OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bàn về Vần thơ Bác vần thơ thép...

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" của HCM có đúng với nhận xét sau không? Trình bày suy nghĩ của em về nhận xét đó đối với hai bài thơ của Bác:

"Vần thơ Bác vần thơ thép

Mà vẫn ung dung bát ngát tình"

  bởi Nguyễn Quang Minh Tú 22/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Mở bài:

    -Giới thiệu tác gia Hồ Chí Minh với kho tàng văn thơ đồ sộ

    -Giới thiệu nhận định của nhà thơ HTT.

    -Dẫn vào đề bài, "Chiêu tối" là một trong những minh chứng cho nhận định này

    Thân bài

    -Giải thích nhận định:

    +Vần thơ thép: thể hiện tinh thần ý chí sắt đá của một nhà Cách mạng trung kiên

    +Bát ngát tình: thắm đượm tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước

    =>Sự hòa hợp trong phong cách Hồ Chí Minh, từ đó thể hiện nét đẹp trong nhân cách sáng ngời của Bác

    -Phân tích "Chiều tối" để chứng minh nhận định

    +Hoàn cảnh sáng tác:

    trong quá trình tìm lại tự do cho dân tộc, Bác đã phải chịu rất nhiều khổ cực, gian khó, đã rất nhiều lần bị bắt giam, chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác, bị đánh đập, tra tấn dã man. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ở Người vẫn ánh lên một tinh thần lạc quan, một niềm tin vào một ngày mai tươi sáng. Bài thơ “Chiều tối” nằm trong tập thơ “Nhật kí trong tù” đã thể hiện được phần nào tinh thần ấy của Người. Bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã vào một buổi chiều tối, thế nhưng ẩn chứa trong đó là một ước mơ tự do cho bản thân, ước mơ được quay trở lại quê hương để tiếp tục sứ mệnh của mình.

    Bài thơ được sáng tác khi Bác bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo gông chân vướng xiềng

    + 2 câu đầu

    Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

    Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”

    Buổi chiều thường là lúc đoàn tụ, nhưng cũng là khi con người ta thấy vô cùng cô đơn nếu không có một chốn để về. Cánh chim mỏi sau một ngày kiếm ăn cũng đã bay về tổ của mình. Trên không trung chỉ còn lững lờ một chòm mây. Giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ, con người và cảnh vật đều như dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn nhẹ nhàng trôi, càng làm nổi bật lên sự yên ắng, êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi. Chòm mây ấy cũng giống như Bác, đang trong tình cảnh tù tội, vẫn phải cô độc bước đi. Chòm mây cô đơn, lặng lẽ, Bác cũng lặng lẽ, cô đơn. Tuy thế, phải là một người có lòng yêu thiên nhiên, phải có một tâm thái ung dung, bình tĩnh, lạc quan, vượt lên mọi gông cùm về thể xác để ngắm thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên như thế. Thân xác mỏi rã rời vì phải đi cả ngày đường vất vả, nhưng Bác vẫn dõi mắt theo cánh chim về tổ, tầng mây lững lờ trôi lúc chiều về.

    + 2 câu sau

    Cô em xóm núi xay ngô tối,

    Xay hết, lò than đã rực hồng.”

    Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. Đó chính là nét cố điển mà hiện đại trong thơ của Hồ Chí Minh. Bức tranh vừa có người, vừa có hoạt động khỏe khoắn của con người trong đó. Đó chính là nét đẹp, nét đáng quý của người dân lao động. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than rực hồng để chuẩn bị bữa tối. Bức tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng lao động khỏe khoắn của người thôn nữ lao động, vừa bởi cái ánh hồng của bếp lò. Đó chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác vẫn gạt bỏ hết những đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận được.

    + Bài thơ được viết trong hoàn cảnh tù đày xiếng xích, khi Bác đang phải đối mặt gian nguy thử thách. Tuy vậy, vần thơ của Người vẫn toát lên vẻ ung dung tự tại. Bài thơ vừa thể hiện một tâm hồn lạc quan, luôn mở lòng đón nhận những nét đẹp bình dị của thiên nhiên và cuộc sống lao động, vừa đong đầy khát khao sum vầy đoàn tụ.

    =>trên con đường khổ ải, lưu đày, người chiến sĩ cách mạng trong “Nhật ký trong tù” hầu như ít cảm thấy cô đơn, tâm hồn luôn luôn gắn bó với nhịp sống, làm chủ hoàn cảnh và lạc quan yêu đời

    =>Vần thơ dù trong cuộc chiến ác liệt vẫn đằm thắm nghĩa tình "bát ngát tình", đồng thời khẳng định "chất thép", khí chất mạnh mẽ của người chiến sĩ yêu nước

    Kết bài

    -Khẳng định lại nhận định của nhà thơ HTT

    -kHát quát tác phẩm

    Bài thơ “Chiều tối” là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ chỉ đơn giản là tả về phong cảnh thiên nhiên và con người nơi xóm núi khi chiều muộn, đồng thời, cũng ẩn chứa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp của Người. Đồng thời, ở Bác, chúng ta vẫn luôn thấy ánh lên một vẻ đẹp của tinh thần quên mình, của một trái tim giàu lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất.

      bởi Nguyễn Thị Bảo Thư 22/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF