OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 11 Cánh Diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật


Mở đầu Chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân, HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thuộc sách Cánh diều dưới đây. Nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp chi tiết, sinh động sẽ giúp các em hình thành ý thức thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

 Bình đăng trước pháp luật là quyền cơ bản của công dân, được quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013 và trong các luật liên quan; Hiến pháp được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

1.1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:

+ Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

+ Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

- Công dân bình đẳng về quyền: Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền sở hữu tài sản; quyền tự do kinh doanh, quyền học tập, quyền được đảm bảo an sinh xã hội,...

- Công dân bình đẳng về nghĩa vụ như: tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,...

- Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt, đối xử bởi lí do dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Pháp luật không thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của bất kì đối tượng, tầng lớp nào.

- Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu lại tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng và hoàn cảnh của mỗi người.

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân

1.2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo,...

- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người lãnh đạo cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.

1.3. Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội

- Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật, được thực hiện trong thực tế.

- Quyền bình đẳng trước pháp luật tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy đủ và toàn diện, trên cơ sở đó có điều kiện và khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật.

- Quyền bình đẳng trước pháp luật tạo ra sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.

Quyền bình đẳng phát triển giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục

Quyền bình đẳng phát triển giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục

ADMICRO

Bài tập minh họa

Em hãy xử lí tình huống sau:

Tình huống. Trong đợt kiểm tra một số cửa hàng thuốc tân dược, Thanh tra Y tế tỉnh H phát hiện hai quầy thuốc của chị C và chị D có một số sai phạm. Cụ thể: Cửa hàng của chị C có một số thuốc trong đó cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bao bì không đúng hồ sơ đăng kí; còn cửa hàng của chị D thì thay đổi, sửa chữa hạn dùng ghi trên nhãn hiệu của một số thuốc tân dược. Theo vi phạm này, mức xử phạt vi phạm của mỗi cửa hàng sẽ là từ 10 triệu đến 30 triệu đồng. Nhưng Thanh tra chỉ ra quyết định xử phạt chị D, còn chị C được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen giúp đỡ.

Câu hỏi:

- Em nhận xét thế nào về việc xử phạt của Thanh tra y tế trong tình huống trên?

- Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C gây ra hậu quả gì cho công dân và xã hội?

 

Lời giải chi tiết:

- Hành vi xử phạt của Thanh tra y tế là thể hiện không đúng về quyền bình đăng của công dân về trách nhiệm pháp lí.

- Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, tạo tiền lệ xấu cho việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và công dân.

ADMICRO

Luyện tập Bài 10 GDKT & PL 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp II).

- Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội.

- Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong các tình huống đơn giản, cụ thể của đời sống thực tiễn.

- Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 7 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 7 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 10 GDKT & PL 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF