OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 11 Cánh Diều Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo


Với mong muốn giúp các em đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn; HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo thuộc sách Cánh diều dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều tiết học bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

 Việt Nam là một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo cùng sinh sống. Các dân tộc, tôn giáo trên đất nước ta đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng và bao vệ Tổ quốc.

1.1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

a. Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

- Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cụ thể:

+ Về chính trị: Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước.

+ Về kinh tế: Các dân tộc có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế.

+ Về văn hoá, giáo dục: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán, giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục.

- Mỗi dân tộc thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật, đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các dân tộc khác, giúp đỡ các dân tộc khác cùng phát triển, cùng xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam trong lĩnh vực chính trị

Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam trong lĩnh vực chính trị

 

b. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

- Góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc.

- Củng cố, phát huy truyền thống dân tộc.

1.2. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

a. Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí.

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện ở những phương diện sau:

+ Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, chấp hành pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

+ Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận được bình đẳng trong hoạt động tôn giáo; sở hữu tài sản hợp pháp; thực hiện quan hệ đối ngoại;... theo quy định của pháp luật.

+ Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc.

- Mọi công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau như:

+ Tôn trọng lễ hội, lễ nghi, nơi thờ tự của các tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Không bài xích, chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa những người có tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau,...

+ Khi tham gia các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt 29 chức sắc, chức việc đại diện cho 17 tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (tháng 3/2018)

Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt 29 chức sắc, chức việc đại diện cho 17 tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (tháng 3/2018)

 

b. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo góp phần:

- Phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo.

- Là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy nêu những việc làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (nêu rõ những việc nên làm, những việc không nên làm).

 

Lời giải chi tiết:

Những việc nên làm: Tìm hiểu về văn hoá, lịch sử, tôn giáo và phong tục tập quán của các dân tộc và tôn giáo khác nhau giúp các em hiểu và trân trọng sự đa dạng văn hoá của các cộng đồng, đồng thời tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt giữa các dân tộc và tôn giáo.

Những việc không nên làm: Phân biệt đối xử hoặc kì thị những người thuộc dân tộc, tôn giáo khác; lan truyền thông tin sai lệch mang tính kích động gây chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo, đây là hành vi vi phạm pháp luật có thể gây hậu quả xấu.

ADMICRO

Luyện tập Bài 12 GDKT & PL 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

- Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội.

- Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.

- Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 7 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 7 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 12 GDKT & PL 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF