OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 11 Cánh Diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội


Dưới đây là nội dung bài giảng Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội thuộc sách Cánh diều do HỌC247 biên soạn và tổng hợp. Với nội dung bài giảng sinh động, dễ hiểu sẽ giúp các em đánh giá được các hành vi vi phạm bình đẳng giới trong các tình huống đơn giản, cụ thể của đời sống thực tiễn, đồng thời hình thành ý thức thực hiện được quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

 Đấu tranh cho nam nữ bình quyền, giải phóng phụ nữ luôn gắn liền với các cuộc cách mạng xã hội, là thước đo trình độ phát triển, tiến bộ của xã hội. Ở Việt Nam, thực hiện bình đẳng giới là chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước.

1.1. Ý nghĩa của bình đẳng giới

- Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

- Bình đẳng giới tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

- Bình đẳng giới góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững; là mục tiêu và thước đo sự tiến bộ của một xã hội.

Xã hội bình đẳng giới là một xã hội hạnh phúc

Xã hội bình đẳng giới là một xã hội hạnh phúc

1.2. Pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực

a. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:

Để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, pháp luật nước ta quy định:

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức.

- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

 

b. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động:

Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động bao gồm:

- Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

- Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội được làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm.

Bình đẳng về quyền của người lao động

Bình đẳng giới trong lĩnh lực kinh tế, lao động

 

c. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học công nghệ:

Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học và công nghệ, bao gồm:

- Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ; tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát minh, sáng chế.

- Nam, nữ được bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao; bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế; bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

 

d. Pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình:

Để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, pháp luật nước ta quy định:

- Trong gia đình, vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

- Các thành viên nam, nữ trong gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam: Thế hệ trước “nuôi dưỡng” tư tưởng thế hệ sau

Bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam: Thế hệ trước “nuôi dưỡng” tư tưởng thế hệ sau

1.3. Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới

- Nhà nước ban hành chính sách để bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và hưởng thụ thành quả của sự phát triển. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

- Gia đình tạo điều kiện để các thành viên chia sẻ hợp lý công việc gia đình, đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

- Công dân nam, nữ có trách nhiệm:

+ Học tập pháp luật về bình đẳng giới để nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới;

+ Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện hành vi đúng mực về bình đẳng giới.

+ Phê phán, đấu tranh với những định kiến giới, những hành vi phân biệt đối xử trên cơ sở giới ở nhà trường, gia đình và cộng đồng;

+ Vận động, thuyết phục người khác thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Em hãy nêu những việc làm thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (nêu rõ những việc nên làm, những việc không nên làm).

 

Lời giải chi tiết:

- Việc nên làm:

+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

+ Vợ, chồng yêu thương, tôn trọng và cùng giúp đỡ nhau thực hiện các công việc trong gia đình.

+ Cha mẹ yêu thương, tôn trọng và không phân biệt đối xử giữa con trai - con gái.

- Việc không nên làm:

+ Phân biệt đối xử giữa con trai - con gái.

+ Vợ/ chồng tự ý quyết định các vấn đề/ công việc chung trong gia đình.

+ …

ADMICRO

Luyện tập Bài 11 GDKT & PL 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực.

- Nhận biết được ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội.

- Đánh giá được các hành vi vi phạm bình đẳng giới trong các tình huống đơn giản, cụ thể của đời sống thực tiễn.

- Thực hiện được quy định của pháp luật về bình đẳng giới.

3.1. Trắc nghiệm Bài 11 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 7 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 11 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 7 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 11 GDKT & PL 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF