OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu mối quan hệ giữ thương và ghét trong bài Lẽ ghét thương

 Mối quan hệ khăng khít giữa“thương”  và“ghét” trong văn bản Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu là gì?

  bởi Nhi Chun 30/12/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (4)

    • Càng “thương” thì càng “ghét”. Ông Quán không hề nhập nhằng khi bàn về những điều mình thương và ghét. Những cặp câu mở đầu là ghét sau đó là thương rồi kết đoạn “Nửa phần …lại thương”.
    • Ông ghét đến điều mà thương cũng đến độ. “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: tình cảm “thương”“ghét” cứ đan xen nối tiếp nhau, hoà cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân. Ghét cũng chỉ là một biểu hiện khác của tình yêu thương ⇒ Đó là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.
      bởi Nhi Chun 30/12/2018
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • I. Mở bài

    - Vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và truyện Lục Vân Tiên: Một tác giả tiêu biểu của Nam Bộ với quan niệm nghệ thuật: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm - Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm tiêu biểu.

    - Giới thiệu đoạn trích Lẽ ghét thương: Đoạn thơ được trích từ câu 473 đến câu 504 kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh về lẽ ghét thương.

    II. Thân bài

    1. Ông Quán bàn về lẽ ghét

    - Ông Quán xuất hiện đầu đoạn trích cho cảm nhận: thông kinh sử, bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét phân minh rõ ràng ⇒ Là biểu trưng cho tính cách Nam Bộ và tư tưởng nhà văn.

    - Đúc kết “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: cội nguồn sự ghét là lòng thương ⇒ Hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất.

    ⇒ Đây là tuyên ngôn về lẽ yêu ghét của ông Quán

    - Những điều ông Quán ghét: việc tầm phào, ghét Kiệt, Trụ mê dâm, đời U, Lệ đa đoan, ghét đời Ngũ Bá phân vân, đời thúc quý phân băng…

    ⇒ Thực chất: ghét vua chúa đắm say tửu sắc, tàn bạo bất nhân, ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến đời sống của dân, để triều đại suy tàn.

        + “Ghét đời”: ghét cả một đời, một triều đại, một chính quyền, một xã hội

        + Điệp từ “ghét”: tăng sức mạnh cảm xúc

        + Điệp từ dân: Cơ sở lẽ ghét chính là yêu dâm, lo cho dân

    ⇒ Tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân để ghét. Cội nguồn của lẽ ghét chính là lẽ thương

    2. Ông Quán bàn về lẽ thương

    - Khi bàn về lẽ ghét, ông Quán thường ghét cả một “đời”, khi bàn về lẽ thương, ông hướng vào những người cụ thể:

        + Thương là thương đức thánh nhân.

        + Thương thầy Nhan tử dở dang.

        + Thương ông Gia Cát tài lành.

        + Thương thầy Đổng tử cao xa.

        + Thương người Nguyên Lượng ngùi.

        + Thương ông Hàn Dũ chẳng may.

        + Thương thầy Liêm, Lạc đã ra.

    - Điệp từ “thương”: nhấn mạnh tình cảm đối với những người vì dân vì nước, cả đời bôn ba xuôi ngược, vất vả nhưng sự nghiệp không thành.

    - Mối quan hệ khăng khít giữa hai lẽ ghét thương “Nửa phần lại ghét nửa phần lại thương”: Càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời.

    ⇒ Tình cảm bộc trực, chân thành mộc mạc

    ⇒ Tình cảm, lẽ yêu ghét của người dân Nam Bộ nói chung

    3. Nét đặc sắc trong nghệ thuật.

    - Điệp từ được sử dụng với tần suất lớn

    - Đối từ: ghét >< thương, thương ghét >< ghét thương, lại ghét >< lại thương.

    - Giàu chất tự thuật

    - Đặc biệt sử dụng nhiều điển tích, điển cố ⇒ nói được nhiều hơn trong sự giới hạn của ngôn từ thơ

    III. Kết bài

    - Tổng kết lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

    -  Bài học bản thân về lẽ ghét thương rút ra từ đoạn trích

    BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH LẼ GHÉT THƯƠNG CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

    Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ lớn, ngôi sao sáng của văn học dân tộc. Các tác phẩm của ông được người dân Nam Bộ đặc biệt yêu mến và đón nhận bởi lẽ đó chính là tâm hồn, là cốt cách trong con người họ. Tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu chính là Lục Vân Tiên với những quan điểm, tư tưởng về con người, xã hội. Đặc biệt trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” thông qua nhân vật ông Quán, Nguyễn Đình chiểu đã thể hiện quan điểm lẽ ghét, lẽ thương đáng ngưỡng mộ.

        Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ câu 473 đến câu 504, kể về cuộc nói chuyện giữa ông Quán và các nho sĩ trẻ tuổi. Trong quán trọ, bốn nhân vật Lục Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm gặp nhau. Tại đây Trịnh Hâm đề nghị mọi người làm thơ để phân chia thứ bậc. Trong cuộc đua tranh đó Vân Tiên tỏ ra vượt trội hơn cả, khiến cho Trịnh Hâm vô cùng tức giận và đổ cho Vân Tiên chơi gian. Trong bối cảnh đó ông Quán đã ra nói chuyện và bàn về lẽ ghét thương ở đời.

        Mở lời ông Quán tự giới thiệu về chính mình:

    Quán rằng: Kinh sử đã từng

    Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.

    Hỏi thời ta phải nói ra,

    Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

        Ông Quán vốn cũng là một kẻ sĩ tử, khi xưa dùi mài kinh sử với mơ ước công danh và giúp ích cho đời. Nhưng có lẽ vì những biến cố trong cuộc đời, xã hội mà ông đã lui về ở ẩn. Nhưng cái hồn cốt của một kẻ sĩ thì mãi mãi không bao giờ mất đi. Ông Quán chính là hình ảnh tiêu biểu cho những nhà Nho tài giỏi như lui về ở ẩn, sống cuộc đời an nhàn, ung dung, tự tại, hòa mình với thiên nhiên. Có thể coi ông Quán là người phát ngôn cho những tư tưởng của tác giả.

        Qua câu nói: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” đã cho thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai thứ tình cảm đối lập này: ghét – thương. Hai trạng thái cảm xúc tuy đối lập nhưng luôn tồn tại song song với nhau, người ta ghét những điều tầm thường, giả dối cho nên mới thương những điều nhân ái, tốt đẹp. Bởi vậy chúng luôn tồn tại và không tách rời nhau.

        Trước những lời nói đó, Vân Tiên tỏ ra hết sức khiêm nhường, mong muốn nghe được lời truyền đạt, chỉ dạy của bậc tiền bối: “Tiên rằng: Trong đục chưa tường/ Chẳng hay thương ghét, ghét thương thế nào?”. Có lẽ một người tài giỏi, thông minh như Vân Tiên đã tỏ tường lẽ ghét thương ở đời. Nhưng vốn là một nho sinh khiêm tốn, Vân Tiên đã rất khiêm mình để được nghe những lời bày tỏ, chỉ bảo từ ông Quán.

        Những câu thơ tiếp theo tác giả thể hiện những điều mình ghét: “Quán rằng: ghét việc tầm phào/ Ghét cay, ghét đắng ghét vào tận tâm./ Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm/ Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang… Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân”. Cái mà ông Quán ghét chính là chế độ thối nát, vua chúa bạo tàn, chiến tranh xảy ra liên miên khiến cho đời sống người dân vô cùng cực khổ. Có thể thấy mỗi cái ông ghét luôn đi kèm với hệ quả của những triều đại đó, ví như ghét đời Kiệt Trụ, vì mê dâm nên khiến nhân dân “sa hầm sẩy hang”. Những lí lẽ, dẫn chứng hết sức cụ thể và ngắn gọn như một bản tổng kết lịch sử súc tích về các triều đại thối nát của Trung Quốc. Cái ông ghét rất rõ ràng, mạch lạc, đó là những điều khiến nhân dân khổ cực, nhũng nhiễu làm hại đến người dân đều khiến ông ghét. Điều khiến ông ghét gắn bó sâu sắc với lòng thương dân, yêu dân sâu nặng.

        Còn điều ông thương là gì? “Thương là thương đức thánh nhân/ Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông/ …/ Thương thầy Liêm, Lạc đã ra/ Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”. Nếu như ở phần trên, khi nói về lẽ ghét giọng điệu ông Quán đầy căm tức với những Trụ, Kiệt, U, Lệ,… đã hại dân thì đến đây giọng và nhịp thơ như trùng xuống, trìu mến và thiết tha hơn. Những cái tên ông nhắc đến: Khổng Tử, Nhan Hồi, Trình Di, Đào Tiềm, Hàn Dũ,… đây đều là những nhân vật có đức, có tâm, có tài nổi tiếng trong lịch sử. Họ là người tài giỏi có tấm lòng ôm trùm thiên hạ, cả một đời cống hiến cho đời nhưng cuộc sống của họ lại vô cùng truân chuyên, vất vả. Ông thương là thương những người có đức, có tài nhưng cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Lòng thương gắn liền với tấm lòng trân trọng và yêu quý người tài. Và cũng từ chính lẽ thương ấy, ông Quán đã rút ra chiêm nghiệm cho chính mình:

    Xem qua kinh sử mấy lần,

    Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

        Tác phẩm được viết bằng thứ ngôn từ giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức biểu cảm. Sử dụng thủ pháp đối lập: sa hầm đối với sẩy hangsớm đầu đối với tối đánh,… làm cho nhịp thơ linh hoạt, nhịp nhàng hơn. Nghệ thuật điệp ngữ: thương ông, thương ông lặp lại nhiều lần có tác dụng trong việc diễn tả lẽ ghét thương của tác giả.

        Lẽ ghét thương là đoạn trích thể hiện tập trung nhất tư tưởng, quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu qua nhân vật ông Quán. Ông có lòng yêu dân, thương dân sâu sắc, bởi vì thương dân nên ông càng ghét hơn lũ hôn quân bạo chúa, chuyên làm điều bạo ngược với dân lành. Đằng sau những vần thơ thống thiết ta thấy được tấm lòng nhân ái, nhân đạo sâu sắc của trái tim bao la – Nguyễn Đình Chiểu.

      bởi Trịnh Linh 30/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Yêu và ghét là hai tình cám có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Bới thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng, chí nguyện nên Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hoà cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyền Đình Chiểu vậy.

    Chúc cậu học vui vẻ nha ^^

    Nhớ tick mình nhé^^

      bởi Anh Pham 02/01/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • . Tóm tắt nội dung bài

    1.1. Nội dung

    • Tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả
    • Đặc trưng cơ bản bút pháp trữ tình

    1.2. Nghệ thuật

    • Lời thơ mộc mạc, không cầu kì, trau chuốt: sa hầm, sẩy hang, lẩm than muôn phần, lằng nhằng rối dân…  
    • Phép đối:
      • Đối trong câu: nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
      • Đối cả đoạn thơ: 10 câu lẽ ghét, 14 câu lẽ thương
      • Điêp từ thương: 12 lần
    • Bút pháp trữ tình: mang tính triết lý đạo đức dạt dào cảm xúc.

    2. Soạn bài Lẽ ghét thương chương trình chuẩn

    2.1. Soạn bài tóm tắt

    Câu 1: Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm những đặc điểm chung của các đời nhà vua ông Quán ghét và giữa những người mà ông Quán thương. Từ đó, hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu.

    • Những đời nhà vua mà ông Quán ghét: đời Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá, thúc quý.
    • Điểm chung của các triều đại này: chính sự suy tàn, vua chúa ăn chơi, ham mê tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của nhân dân.
    • Những người mà ông Quán thương: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Nguyên Lượng (Đào Tiềm), Hàn Dũ, Thầy Liêm, Lạc (Trình Hạo, Trình Di.
    • Điểm chung của những người này: họ là những bậc hiền nhân, nhân cách và tài năng ngời sáng, có đức, có chí giúp đân, giúp đời nhưng đều không đạt được sở nguyện.
    • Cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu: xuất phát từ lòng yêu thương, từ quyền lợi của nhân dân.

    Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của phép tu từ đó.

    • Cách dùng phép đối và điệp từ ghét, thương (lặp lại 12 lần) được sử khá thành công, giúp làm nổi bật và rõ ràng giữa hai tình cảm trong tâm hồn tác giả.
    • Giá trị nghệ thuật: Cho thấy sự rạch ròi trong tư tưởng ghét và thương của tác giả. Đồng thời, việc lặp lại này cũng có tác dụng làm thăng cường độ của cảm xúc: thương – ghét.

    Câu 3: Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: Vì hcuwng hay ghét cũng là hay thương.

    • Yêu và ghét có mối quan hệ khăng khít với nhau, vì Nguyễn Đình Chiểu xót thương cảnh nhân dân cơ cực, lầm than, thương những người có tài có đức nhưng không thể thực hiện được giấc mộng giúp đời, giúp dân  mà ghét cay ghét đắng bọn vua quan chỉ biết lo ăn chơi, trác tán.

    2.2. Soạn bài chi tiết 

    Câu 1: Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm những đặc điểm chung của các đời nhà vua ông Quán ghét và giữa những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu

    • Các đời nhà vua ông Quán ghét:
      • Đời Kiệt, Trụ: mê dâm, hoang dâm vô độ. Vua Kiệt (cuối đời Hạ), Trụ (cuối đời Thương) cho đào ao rượu, núi thịt, đào hầm để bày trò dâm loạn.
      • Đời U, Lệ: đa đoan, lắm chuyện rắc rối. U, Lệ vương đa đoan (cuối thời Tây Chu) đã sai đốt lửa hiệu trên núi Li Sơn để quân chư hầu tưởng Kinh Đo có biến cùng kéo đến ứng cứu, cốt để người đẹp Bao Tự bật cười, cho người xé lụa cả ngày để Bao Tự nghe.
      • Đời Ngũ bá, thúc quý: lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên. Năm vua chư hầu thời Xuân Thu tranh giành ngôi bá chủ gây nên cảnh binh lửa loạn lạc khiến dân lành khốn đốn.

    ⇒ Điểm chung của các triều đại: Chính sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân, làm dân khổ.

    • Những con người mà ông Quán thương:
      • Khổng Tử: lận đận việc truyền đạo Nho.
      • Nhan Tử: hiếu học, đức độ nhưng chết sớm dở dang.
      • Gia Cát Lượng: có tài mưu lược lớn mà chí nguyện không thành, đến lúc mất đất nước vẫn bị chia ba.
      • Đổng Trọng Thư: có tài đức hơn người mà không được trọng dụng.
      • Nguyên Lượng (Đào Tiềm): cáo thượng, không cầu danh lợi, giỏi thơ văn nhưng phải chịu cảnh sống ẩn dật để giữ gìn khí tiết
      • Hàn Dũ: có tài văn chương chỉ vì dâng biểu can vua đừng quá mê tín đạo Phật mà bị đi đày…
      • Thầy Liêm, Lạc (Chu Đôn Di và Trình Di, Trình Hạo): làm quan nhưng không được tin dùng đành lui về dạy học.

    ⇒ Điểm chung: Họ là những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.

    • Nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu: Lẽ ghét thương đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân

    Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của phép tu từ đó.

    • Nhận xét: Đoạn trích khá thành công trong việc sử dụng cặp từ đối nghĩa ghét – thương. Từ ghét và thương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt. (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; ghét ghét – thương thương; lại ghét – lại thương). Phép lặp cũng như sự vận dụng linh hoạt hai từ ghét – thương đã giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả.
    • Giá tri nghệ thuật: Cho thấy trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, đều hết sức nồng nhiệt.

    Câu 3: Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

    Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng, chí nguyện nên Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

    Trên đây, Học 247 vừa hướng dẫn các em soạn bài Lẽ ghét thương theo bộ 3 câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGk. Và để ôn tập, củng cố kiến thức bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Lẽ ghét thương.

    3. Soạn bài Lẽ ghét thương chương trình nâng cao

    Câu 1: Câu nói của nhân vật ông Quán “Vì chưng hay ghét cũng vì hay thương” cho thấy giữa ghét và thương có mối quan hệ như thế nào?

    • Câu nói của ông Quán cho thấy giữa thương và ghét tưởng chừng đối lập mà lại có mối quan hệ thống nhất, khăng khít với nhau, vì bởi thương dân cơ cực lầm than, các bậc hiền tài không được trọng dụng mà ghét bọn vua chúa ăn chơi, sa đọa, làm khổ nhân dân.

    Câu 2: Lời ông Quán nói về kinh sử cho thấy ông ghét loại người nào, vì lí do gì? Qua đó, có thể hiện thực chất tư tưởng của ông Quán là gì?

    • Lời ông Quán nói về kinh sử cho thấy ông ghét những đời vua đời Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá, thúc quý. Vì các triều đại này chính sự suy tàn, vua chúa ăn chơi, ham mê tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của nhân dân.
    • Qua đó ta thấy được thực chất tư tưởng của ông Quán là vì thương nhân dân cơ cực mà ghét những kẻ đã gây nên đau thương cho cho họ.

    Câu 3: Ông Quán thương những ai, những người ấy có đặc điểm chung nào? Điều đó cho thấy ông quan tâm đến những lớp người nào trong xã hội?

    • Ông Quán thương Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Nguyên Lượng (Đào Tiềm), Hàn Dũ, Thầy Liêm, Lạc (Trình Hạo, Trình Di). Họ là những bậc hiền nhân, nhân cách và tài năng ngời sáng, có đức, có chí giúp đân, giúp đời nhưng đều không đạt được sở nguyện.
    • Điều này cho thấy ông quan tâm đến những tầng lớp trí thức, bậc hiền nhân trong xã hội.

    Câu 4: Những chuyện sử sách Trung Quốc mà ông Quán nói đến cho thấy nhà thơ suy nghĩ gì khi viết Truyện Lục Vân Tiên?

    • Tác giả mượn những chuyện trong sử sách để nói về thực tại xã hội đương thời, muốn gửi đến độc giả những tư tưởng yêu – ghét.

    Câu 5: Chỉ ra các phương tiện ngôn ngữ trong lời của ông Quán như: điệp ngữ, thành ngữ, tiểu đối, từ láy. Phân tích tác dụng của chúng trong việc tạo nên giọng điệu truyền cảm của ông Quán trong đoạn trích.

    • Điệp ngữ: ghét – thương (lặp lại 12 lần)
    • Phép đối:
      • Đối đoạn: 10 câu nói về lẽ ghét với 14 câu nói về lẽ thương
      • Tiểu đối:
        • Vì chưng hay ghét/ cũng vì hay thương
        • Sa hầm/ sẩy hang
        • Sớm đầu/ tối đánh
        • Sớm dâng lười biểu/ tối đày đi xa
    • Từ láy: lằng nhằng, phui pha, ngùi ngùi
    • Tác dụng: tăng cường độ cảm xúc, biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả.

    4. Hướng dẫn luyện tập

    Câu 1: Theo anh (chị), câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.

    Gợi ý trả lời:

    Câu 1:

    Trong đoạn trích có câu "Vì chưng hay ghét cũng vì hay thương" đã thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn. Bởi thương yêu và căm ghét có mối quan hệ khăng khít với nhau. Càng xót xa trước cành nhân dân bị lầm than, thương những người tài hoa bị vùi dập. Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét những kẻ hại dân hại nước. Trong trái tim mênh mông của nhà thơ yêu ghét đều phân minh rõ ràng. Câu thơ là đỉnh cao của tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu. Vì tương dân, xót đời mà ông ghét bọn bất nhân, ông thương tiếc những bậc hiền tài không có dịp đóng góp tài năng để giúp đời. Đằng sau lẽ ghét thương chính là tình thương dân, thương đời bao la, sâu sắc.

    5. Một số bài văn mẫu về Lẽ ghét thương

    Thông qua lời ông Quán, Nguyễn Đình Chiểu đã giãi bày tâm huyết của mình về lẽ ghét, tình thương với con người. Lời giải bày đó thể hiện được quan điểm đạo đức yêu - ghét trước cuộc đời mà xuất phát của tình cảm đó là bởi vì cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy có thế khẳng định tư tưởng cốt lõi của đoạn trích là ở tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, tha thiết của nhà thơ. Để cảm nhận được sâu sắc và viết bài văn hoàn chỉnh về tác phẩm này, các em có thẻ tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây"

      bởi Nguyễn Đức Thuận 04/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF