OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 11 CTST Bài 1: Khái niệm về cân bằng hoá học


Hợp chất carbonyl đơn giản nhất là aldehyde và ketone đơn chức. Chúng có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất cũng như trong thiên nhiên. Chẳng hạn, progesteron là hormon của nữ giới, 11-cis-retinal rất cần thiết cho khả năng nhìn của mắt. Hợp chất carbonyl là gì? Aldehyde và ketone có đặc điểm gì về tính chất vật lí và hoá học? Vai trò của chúng trong đời sống như thế nào?

Nội dung chi tiết và hướng dẫn giải bài tập Bài 18 Hợp chất carbonyl môn Hóa học 11 Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức quan trọng về hợp chất carbonyl, bao gồm các khái niệm, danh pháp, các tính chất vật lí, hoá học, ứng dụng và phương pháp điều chế một số hợp chất aldehyde, ketone.
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm, đặc điểm liên kết

a. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo hợp chất carbonyl

Hình 18.1. Cấu trúc phân tử của một số hợp chất carbonyl

 

- Hợp chất carbonyl là các hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm C=O (nhóm carbonyl). Aldehyde, ketone thuộc loại hợp chất carbonyl.

+ Aldehyde là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon (của gốc hydrocarbon hoặc nhóm –CHO) hoặc nguyên tử hydrogen.

+ Ketone là hợp chất hữu cơ có nhóm carbonyl liên kết với 2 gốc hydrocarbon.

Hình 18.2. Cấu trúc của nhóm chức carbonyl

 

- Aldehyde, ketone đơn chức trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm carbonyl. Các gốc hydrocarbon có thể no, không no, thơm.

Ví dụ:

- Methanal (HCHO), ethanal (CH3CHO), propanal (C2H5CHO), ... là những chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng của aldehyde no, đơn chức, mạch hở; chúng có công thức chung là CnH2nO (n ≥ 1).

- Acrolein (CH2=CHCHO) là aldehyde không no; benzaldehyde (C6H5CHO) là aldehyde thơm.

- Acetone (CH3COCH3), ethyl methyl ketone (CH3CH2COCH3) là những ketone no.

- Aldehyde, ketone đa chức trong phân tử có 2 hay nhiều nhóm carbonyl.

Ví dụ: ethanedial (O=CH-CH=O) là aldehyde đa chức.

1.2. Danh pháp

Bảng 18.1. Công thức cấu tạo và tên của một số aldehyde, ketone

 

- Tên theo danh pháp thay thế của aldehyde đơn chức mạch hở:

 

- Đánh số các nguyên tử carbon ở mạch chính bắt đầu ở nguyên tử carbon của nhóm -CHO.

 

- Tên theo danh pháp thay thế của ketone đơn chức mạch hở:

 

- Đánh số các nguyên tử carbon ở mạch chính bắt đầu từ nguyên tử carbon gần nhóm >C=O nhất.

1.3. Tính chất vật lí

– Các aldehyde, ketone có nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon có khối lượng phân tử tương đương do trong phân tử chứa nhóm carbonyl phân cực làm cho phân tử aldehyde, ketone phân cực nên có nhiệt độ sôi cao hơn.

– Ở nhiệt độ thường, các aldehyde có phân tử khối nhỏ (methanal, ethanal) ở trạng thái khí, các hợp chất carbonyl thông dụng khác ở trạng thái lỏng.

– Các aldehyde, ketone có mạch carbon ngắn tan tốt trong nước. Khi số nguyên tử carbon tăng thì độ tan của hợp chất carbonyl giảm dần.

1.4. Tính chất hoá học

 Nhóm C=O quyết định tính chất hoá học đặc trưng của aldehyde, ketone.

 

a. Phản ứng khử

– Các hợp chất carbonyl bị khử bởi các tác nhân khử như NaBH4, LiAlH4,... (kí hiệu: [H]) tạo thành các alcohol tương ứng: aldehyde bị khử tạo thành alcohol bậc I, ketone bị khử tạo thành alcohol bậc II.

Ví dụ:

 

b. Phản ứng oxi hoá aldehyde

– Aldehyde dễ bị oxi hoá bởi các tác nhân oxi hoá thông thường như: Br2/H2O, [Ag(NH3)2OH], Cu(OH)2/OH....

Oxi hoá aldehyde bởi nước bromine

– Aldehyde bị oxi hoá bởi nước bromine tạo thành carboxylic acid.

