OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

ăm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết “ châu Mĩ của người châu Mĩ” nhằm mục đích

A. Cột chặt các nước Mĩ Latinh vào Mĩ

B. Độc chiếm Mĩ Latinh

C. Chống lại sự xâm nhập của tư bản châu Âu

D. Sát nhập Mĩ Latinh vào lãnh thổ Mĩ 

  bởi Hữu Nghĩa 12/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • - Năm 1823, vì muốn độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có là Mĩ Latinh, Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơn –rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” hay còn gọi là học thuyết Monroe.

    - Về cơ bản, nội dung của Học thuyết Monroe thể hiện mong muốn đưa Mỹ trở thành người bảo trợ cho an ninh và sự ổn định của khu vực Tây bán cầu, và không một lực lượng nào khác có quyền can thiệp vào công việc này của Mỹ. Những biểu hiện cho thấy việc Mỹ theo đuổi học thuyết này là cuộc cách mạng Mexico năm 1848, can thiệp ở Cuba  (1898), quốc hữu hóa kênh đào Panama  (1912), xâm lược Haiti  (1915), cho đến chính sách chống chính quyền cộng sản Cuba (từ 1959). Trong đó, việc xây dựng kênh đào Panama từ quan điểm địa chiến lược và địa chính trị được coi là một trong những thành công lớn nhất mà Học thuyết Monroe có được trong khu vực.

    - Học thuyết Monroe đã ghi dấu ấn trong mối quan hệ chính trị và kinh tế của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong suốt nửa cuối thế kỷ 19 và phần lớn thế kỷ 20. Học thuyết này lúc đầu được các quốc gia Mỹ Latinh nhìn nhận rất tích cực. Họ coi đó là một sự hứa hẹn của Mỹ giúp họ duy trì nền độc lập và được coi như một văn kiện có tính ràng buộc cho việc xây dựng một liên minh toàn Châu Mỹ. Tuy nhiên, học thuyết đã cho thấy tính vị kỷ cường quốc khu vực, muốn nắm gọn trong tay những gì bên cạnh và không muốn bên ngoài can thiệp.

    Chọn đáp án: B

      bởi Tuấn Huy 12/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF