OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Bài 3: Lạm phát


Với nội dung Bài 3: Lạm phát mà HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hiểu được khái niệm lạm phát, nguyên nhân và hậu quả của lạm phát, vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Đồng thời, qua bài học sẽ hình thành cho các em thái độ ủng hộ và phê phán những hành vi vi phạm chủ trường, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài giảng dưới đây! Chúc các em học tốt!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

 Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến đối với mọi quốc gia trên thế giới có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Vì vậy, Chính phủ và người dân luôn quan tâm đến việc kiểm soát, kiểm chế lạm phát để đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.

1.1. Khái niệm và các loại hình lạm phát

a. Khái niệm lạm phát:

- Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.

Biểu đồ Tốc độ tăng CPI của các năm giai đoạn 2016 – 2021 (% )

(Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, NXB Thống kê)

 

b. Các loại hình lạm phát:

Căn cứ vào mức độ lạm phát, có các loại lạm phát sau:

- Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% – dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giả cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.

- Lạm phát phi mã: Mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% – 1 000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giả một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.

- Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

1.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát:

- Chi phí sản xuất tăng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất (như: xăng, dầu, điện, nguyên liệu,...) đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường tăng gây lạm phát.

- Cầu tăng cao do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây lạm phát.

- Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành vượt quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hoá, làm cho giá cả hàng hoá leo thang gây lạm phát.

1.3. Hậu quả của lạm phát

Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội:

- Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao khiến chi phí tăng, tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái và thất nghiệp gia tăng. Giá cả các hàng hoá không ngừng tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trữ nhiều hàng hoá, tạo thêm sự khan hiếm, đẩy giá cả hàng hoá tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trường.

- Giá cả hàng hoá cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút. Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bấp bênh, gặp nhiều khó khăn. Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội......

Tuy nhiên, mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

1.4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát:

- Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường, duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức cho phép.

- Đưa ra chính sách, biện pháp, sử dụng các công cụ điều tiết để kiểm chế, đẩy lùi lạm phát như: tăng lãi suất, giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu công, hỗ trợ thu nhập cho người gặp khó khăn, tăng cường quản lí thị trường chống đầu cơ tích trữ hàng hoá, sử dụng dự trữ quốc gia để bình ổn cung – cầu, bình ổn giá trên thị trường...

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy viết bài chia sẻ cách chi tiêu hợp lí khi lạm phát tăng cao.

 

Hướng dẫn giải:

Dựa vào khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.

 

Lời giải chi tiết:

Một số cách chi tiêu hợp lí khi lạm phát tăng cao:

- Sử dụng tiết kiệm năng lượng (xăng dầu, điện, gas,…)

- Chỉ mua những hàng hóa thiết yếu, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả.

- Theo dõi sát sao các khoản chi tiêu nhằm tăng tính kỉ luật và cân đối tài chính.

- Chuyển sang sử dụng những mặt hàng thay thế có giá trị chất lượng gần tương đương nhưng giá thành rẻ hơn (ví dụ: chuyển từ việc sử dụng đồ nhập khẩu sang các thương hiệu uy tín trong nước,…).

- Tái sử dụng các đồ dùng cũ (với những món đồ không quá thiết yếu, ví dụ: đồ chơi, quần áo,…).

- Tránh giữ nhiều tiền mặt mà nên lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với tình hình (ví dụ: bất động sản, vàng,…).

- Không thực hiện hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa.

- …

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được khái niệm lạm phát, liệt kê được các loại hình lạm phát.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

- Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.

- Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiểm chế lạm phát.

- Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trường, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 2 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 2 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 16 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 17 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 17 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 18 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 18 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 3 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 3 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 mục 3 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 4 trang 20 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 4 trang 20 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 3 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF