lấy vinh quang cho ông hoàng bạo lực. Trang Tử nói: “Trộm một cái mốc thì bị giết, cướp một nước thì được gọi là vua”.

    Làm vua, hai từ đó nghe như một tham vọng thôi thúc nhất, còn gì sướng bằng được làm vua thiên hạ, với quyền lực trong tay sẽ có rượu ngon, gái đẹp tối ngày cung phụng hầu hạ. Bởi vậy, người ta không chỉ thích làm vua trong nhà, mà còn thích làm vua ở xã, ở tỉnh, ở quốc gia, và còn khát vọng làm vua cả thế giới. Làm vua... làm vua nữa... lúc bấy giờ thì thế giới cũng trở thành quá nhỏ. Chính vì thích làm vua hoàn cầu, Hitler đã lôi kéo dân tộc Đức vào cuộc chiến tranh qui mô toàn cầu bằng cách khích lệ vào khoái cảm sô-vanh đế quốc của họ như: “Chúng ta hãy tàn ác. Nếu cứu được nước Đức, chúng ta phải thực hiện một nghĩa cử cao đẹp nhất thế giới . Chúng ta hãy làm quấy. Nếu cứu được nước Đức, chúng ta đã diệt trừ một việc quấy nhất thế giới. Chúng ta hãy vô luân. Nếu cứu được nước Đức, chúng ta đã mở ra con đường phục hồi đạo lý” (Hitler, Mein Kamf, tr.686).

    Hãy tàn ác! Hãy làm quấy! Hãy vô luân! Khẩu hiệu phi nhân bản đó đã lôi kéo đánh lừa được cả một dân tộc, một lực lượng quân đội đông đảo hăm hở kiên gan chiến đấu đến tận giây phút cuối cùng của chiến tranh. Cái gì có lý do ở đó? Lý do duy nhất cho những lời phách lối đó là mặc cảm biện hộ chủng tộc của một dân tộc. Vì lợi ích chung của dân tộc ta có quyền làm tất cả. Còn lợi ích của loài người, giá trị nhân bản thì sao? Điều đó có ích gì?

    Nghe nói trong những ngày cuối cùng của chiến tranh thế giới hai, người ta thu được hằng hà sa số sổ tay của những binh lính Đức trân trọng ghi tên Nietzsche và tư tưởng cổ xuý chiến tranh của ông. Theo cách nhìn của Nietzsche thì chiến tranh được nhắc đến như một phương thuốc chữa trị mặc cảm yếu ớt của một dân tộc, mặc cảm không được làm vua. Nietzsche nói: “Đối với những quốc gia đang trở nên yếu kém và bị khinh thị thì chiến tranh có thể được coi như một liều thuốc, thật vậy, nếu các quốc gia ấy muốn tiếp tục sống còn... Đàn ông phải được huấn luyện cho chiến tranh, đàn bà thì cho sự tiêu khiển của các chiến sĩ, còn ngoài ra tất cả chỉ là điên rồ... Bạn cho rằng chính nghĩa thánh hoá các cuộc chiến tranh? Không! Tôi cho rằng một cuộc chiến tranh tốt thánh hoá bất cứ chính nghĩa nào(3).

    Song ở mức độ nào đó những người lính Đức đã hiểu nhầm đôi chút về Nietzsche, bởi vì họ chỉ nhìn ông ở góc độ biện hộ cho bạo lực chém giết của họ; vả lại Nietzsche cũng đáng để dính mắc vào sự hiểu lầm đó, bởi ông đã bàn đến chiến tranh như một thái độ cực đoan của triết học. Tuy vậy chúng ta không nên dừng ở chỗ kiểm thảo Nietzsche, mà chúng ta hãy vượt tới để nắm bắt cùng đích ý tưởng của ông về chiến tranh. Nietzsche nói: “Vì lợi ích của một chủng loại rất cần thiết để tất cả những hạng yếu đuối , suy nhược, bất thành nhân chết đi”. Ham muốn tối cao của Nietzsche là khát vọng tinh chế con người khỏi suy nhược, yếu đuối và thoái hoá giá trị làm người. Theo cách nhìn của Nietzsche thì một nhân loại không cần Lượng mà chỉ cần Phẩm. Phẩm để xây lên những con người siêu hạng – siêu nhân, và sau đó là những xã hội của những siêu nhân.

    Chiến tranh không chỉ là cuộc biện hộ tối hậu cho quyền lợi lãnh thổ, tham vọng quyền lực, hoá giải căn bệnh suy nhược thân xác ươn hèn, mà chiến tranh còn được dùng để biện chính cho giá trị cao cả của linh hồn...

    Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, toàn bộ châu Âu cất một đội quân hùng hậu bao gồm từ ông già đến những chú nhi đồng, bảy lần ào ạt tấn công đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ với lý do bảo vệ miền đất Thánh. Lá cờ của đội quân hào hùng hiếu chiến này chẳng lúc nào suy giảm nhuệ khí với hình ảnh thánh giá và hàng chữ “God will it” – “Chúa muốn vậy” bay phần phật trên vó ngựa. Cuộc Thập tự chinh kéo dài 175 năm kể từ 1096 đến 1270 khiến xương chất thành núi, máu chảy thành sông, bao nhiêu vùng đất bình yên bị tàn phá và dẫm nát trong vó ngựa quần thảo của những chiến binh thiện chiến đầy sát khí. Tại sao cuộc chiến tranh kéo dài đến vậy? Bởi vì người ta đã tìm cách nuôi dưỡng linh hồn hiếu chiến bằng cách thổi một luồng khí siêu việt vào những thân xác có nguy cơ suy giảm và rệu rã tinh thần. Chúa muốn vậy! Đó là sự phấn khích của mệnh lệnh Thiên Chúa. Và khi linh hồn đã không chán chiến tranh thì thân xác có bao giờ chán.

    Vượt hơn cả sự biện hộ cho linh hồn, chiến tranh còn được coi như một phương tiện hoàn hảo của công chính cao cả, một phương tiện tinh chế siêu việt để đào luyện và hoàn tất con người. Chúng ta hãy xem một đoạn tả cuộc chiến tranh giành ngôi báu giữa Arjuna và những nam tử Pan-đu anh em của mình:

    “...Tôi ở đây , giữa hai đạo quân...

    Tôi rất đau đớn khi nhìn thấy bà con thân thích đang đứng ngoài mặt trận, sẵn sàng chém giết lẫn nhau...”

    Tôn giả Krishna:

    Này Arjuna, linh hồn ở bất cứ thể xác của người nào cũng chẳng bao giờ bị huỷ diệt. Vậy nhà ngươi không việc gì phải than tiếc cho những phù sinh.

    Đối với một Kshattrya, không có gì đáng khát khao hơn là một cuộc đấu tranh công lý. Những bậc Kshattrya sung sướng đón nhận một cuộc đấu tranh công lý, bởi trong lúc đấu tranh, thình lình họ biết mở những cánh cửa của trời.

    Nhưng nếu nhà ngươi không muốn nhận cuộc đấu tranh công lý này, tức là nhà ngươi vứt bỏ bổn phận và danh dự của mình đi trước gió, và như thế nhà ngươi sẽ phạm vào một tội.

    Loài người sẽ mãi mãi kể cho nhau sự mất danh dự của nhà ngươi, còn đối với một kẻ biết trọng danh dự thà chết còn hơn.

    Vậy nhà ngươi hãy hoàn tất một hành động công lý, - “Hành động bao giờ cũng tốt hơn thụ động”. Nếu nhà ngươi thụ động, thì ngay đến việc lo lắng cho thân xác của nhà ngươi cũng không thể nào thực hiện nổi.

    Hãy biết rằng, đức hy sinh do bản ngã giác ngộ mà có, và bản ngã giác ngộ lại đến từ vĩnh cửu, vĩnh cửu truyền vào vạn vật, vậy vật vĩnh cửu luôn nằm trong đức hy sinh” (Kinh Gita, tr.12- 20).

    Theo Kinh Gita thì chiến tranh là hành động, là công lý, là danh dự, là phẩm chất tối cao, là linh hồn lần về bất tử. Đó là phẩm chất siêu việt của chiến tranh được nhìn theo con mắt tín điều của huyền thoại hay tôn giáo. Tuy vậy. chúng ta hãy tham chiếu cái nhìn đầy biện chứng khoa học của các sử gia cận đại, và nhận thấy nó cũng chẳng kém cạnh gì. Các sử gia cho rằng cuộc Thập tự chinh tuy thất bại, nhưng phương Đông đã gặt hái một nhãn quan về phương Tây; còn phương Tây với đạo quân thắng chẳng ra thắng bại không ra bại đã gặt hái chính mặc cảm suy nhược của mình, và bởi chính ý thức về mặc cảm đó, họ đã khởi sự xây cất nền móng cho thời Phục Hưng - một đỉnh tháp chói lọi của lịch sử nhân loại.

    Đến đây thì chiến tranh dường như đang mở ra những cánh đồng đầy tiếng ngựa hý vang, tiếng binh khí loảng xoảng, tiếng hò hét kiêu hùng, và máu có đổ thì cũng chỉ để tôn vinh cho sự nghiệp chí dũng can trường của con người? Và con người có muốn vùi quên dĩ vãng hoang tàn của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai ? Không! Dù thế nào, dù có đem lại những lợi ích nào đi nữa, chiến tranh vẫn khoét sâu trong tâm hồn con người một đổ nát tàn phế hơn cả ngoài chiến địa.

    Chiến tranh có phải bao giờ cũng mã thượng đâu? Để chiến thắng người ta sẵn sàng tiến hành những thủ đoạn dù là nhơ bẩn nhất, phi nhân nhất, sự tin cậy giữa những con người bị phá đổ, con người còn xấu xa hơn cả những con thú khi vừa dùng sức mạnh, vừa dùng các chiến lược - chiến thuật, thủ pháp, binh pháp tấn công triệt thủ lẫn nhau. Hai quả nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki, đâu có phải chỉ huỷ diệt trọn vẹn hai thành phố, mà cho đến ngày nay đám khói hình nấm phóng xạ uranium vẫn còn gieo rắc vào giấc ngủ bình yên của nhân loại những cơn ác mộng hoảng loạn đầy sợ hãi. Tại sao người Mỹ đã nhất quyết lẳng hai trái bom nguyên tử xuống đầu người Nhật? Có một lý do chính yếu khiến người Mỹ uất khí chẳng run tay làm điều đó, vì họ phát hiện: mười một nghìn khuôn mặt hoảng loạn tột độ của những tù binh Mỹ trước tín điều nhân bản của con người, khi bị những chiến sĩ Nhật hoàng đem đi thủ tiêu tập thể.

    Bản chất của chiến tranh là sức mạnh, mà sức mạnh luôn luôn nhằm vào kẻ yếu để áp chế và tước bóc. Trong chiến tranh thế giới hai, mảnh đất đầu tiên mà Hitler muốn phô diễn sức mạnh của mình là miếng mồi Ba Lan vừa quyến rũ vừa yếu ớt. Chúng ta không thể nào không sửng sốt trước một chứng cứ sờ sờ ra đấy một chứng tích biện giải xác quyết rằng: những kẻ yếu chỉ là miếng mồi – là vật thí thân cho kẻ mạnh. Trong số 13 triệu dân thường bị chết vì bom đạn trong Đại chiến II, thì Ba Lan, một dân số quá nhỏ so với các nước tham chiến đã đóng góp con số thiệt mạng là trên 5 triệu.

    Chiến tranh không chỉ là trò chơi bất công, trò chơi biện hộ cho “công lý của kẻ mạnh”, mà chiến tranh còn cướp đi cơm ăn áo mặc và làm bần cùng những tầng lớp dân nghèo vốn đã quá khổ sở. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính phủ Mỹ tuyên bố: Trong ba năm vừa chuẩn bị chiến tranh vừa tham chiến, nước Mỹ đã tiêu pha số tiền bằng tất cả 124 năm, từ 1791 đến 1914 cộng lại. Thật là một con số khổng lồ. Thật là một mỉa mai nghịch lý 3 năm bằng 124 năm. Một năm chiến tranh tiêu tốn tiền của bằng 40 năm xây dựng. Một số chuyên gia chiến tranh tính rằng: một năm chiến tranh thường ngốn đi số vốn của 27 năm sản xuất và xây dựng.

    Cho đến ngày nay, khi con người đã có một tâm thức khá chín muồi nhờ trải qua những biến cố đau thương của lịch sử, thì chiến tranh không còn có cơ hội được biện chính cho sự nghiệp của sức mạnh một cách dễ dàng nữa; ngược lại nó ngày càng trở nên một mặc cảm xấu hổ của lương tri con người về thứ lề luật bạo hành đó, lề luật phi nhân bản và có khuynh hướng hạ cấp nhân phẩm của con người xuống muông thú. Giáo Hoàng Gioan XXIII nói: “Có một niềm tin ngày càng xâm chiếm các tâm trí thời đại ta là những tranh chấp giữa các dân tộc cần được giải quyết không phải bằng vũ lực, nhưng bằng điều đình”.

    Xu hướng đối thoại là xu hướng của con người, bởi con người là trí tuệ hơn là bắp thịt. Bởi thế chúng ta hãy hướng về xu thế đối thoại, và muốn vậy trước hết hãy giải phẫu bản chất của chiến tranh.

    Chiến tranh trước hết là sự vay trả bằng máu, nghĩa là con người đã đòi nợ máu như đòi nợ tiền, đòi nợ đồ vật. Kẻ bị thiệt hại cho cá nhân, gia tộc và quốc gia bằng sức mạnh thì chăm chăm dùng sức mạnh để trả thù món nợ đó. Bejamin Foudane nói: “Chiến tranh sẽ hoàn tất công trình của hận thù”.

    Song chiến tranh chỉ là màn biểu diễn của sức mạnh, nó là một vở tuồng đã được các diễn viên thi thố cuộc tranh sát tương tàn, nhưng chiến tranh không chỉ bắt đầu từ lúc khai hoả say sưa khát máu của bạo lực, giống như vở tuồng đã được tập dượt trước khi trình diễn, chiến tranh thực sự đã được khởi sự từ những diễn viên thích tuồng bạo lực.

      bởi Nguyen Binh 12/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chiến tranh phi nghĩa là một tội ác. Những cuộc chiến tranh gây ra bao cảnh li tán, chia lìa; là nguyên nhân của sự đợi chờ, mòn mỏi, những khổ đau tan nát, thậm chí là hiểu lầm tai hại. Chẳng ai có thể quên hình ảnh những người mẹ mắt lòa đi vì khóc nhớ thương con, cũng chẳng ai có thể quên nàng Vũ Nương bị chồng hiểu lầm rồi chết trong oan ức. Không dừng lại ở đó, tội ác lớn nhất mà chiến tranh phi nghĩa gây ra là sự giết chóc dã man, sự phá hoại tàn khốc. Sau mỗi trận chiến, những xác người la liệt, những dòng máu loang lổ, những đôi mắt trợn trừng... là lời tố cáo đanh thép nhất đối với sự man rợ của lửa đạn chiến trường. Và kia nữa, hãy nhìn thân thể của những bé thơ vô tội, những cụ già đau yếu để rùng mình vì sự nhẫn tâm của bom rơi đạn nổ. Những con đường mang đầy thương tích, những ngôi nhà đổ nát, những trường học tan hoang... Sau chiến tranh, bóng dáng của khổ đau và bất hạnh vẫn chưa buông tha con người. Đó là những nỗi đau của đất và người hai thành phố Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma, là những nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin Việt Nam đang hứng chịu... Với tất cả những điều đó, loài người tiến bộ cần lên án và chống lại chiến tranh phi nghĩa.

      bởi B Ming_ 13/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •       Chiến tranh phi nghĩa là một tội ác. Những cuộc chiến tranh gây ra bao cảnh li tán, chia lìa; là nguyên nhân của sự đợi chờ, mòn mỏi, những khổ đau tan nát, thậm chí là hiểu lầm tai hại. Chẳng ai có thể quên hình ảnh những người mẹ mắt lòa đi vì khóc nhớ thương con, cũng chẳng ai có thể quên nàng Vũ Nương bị chồng hiểu lầm rồi chết trong oan ức. Không dừng lại ở đó, tội ác lớn nhất mà chiến tranh phi nghĩa gây ra là sự chết chóc dã man, sự phá hoại tàn khốc. Sau mỗi trận chiến, những xác người la liệt, những dòng máu loang lổ, những đôi mắt trợn trừng... là lời tố cáo đanh thép nhất đối với sự man rợ của lửa đạn chiến trường. Và kia nữa, hãy nhìn thân thể của những bé thơ vô tội, những cụ già đau yếu để rùng mình vì sự nhẫn tâm của bom rơi đạn nổ. Những con đường mang đầy thương tích, những ngôi nhà đổ nát, những trường học tan hoang... Sau chiến tranh, bóng dáng của khổ đau và bất hạnh vẫn chưa buông tha con người. Đó là những nỗi đau của đất và người hai thành phố Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma, là những nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin Việt Nam đang hứng chịu... Với tất cả những điều đó, loài người tiến bộ cần lên án và chống lại chiến tranh phi nghĩa.

     


     

      bởi Lê Trần Khả Hân 20/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF