OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích bi kịch của viên cai ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù.

Phân tích bi kịch của viên cai ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù.

  bởi thủy tiên 30/12/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Được sinh ra làm người là một món quà quý giá, thiêng liêng của tự nhiên. Thế nhưng, nếu sống mà không được làm chính bản thân mình lại là một bi kịch đớn đau vô cùng. Nguyễn Tuân – một nhà văn lớn của dân tộc đã đóng góp không ít những tác phẩm để đời của mình vào nền văn học nước nhà – đã dựng nên một cuộc đời cai ngục đầy bi kịch như thế. Buồn tủi, dằn vặt và khổ đau. Cai ngục là một trong hai nhân vật chính trong tác phẩm Chữ người tử tù với nhiều ý nghĩa thâm thúy, sâu xa về cái đẹp mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe. Trong đó, những bi kịch về cuộc đời của viên cai ngục cũng chính là một điểm nhấn chiếm nhiều cảm xúc của nhà văn.

    Ngục quan một chức vụ nhỏ trong hệ thống cai trị của chế độ phong kiến cũ, có nhiệm vụ cai quản tù nhân. Đặc điểm nổi bật của người này là ác độc, nhẫn tâm và vô tình. Có thể nói, hắn là vua trong ngục. Có thể đánh đập bất kỳ ai khiến kẻ tù nhân nào cũng sợ và ghét hắn. Nhưng ở đây, viên cai ngục của Nguyễn Tuân lại là một con người hoàn toàn khác. Mặc dù “trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lọc lừa” nhưng “tính cách của viên quan coi ngục này” vẫn “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Cũng chính vì vậy mà ông phải lần lượt trải qua những bi kịch đớn đau trong cuộc đời mình.

    Bi kịch đầu tiên chính là việc phải dấu mình trong chiếc bình phong với vẻ ngoài lạnh lùng, nhẫn tâm của một tên cai ngục đúng nghĩa. Ngay từ có lệnh truyền tử tù Huấn Cao sắp đến, ngục quan dù trong lòng đã rất mừng rỡ nhưng vẻ ngoài vẫn thầm kín dò la qua thầy thơ lại: “Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?” Việc đầu tiên mà cai ngục để ý đến không phải là về xuất thân, tội trạng của tử tù mà lại là “cái tài” của họ. Ngay điều này đã cho thấy tâm hồn yêu cái đẹp, trọng người tài của ngục quan. Nhưng đáng tiếc là ông lại phải dấu kín những điều ấy trong một bức bình phong kín đáo. Ông phủ nhận ngay “Không, tôi nghe tên quen quen và thấy nhiều người nhắc nhỏm đến cái danh đó luôn, thì tôi cũng hỏi thế thôi”. Nhưng mặt khác, ông lại lộ diện ngay ý định của mình khi bảo thầy thơ lại quét dọn cái buồng trong cùng để “có việc dùng đến”.

    Ông chống chế rằng “Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không?”. Có lẽ lúc này tâm tư của ngục quan vừa hồi hộp vừa bối rối nên lúc thì kín đáo, lúc lại tỏ tường. Hồi hộp vì “thần tượng” của mình sắp đến, và bối rối vì không biết phải làm thế nào để đối đãi với “thần tượng”. Nhưng biết rằng chốn lao tù là chốn hiểm nguy nên ông vẫn cố giấu lòng mình bên trong cái vẻ bề ngoài vô tâm vô ưu. Thực chất trong lòng ông đang ngổn ngang biết bao nhiêu dòng suy nghĩ. Đếm ấy, ông trằn trọc băn khoăn không thể nào ngủ được. “Nơi góc chiếu án thư cũ đã nhợt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”. “Một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn tụt xuống phía chân giới không định”. “Bấy nhiêu thanh ấm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Những hình ảnh đậm chất lãng mạn mà nhà văn đã dùng ở đây đều thể hiện những tâm tư, tình cảm mến mộ của ngục quan đối với “một ngôi sao chính vị” – Huấn Cao sắp phải rời bỏ cuộc đời này. Xót xa, tiếc nuối nhưng ngục quan cũng chẳng thể làm gì được để giải thoát cho người anh hùng kia vì kiếp mình quá bé nhỏ, thấp hèn. Như vậy, cùng một lúc, ngục quan phải đóng cả hai vai. Và điều đáng nói là hai vai ấy hoàn toàn trái ngược nhau. Ban ngày ông là một tên cai ngục đáng ghét, nhưng khi đêm về lại là một con người chân thành, chất phác, yêu cái đẹp, cái tài. Sẽ rất khó chịu và khổ đau khi cứ phải che đi bản chất thiện lương của mình. Nhưng nếu không làm vậy, ông cũng chẳng thể nào tồn tại được ở chốn đầy hiểm nguy này.

    Bi kịch thứ hai là có được thứ mình muốn trong tay rồi nhưng lại không thể nào chạm tay vào được. Ông khao khát có được chữ của ông Huấn treo trong nhà. Thì giờ đây Huấn Cao đã ở ngay trong ngục tù này, dưới sự quản lý của ông, ông muốn làm gì cũng được. Nhưng tấm lòng lương thiện và trọng người tài, trọng cái đẹp của ông không cho phép bản thân ông làm như vậy. Ông coi chữ ông Huấn là một “vật báu” chứ không đơn thuần chỉ là một của quý giá. Với quan niệm nét chữ nét người, Huấn Cao hẳn là một người vừa tài giỏi, vừa đức độ mới có cái tài “viết chữ nhanh và đẹp”. Như vậy, không chỉ ngục quan mà bất kỳ ai yêu cái đẹp cũng đều mong muốn có được chữ của Huấn Cao treo trong nhà. Điều may mắn của viên cai ngục là ngay trong lúc này, Huấn Cao đang ở trong tay ông với vị trí là một tử tù.

    Ông có thể tra tấn, ép buộc Huấn Cao viết chữ cho mình theo đúng cách mà các cai ngục khác vẫn thường làm khi muốn chiếm đoạt thứ gì đó. Nhưng ngục quan của Nguyễn Tuân không phải là một người như vậy. Ông hiểu rằng cái đẹp chỉ có giá trị khi được xuất phát từ cái tâm. Hơn nữa, chơi chữ là một thú vui tao nhã nhưng lại cao quý vô cùng. Không thể nào chiếm đoạt thứ thiêng liêng ấy bằng lòng ích kỷ và nhẫn tâm. Làm vậy đâu còn gì giá trị của cái đẹp nữa. Điều này khiến cho ngục quan càng băn khoăn, trăn trở. Đến nỗi ông sẽ hối hận cả đời nếu không xin được chữ của Huấn Cao. Cơ hội ngay trước mắt rồi mà không thể nào chạm tay vào được. Cái cảm giác ấy khiến con người ta khó chịu, bức bối vô cùng. Nhưng ngục quan lại không hề tỏ ra như vậy. Hàng ngày ông vẫn biệt đãi Huấn Cao và năm vị tù nhân kia. Thậm chí, ông còn hạ mình kính cẩn, lễ phép với tù nhân, điều mà mọi khi ông vẫn hay làm là tra tấn, hạch sách và quát tháo. Dù đã biệt đãi rất hậu hĩnh nhưng ngục quan vẫn chẳng được Huấn Cao để tâm đến. Ngay bên trong khung sắt kia chính là người mà ngục quan hằng ngưỡng mộ, kính trọng, nay ở trong tay mình rồi mà ông không thể nào chạm vào được. Một bi kịch thật trớ trêu và éo le.

    Bi kịch thứ ba là bị người khác hiểu lầm về mình. Người ấy lại không phải ai khác mà chính là Huấn Cao – một người tài giỏi, đức độ, chí khí. Nếu bị ông coi khinh thì hẳn phải là một kẻ không ra gì. Và trong con mắt của một người hùng như ông, ngục quan đúng là người như vậy thật. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Trong lòng cai ngục luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho Huấn Cao. Ông chấp nhận hạ mình, chấp nhận bị khinh bỉ, bị sỉ nhục chỉ để mong sẽ cảm mến được người tài, được Huấn Cao chiếu cố ban cho ít chữ đem về treo trong nhà. Nhưng tấm lòng biệt đãi của ông, Huấn Cao không hề thấu hiểu. Mà ngược lại, ông buông ra lời thẳng thắn với ngục quan: Từ nay người đừng bước chân vào đây nữa. Hẳn là cai ngục tủi hổ lắm, nhưng ông hiểu vị trí của bản thân mình lúc này như thế nào nên ông không hề lấy làm buồn phiền, tức giận. Hơn nữa, thái độ của Huấn Cao là điều rất dễ hiểu.

    Một người luôn tràn đầy nghĩa khí đối diện với kẻ thấp hèn, yếu đuối, hẳn là sẽ phát sinh nhiều mâu thuẫn. Và ngục quan tự ý thức được bản thân mình, nên ông cũng chí dám đáp lại một lời rất từ tốn nhỏ nhẹ: “xin lĩnh ý”. Hơn ai hết, ông hiểu rõ Huấn Cao đang nghĩ gì về mình nhưng ông lại không có cách nào giải thích được, chỉ bằng hành động biệt đãi hàng ngày, mong rằng một lúc nào đó Huấn Cao sẽ thấu hiểu. Nhưng mỗi một ngày trôi qua là mỗi một lần niềm mong mỏi khát khao của ngục quan lại trở nên xa dần, xa dần. Ông biết phải làm sao đây?

    Bi kịch thứ ba là chọn nhầm nghề. Cái nghề với cái tâm của ông trái ngược nhau hoàn toàn. Câu tục ngữ “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” trong hoàn cảnh này hoàn toàn đúng với viên quan coi ngục này. Bởi tâm hồn trong sáng, ông yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, yêu bằng tất cả tấm lòng của mình nhưng lại phải sống trong nơi tù túng, nhiều gian xảo, nhẫn tâm. Ông phải cuốn mình lại, dấu kín trong bức bình phong hoàn hảo của một tên quan coi ngục thực sự với những mánh khóe hành hạ tù nhân. Nhưng khi cai quản Huấn Cao và năm người bạn tù kia, dù âm thầm kín đáo, nhưng ít nhất ngục quan cũng đã dám sống đúng bản chất của mình khi ngày ngày đem rượu thịt đến biệt đãi tử tù thay vì đánh đập, mạt sát. Nếu làm một nghề khác, như thầy thuốc, hay thầy giáo, hẳn ngục quan này sẽ là một người rất thành công, được nhiều người kính mến và quý trọng. Nhưng thật éo le khi ông lại chỉ là một tên coi ngục trong chốn đề lao lắm lọc lừa, dối trá. Ngay cả bản thân ông còn phải tự lừa dối chính mình để sống qua ngày đoạn tháng trong nơi tối tăm này.

    Và rồi, sau tất cả những bi kịch ấy, ngục quan cũng đã nhận lại được điều mình hằng khát khao. Đúng là trời không phụ lòng người. Cũng như người hùng Huấn Cao không bội bạc với người hiền khi cảm thấu tấm lòng chân thật của ngục quan. Ông đồng ý cho chữ. Dù cảnh ấy diễn ra ngay trong nơi tối tăm, nhơ bẩn nhưng sau cùng, cái đẹp vẫn bừng sáng như ngọn đuốc rực rỡ giữa đêm.

    Bấy nhiêu lời lẽ, bấy nhiêu câu văn, và bấy nhiêu bi kịch mà ngục quan phải trải qua đều là những thủ pháp nghệ thuật của nhà văn. Ông muốn hướng mọi người đến cái đẹp hoàn hảo. Cái đẹp gắn liền với cái tâm. Tâm đẹp thì mọi thứ khác khi xuất phát từ tâm mới đẹp.

      bởi bich thu 30/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF