OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Bài 4: Thất nghiệp


HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết bài giảng Bài 4: Thất nghiệp thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây để hiểu hơn về khái niệm thất nghiệp, nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp, vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

 Thất nghiệp là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Do vậy, giảm tỉ lệ thất nghiệp, bảo đảm việc làm, ổn định đời sống cho người lao động trở thành mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia.

1.1. Khái niệm và các loại hình thất nghiệp

a. Khái niệm: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.

Năm 2023: Tỷ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu là 2,28%

Năm 2023: Tỷ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu là 2,28%

 

b. Phân loại:

Thất nghiệp được phân loại như sau:

* Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:

- Thất nghiệp tự nhiên: biểu thị mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chịu, luôn tồn tại trong xã hội, bao gồm các dạng:

+ Thất nghiệp tạm thời: thất nghiệp phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống.

+ Thất nghiệp cơ cấu: thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải.

- Thất nghiệp chu kì: thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kì kinh tế. Thất nghiệp chu kì ở mức cao khi nền kinh tế suy thoái; Thất nghiệp chu kì ở mức thấp khi kinh tế phát triển, mở rộng.

* Phân loại theo tính chất:

- Thất nghiệp tự nguyện: xảy ra do người lao động không muốn làm việc do điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ.

- Thất nghiệp không tự nguyện: xảy ra khi người lao động mong muốn đi làm nhưng không thể tìm kiếm được việc làm.

1.2. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

Trong thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp:

- Nguyên nhân chủ quan: bị đuổi việc do vi phạm kỉ luật, tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có, do thiếu kĩ năng làm việc,...

- Nguyên nhân khách quan: do cơ sở sản xuất kinh doanh đóng cửa, do sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.

1.3. Hậu quả của thất nghiệp

Thất nghiệp để lại những hậu quả nặng nề đối với mỗi cá nhân, với nền kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội.

- Đối với người bị thất nghiệp: Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, khiến cho đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp: Thất nghiệp tăng cao dẫn đến nhu cầu xã hội bị giảm sút, hàng hoá và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp giảm,... nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa.

- Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp tăng gây lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, ngân sách nhà nước suy giảm,....

- Đối với chính trị – xã hội: Thất nghiệp gia tăng làm cho hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát sinh nhiều, gây ra những xáo trộn trong xã hội, trật tự xã hội không ổn định, hiện tượng lần công, bãi công, biểu tình,... tăng lên.

1.4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp và vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát, kiềm chế thất nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp:

- Thường xuyên thông tin về tinh hình thất nghiệp, từ đó dự báo, đồng thời đua ra các giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

- Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, Nhà nước sử dụng nhiều giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp như: Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động; Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển đổi sản xuất để tạo thêm việc làm cho người lao động; Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.

- Ngoài ra, Nhà nước còn thường xuyên quan tâm đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy viết bài giới thiệu một tấm gương tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp cho người lao động tại địa phương.

 

Hướng dẫn giải:

Dựa vào khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp.

 

Lời giải chi tiết:

Bài viết tham khảo:

Tấm gương khởi nghiệp của anh Lương Văn Trường - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc HTX Thanh niên Nam Đại Dương (xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định)

Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sau thu hoạch của trường Đại học Đà Lạt năm 2011, với mong muốn ứng dụng kiến thức của bản thân giúp đỡ bà con nông dân, anh Lương Văn Trường đã tham gia Dự án quốc gia 600 Phó Chủ tịch xã trẻ giai đoạn từ năm 2012 - 2016; được nhận nhiệm vụ phụ trách nông lâm nghiệp tại xã Lử Thẩn, huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai).

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, năm 2017, anh Trường quyết định trở về quê hương tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Đinh để lập nghiệp. Nhận thấy ở Nam Định có lợi thế rất nhiều trong thâm canh cây lúa nhưng lại không có sản phẩm, thương hiệu nào thực sự nổi bật; trong khi diện tích đất trồng nông nghiệp bị bỏ hoang nhiều do người dân bỏ đồng ruộng vào nhà máy làm việc để có thu nhập cao hơn,… anh Trường quyết định tập trung sản xuất để đưa ra sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu gạo Nam Định.

Được sự tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền xã Tân Thịnh (huyện Nam Trực), anh Trường đã thuê lại 7 ha đất nông nghiệp thành lập “Nông trại Cờ Đỏ” để sản xuất cánh đồng mẫu lớn. Trong quá trình sản xuất quy mô lớn, ban đầu anh đã gặp rất nhiều khó khăn. Có thời điểm toàn bộ diện tích lúa bị mất trắng do mưa nhiều, không kịp tiêu thoát nước, gieo giống xong lại mưa, nên giống chết; ngâm hạt giống để gieo tiếp thì nước chưa rút, giống lại thối. Anh Trường mất trắng 4-5 tấn thóc giống, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Nhưng cũng từ thất bại đó, anh đã tìm cách xử lý kéo dài thời gian bảo quản hạt giống và cho ra đời quy trình sản xuất hạt giống lúa đã nảy mầm sẵn. Quy trình do anh Trường sáng tạo ra đã được Chứng nhận quyền tác giả số 10205/2020/QTG; được chấp nhận đơn đăng ký sáng chế vào tháng 2/2021.

Sản phẩm hạt giống nảy mầm sẵn của anh Trường được các tập đoàn sản xuất lúa giống hàng đầu tại Việt Nam liên hệ hợp tác. Từ công nghệ sản xuất này, anh đã nảy ra ý tưởng sản xuất gạo mầm tươi với giá trị dinh dưỡng cao. Với những lợi ích vượt trội đối với sức khỏe người tiêu dùng, sản phẩm gạo mầm tươi của Nông trại Cờ Đỏ khi đưa ra thị trường đã được đông đảo người tiêu dùng tiếp nhận.

Từ một nông trại đơn lẻ, đến giữa năm 2021, anh Trường đã liên kết, tập hợp những người cùng chí hướng, cùng đam mê thành lập Hợp tác xã (HTX) Thanh niên Nam Đại Dương với 7 thành viên, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất với diện tích lên đến 40 ha tại các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Mỹ Lộc và Vụ Bản. Năm 2021, doanh thu của HTX Thanh niên Nam Đại Dương lên tới 3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 50 - 70 lao động tại địa phương.

Chia sẻ về chặng đường lập nghiệp của bản thân, anh Trường cho biết: “HTX Thanh niên Nam Đại Dương được thành lập từ đầu năm 2021, giữa lúc đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó khăn trăm bề. Với tinh thần “Thanh niên Nam Định vươn ra biển lớn” như ý nghĩa trong cái tên HTX, chúng tôi đã cùng nhau vượt qua thách thức, đón các cơ hội từ khó khăn và sẽ đưa công nghệ ra thế giới”.

Những nỗ lực vượt khó khởi nghiệp thành công của anh Trường đã được ghi nhận, năm 2020, anh Trường được Trung ương Đoàn trao tặng Bằng khen “Đoàn viên thanh niên có công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu toàn quốc”; năm 2021 được lọt vào top 21 đội thi xuất sắc nhất của cuộc thi “Thanh niên sáng tạo vì biến đổi khí hậu 2021” do Trung ương Đoàn chứng nhận; đạt giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Nam Định do Hội liên hiệp Khoa học Kỹ thuật tỉnh Nam Định tổ chức. Sản phẩm của anh trong năm 2021 tiếp tục lọt top 10 cuộc thi khởi nghiệp quốc gia 2021, trở thành Đại sứ chương trình: Dự án phát triển xã hội bền vững SEF 2021, đạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp thanh niên nông thôn với dự án “Nông trại Cờ Đỏ” do Trung ương Đoàn tổ chức và vinh dự đạt giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc 2021.

Thí sinh Lương Văn Trường giành giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021

Thí sinh Lương Văn Trường giành giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021

Trong thời gian tới, anh Lương Văn Trường cùng HTX Thanh niên Nam Đại Dương sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cải tiến, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, chống thoái hoá đất sản xuất và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, HTX sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng sản xuất, phấn đấu xuất khẩu gạo mầm tươi và công nghệ hạt giống nảy mầm sẵn ra thị trường nước ngoài, góp phần khẳng định giá trị nông sản và công nghệ nông nghiệp của Việt Nam trên thế giới.

ADMICRO

Luyện tập Bài 4 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được khái niệm thất nghiệp, liệt kê được các loại hình thất nghiệp.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.

- Mô tả được hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội.

- Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiểm chế thất nghiệp.

- Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiểm chế thất nghiệp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 2 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 2 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 22 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 1 trang 23 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 1 trang 23 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 24 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 24 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi mục 3 trang 25 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi mục 4 trang 27 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 27 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 28 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 28 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng trang 28 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 4 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF