Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn 2 đứa trẻ.
Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn 2 đứa trẻ.
Câu trả lời (1)
-
Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam in trong tập Nắng trong vườn (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, năm 1938). Đây là một kiểu truyện ngắn trữ tình có nhiều chi tiết ngỡ như vụn vặt, vô nghĩa, nhưng kì thực đã được tác giả chọn lọc và sắp xếp một cách chặt chẽ để diễn tả tâm trạng nhân vật. Nội dung tác phẩm đi sâu miêu tả những cảnh đời thường, những số phận nghèo khổ, tối tăm trong xã hội cũ. Qua đó, tác giả gửi gắm một cách kín đáo, nhẹ nhàng nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý.
Truyện có nhiều cảnh: cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn. Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện có ý nghĩa sâu sắc khiến người đọc xúc động. Hình ảnh đoàn tàu đêm là thế giới ước mơ, khát vọng của người nghèo.
Hai đứa trẻ là chị em Liên và An, chị khoảng mười hai mười ba, em độ lên bảy lên tám. Các nhân vật khác như những đứa trẻ bới rác, mẹ con chị Tí hàng nước, bà cụ Thi điên say rượu, bác phở Siêu, vợ chồng con cái nhà xẩm mù... góp phần tô đậm bức tranh cuộc sống khốn khó và tẻ nhạt. Thời gian là từ xẩm tối cho đến nửa đêm. Bối cảnh của truyện là một phố huyện nhỏ nghèo nàn, hiu hắt nằm ở giữa thôn xóm và cánh đồng, có đường xe lửa chạy qua.
Buổi chiều nơi phố huyện với những âm thanh và hình ảnh báo hiệu một ngày tàn: tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào, ánh mặt trời sắp tắt, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve trong bóng tối.
Sau một ngày làm lụng cực nhọc, cái chờ đợi mọi người là bóng tối và sự yên lặng quạnh hiu. Cảnh chợ chiều đã vãn càng làm nổi rõ cái nghèo: rác rưởi vung vãi trên nền chợ và những đứa trẻ lom khom tìm kiếm những gì có thể dùng được cho cuộc sống nghèo khổ của gia đình chúng.
Bên cạnh cảnh ngày tàn, chợ tàn là những kiếp người tàn tạ: chị Tí với hàng nước sơ sài, bác Siêu với gánh phở bập bùng ánh lửa, gia đình bác xẩm mù với mảnh chiếu trải ra đất... Tất cả đều thoáng hiện, đơn điệu, lặng lẽ, rồi bị nhấn chìm trong bóng tối. Cảnh chiều buông, đêm đến được tác giả miêu tả để làm nền cho hình ảnh đoàn tàu xuất hiện.
Tác giả miêu tả hình ảnh đoàn tàu và thói quen đón đợi đoàn tàu của hai đứa trẻ thật chi tiết, tỉ mỉ. Lí do chờ đợi tàu của hai đứa trẻ bao gồm cả việc chờ tàu đến để bán hàng cho khách xuống tàu và cái chính là để thỏa mãn niềm khao khát, mong mỏi được nhìn ngắm đoàn tàu.
Hai chị em Liên và An đã sống qua một ngày mệt mỏi và tẻ nhạt. Chúng chỉ bán được vài món hàng rẻ tiền như bao diêm, gói thuốc lào, bánh xà phòng... Đến tối thì kiểm hàng và đếm lại số tiền nhỏ nhoi. Hai đứa trẻ trơ trọi trong bóng tối, trên chiếc chõng cũ sắp gãy giữa không khí oi bức và tiếng muỗi kêu ran. Chỉ có một người đến với các em, đó là bà cụ Thi, một bà già hơi điên tối tối thường ghé mua rượu uống.
Các em chờ đoàn tàu đêm chạy ngang qua trong tâm trạng vô cùng háo hức. Sự xuất hiện của hàng nước chị Tí, gánh phở bác Siêu... là cái mốc để các em đo đếm thời gian đang xích lại gần với chuyến tàu. Cả hai chị em đều buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn cố thức để chờ. Cho đến khi An không thể thức được nữa, gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với: Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.
Hai chị em cố thức chỉ vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Với hai đứa trẻ, con tàu đâu chỉ đơn thuần là con tàu mà là cả một thế giới khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Có lẽ chính vì vậy mà hình ảnh chuyến tàu được Thạch Lam tập trung miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của hai nhân vật Liên và An.
Đoàn tàu chưa tới nhưng đã được báo trước từ xa với ánh đèn của người gác ghi và tiếng còi tàu theo gió vẳng lại. Tiếp theo là Liên trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, rồi nghe thấy tiếng còi xe lửa trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Sau đó, hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm theo một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Thế rồi, tàu rầm rộ đi tới, các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh. Cuối cùng là cảnh tàu đi xa dần mất hút trong đêm tối mênh mông, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt, cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre...
Cách quan sát, miêu tả của Thạch Lam rất tinh tế và giàu tính nghệ thuật. Tác giả quan sát, miêu tả hình ảnh đoàn tàu đêm từ Hà Nội về theo trình tự lúc tàu từ xa, lúc tàu đến rồi xa dần bằng nhiều giác quan cùng với rất nhiều sắc thái cảm giác; bằng sự đan xen giữa hồi ức và thực tại. Chuyến tàu đi qua phố huyện chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn nhưng đã để lại cho hai đứa trẻ bao nhiêu cảm xúc và nuối tiếc. Phố huyện rầm rộ, ồn ào lên trong chốc lát rồi lại chìm sâu vào bóng đêm yên tĩnh. Gần như đã thành nếp, những người dân phố huyện chỉ chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đã đi xa.
Đối với chị em Liên, đoàn tàu đến từ Hà Nội gợi lại những kỉ niệm đẹp. Liên lặng lẽ mơ tưởng đến Hà Nội xa xăm..., nơi hai chị em đã sống thời thơ ấu êm ấm và sung sướng khi thầy chưa mất việc. Đó là cuộc sống ở một thời chưa xa, hoàn toàn khác với cuộc sống ở phố huyện buồn tẻ và nghèo nàn này.
Đoàn tàu còn là hình ảnh của tương lai, nó khiến người ta hình dung ra một thế giới giàu sang, đông đúc, nhộn nhịp, đầy âm thanh và ánh sáng. Việc Liên và An đón đợi đoàn tàu xuất phát từ nhu cầu bức thiết về tinh thần muốn thoát khỏi cuộc sống buồn chán hiện tại và được sống trong một thế giới mới tươi đẹp hơn.
Đối với người đọc, vẻ đẹp của đoàn tàu và thái độ háo hức, sung sướng đến lặng người của hai đứa trẻ khi ngắm đoàn tàu không chỉ đem đến một thoáng vui mà còn gợi thật nhiều bâng khuâng, thương cảm.
Đúng là hai đứa trẻ vui vì niềm khao khát, đợi chờ vừa được thỏa mãn. Nhưng đoàn tàu ấy lại thuộc về một thế giới quá xa xôi và nó càng sáng rực, vui vẻ, huyên náo bao nhiêu thì càng làm cho cảnh sống nơi phố huyện trở nên tăm tối, buồn tẻ và chìm lặng bấy nhiêu. Chỉ có hình ảnh đoàn tàu lướt qua hằng đêm mà những người dân phố huyện ai cũng nôn nao chờ đợi. Người đọc cùng Thạch Lam thông cảm với tâm trạng của lớp người sống lầm lũi trong tăm tối, nghèo khổ. Tuy thế, truyện cũng nhen nhóm trong lòng người đọc hi vọng vượt lên sự tẻ nhạt, tầm thường của cuộc sống hằng ngày.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ đi sâu vào phản ánh thế giới tâm hồn của những con người cùng khổ trong xã hội cũ. Hình ảnh đoàn tàu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi vụt tắt nhưng nó vẫn là ánh sáng của niềm vui. Như một niềm an ủi, một nỗi khát khao, một mơ ước không bao giờ tắt, một chút tươi sáng cho cuộc đời tăm tối triền miên của những số phận hẩm hiu, bất hạnh nhưng vẫn hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
bởi thuy linh 30/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? KHÔNG CHÉP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
đọc hiểu "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao KHÔNG CHÊP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
tóm tắt tác phẩm chí phèo với với sự sáng tạo của bản thân
08/12/2022 | 0 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Cái lò gạch cũ ra đời vào năm nào? Đôi lứa xứng đôi ra đời năm nào? Chí phèo ra năm nào ? 3 tác phẩm ra năm khác nhau
12/12/2022 | 0 Trả lời
-
1 TB chung dùng cho được cả 4 bài 2 đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc của 1 tang gia, Chí phèo.
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
liên hệ tác phẩm vĩnh biệt cửu trùng đài với đời sống
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy về Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Trong đó có dùng câu bị động và giải thích tác dụng của câu bị động đó?
Làm bài văn khoảng 1/2 trang giấy
30/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề 3:Anh chị hãy Trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ viết về lòng ích kỉ trong cuộc sống,Đề 5:Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trình bày về việc học đối phó của học sinh cứu với các bạn ơi
sos cứu mình với giải hộ nha cảm ơn rất nhiều ạ
08/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ rõ bút pháp tượng trưng được thể hiện qua " Vội Vàng " ?
văn 11 Vội vàng Xuân Diêu
12/02/2023 | 1 Trả lời
-
nêu cảm nghĩ về âm điệu của hai khổ thơ đầu tron bài đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử
cứu em với ạ
23/02/2023 | 0 Trả lời
-
cách viết mở bài vội vàng lớp 11
08/03/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ...Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng: cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ. Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”. (NGHỆ THUẬT SÓNG - hanhtrinhdelta.edu.vn) Câu 1: Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung? Câu 2: (1.0đ) Chỉ ra phép liên kết( đoạn 2) và nêu tác dụng của nó?. Câu 3: (2.0đ) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình trong 01 đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
28/03/2023 | 0 Trả lời
-
Những biểu hiện Tây hóa của một số người An Nam? Vì sao họ lại làm như vậy?
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tiếng mẹ đẻ có vai trò gì với vận mệnh dân tộc?
12/04/2023 | 1 Trả lời
-
Raxum Gamzatop từng viết: "Có người tưởng rằng cứ bắt tay vào viết một đề tài vĩ đại là trở thành người vĩ đại. Nhưng cái vĩ đại lại nằm ở sự giản dị. Bằng trải nghiệm văn học của bản thân về nhà văn và tác phẩm trong giai đoạn văn học 1930-1945". Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
05/08/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy phân tích bài thơ Nguyên đán của Xuân Diệu.
30/08/2023 | 0 Trả lời
-
Câu chuyện dưới đây gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
NGƯỜI THỢ XÂY
Người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình.
Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời.
Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để ghi nhận sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”.
05/09/2023 | 0 Trả lời
-
Câu truyện trong tác phẩm vợ nhặt đã gợi cho suy nghĩ gì về tình người trong hoạn nạn khó khăn của dân tộc ta. Hãy liên tới thời điểm hiện tại?
15/09/2023 | 0 Trả lời
-
Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong truyện Chí Phèo.
17/09/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết 1 bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao ở truyện ngắn "Cái chết của con mực"
28/09/2023 | 0 Trả lời
-
Phân tích nghệ thuật tự sự của tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn (200 từ) trình bày suy nghĩ của em về những đặc sắc chủ đề , đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng về thông điệp rút ra từ văn bản " Người trẻ và hành trang bước vào thế kỉ XXI"
02/10/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy thử lí giải vì sao Chí Phèo lại chửi như vậy? Mục đích tiếng chửi là gì và cảm nhận tâm trạng của Chí Phèo trong tiếng chửi?
05/10/2023 | 0 Trả lời
-
18/10/2023 | 0 Trả lời