Ví dụ: CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

Oxi hoá aldehyde bởi thuốc thử Tollens

– Thuốc thử Tollens là phức chất của ion Ag+ với ammonia, có công thức [Ag(NH3)2]OH. Ion Ag+ trong thuốc thử Tollens đóng vai trò là chất oxi hoá:

Ví dụ: 

RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

– Phản ứng tạo thành lớp bạc sáng bóng bám vào bình phản ứng, vì vậy phản ứng này còn được gọi là phản ứng tráng bạc.

 Ketone không bị oxi hoá bởi thuốc thử Tollens, vì vậy có thể dùng thuốc thử Tollens để phân biệt aldehyde với ketone và các hợp chất khác.

 

Oxi hoá aldehyde bằng copper(II) hydroxide

– Aldehyde có thể bị oxi hoá bởi copper(II) hydroxide Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng tạo thành kết tủa copper(I) oxide (Cu2O) màu đỏ gạch

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) RCOONa + Cu2O +3H2O

c. Phản ứng cộng

Hợp chất carbonyl có thể tham gia phản ứng cộng với HCN vào liên kết đôi C=O.

 

Ví dụ: 

 

d. Phản ứng tạo iodoform

Các hợp chất aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl có thể phản ứng với I2 trong môi trường kiềm.

Hình 18.3. Phản ứng tạo iodoform

 

Ví dụ:

Hình 23.7. Phản ứng iodoform

 

 Phản ứng tạo sản phẩm kết tủa iodoform nên phản ứng này được gọi là phản ứng iodoform và được dùng để nhận biết các aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl.

 

1.5. Ứng dụng và điều chế

a. Ứng dụng

 

b. Điều chế

Một số hợp chất carbonyl được tổng hợp trong công nghiệp bằng phương pháp oxi hoá các hydrocarbon, oxi hoá ethylene thành acetaldehyde, oxi hoá cumene thành acetone (quy trình cumene, xem Bài 21. Phenol).

Ví dụ:

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc với phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là

A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO.

B. HOOC-CH=CH-COOH.

C. HO-CH2-CH=CH-CHO.

D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO

 

Hướng dẫn giải

nCO2 : nX = 4

⇒ Số C trong X = 4

X tác dụng với Na ⇒ có nhóm chức –OH, phản ứng tráng bạc ⇒ có nhóm –CHO, vì có nhóm -CHO nên có phản ứng cộng Br2 tỉ lện 1:1 

⇒ Chọn D

Bài 2. Tên thay thế của CH3-CH(CH3)-CH2-CHO là

A. 3-methylbutanal.   

B. 2-methylbutan-4-al.

C. isopentanal.      

D. pentanal.

 

Hướng dẫn giải

\(\overset{4}{\mathop{C}}\,{{H}_{3}}-\overset{3}{\mathop{C}}\,H\left( C{{H}_{3}} \right)-\overset{2}{\mathop{C}}\,{{H}_{2}}-\overset{1}{\mathop{C}}\,HO\): 3-methylbutanal. 

⇒ Chọn A

ADMICRO

Luyện tập Bài 18 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Học xong bài học này, em có thể:

– Nêu được khái niệm, tính chất vật lí hợp chất carbonyl (aldehyde và ketone).

– Gọi được tên theo danh pháp thay thế một số hợp chất carbonyl đơn giản (C1–C5), tên thông thường một vài hợp chất carbonyl thường gặp.

– Mô tả được đặc điểm liên kết của nhóm chức carbonyl, hình dạng phân tử của methanal, ethanal.

– Trình bày được tính chất hoá học của aldehyde; ứng dụng của hợp chất carbonyl và phương pháp điều chế acetaldehyde.

3.1. Trắc nghiệm Bài 18 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 CTST Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 18 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 CTST Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 115 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 1 trang 116 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 116 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 2 trang 117 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 3 trang 117 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 117 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 117 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 4 trang 118 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 118 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 118 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 5 trang 119 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 119 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 6 trang 119 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 7 trang 120 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 8 trang 120 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 9 trang 120 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động 1 trang 121 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 10 trang 121 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 11 trang 121 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động 2 trang 121 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hoạt động trang 122 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Thảo luận 12 trang 122 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 122 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài 1 trang 123 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài 2 trang 123 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài 3 trang 123 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài 4 trang 123 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 18 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF